Cân đo ngân sách và lãi suất
Lãi suất huy động kỳ hạn dài được nhiều NHTM chạy đua đẩy lên cao trong những ngày qua, nhiều nhà băng sẵn sàng huy động sát mức 8,4%/năm kỳ hạn 13 tháng trở lên. Có thể các NH đang đón đầu dự thảo Thông tư 36 sửa đổi để cơ cấu lại nguồn vốn trung-dài hạn, nhưng điều này khiến lãi suất cho vay thêm mất cơ hội giảm xuống. Trao đổi với báo, TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia kinh tế, cho biết khó kỳ vọng lãi suất sẽ hạ trong năm nay.
PHÓNG VIÊN: – Thưa TS., lãi suất huy động liên tục tăng trong những ngày qua, diễn biến trên xuất phát từ nguyên nhân nào?
TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU: – Đúng là đang có một số NH đua tăng lãi suất huy động. Diễn biến này có nhiều nguyên nhân, trước hết là các NH muốn hút lượng vốn dồi dào sau Tết Nguyên đán trong dân cư. Tức trước tết các khoản lương, thưởng, chi tiêu, tiền mặt lưu thông bên ngoài rất lớn, sau tết số tiền này chảy lại NH. Với những NH dù chưa sử dụng họ vẫn cần nguồn vốn huy động để có thể bảo đảm tốt cho hoạt động tín dụng trong tương lai, thành ra khi có cơ hội các NH tìm cách hút dòng vốn này và đặc biệt trong bối cảnh nhiều NH đang cần thu hút vốn để tăng trưởng tín dụng. Và khi tín dụng tăng trưởng, hiện tượng các NH cần phải bổ sung nguồn vốn huy động để giữ tỷ lệ thanh khoản.
Việc Chính phủ cấp tập hút hơn 160.000 tỷ đồng qua kênh TPCP trong quý IV-2015, trong khi các NHTM là “khách mua” chiếm tỷ lệ đến 85% trong năm 2015, nên thanh khoản của các NH gặp khó khăn. Điều này thể hiện qua việc lãi suất liên NH tăng ở các kỳ hạn từ mức 1,5%/năm lên hơn 5%/năm trong 4 tháng gần đây, là mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Hệ quả tất yếu, các NH buộc phải tăng lãi suất huy động từ thời điểm cận Tết Nguyên đán, thường là thời điểm nhu cầu vốn trong hệ thống NH tăng lên.
Ngoài ra, thời gian qua NH đổ tín dụng vào bất động sản gia tăng, vì thị trường này có dấu hiệu phục hồi trở thành lĩnh vực cho vay hấp dẫn, do đó họ cũng cần nguồn thanh khoản tốt để cân bằng bảng cân đối tài sản. Trên nguyên tắc, các NH có một tỷ lệ giữa cho vay và huy động là 80%, thế nhưng nhiều NH, nhất là những NH quốc doanh, tỷ lệ này có lúc lên đến hơn 90% hoặc tiệm cận với 100%. Do đó các NH buộc phải tăng huy động để hút nguồn tiền gửi nhằm giảm tỷ lệ này xuống đảm bảo an toàn và đúng quy định Luật pháp.
- Lãi suất huy động tăng nhưng chỉ áp dụng cho kỳ hạn dài và đối tượng là khách VIP với số tiền gửi rất lớn, nên đa số người gửi tiền sẽ không được hưởng nhưng người vay sẽ gánh. Bởi do mỗi lần điều chỉnh lãi suất thường được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên cộng với biên độ nhất định. Quan điểm về vốn của TS. như thế nào?
- Thực sự ra các NH đang tăng lãi suất trung và dài hạn là chủ yếu. Bởi Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 sẽ đi vào vận hành giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống còn 40%. Do đó các NH cũng muốn tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn nên họ đẩy lãi suất lên cao để hấp thụ dòng vốn hiện nay. Trong trường hợp này người dân có tiền gửi trung và dài hạn sẽ được hưởng lợi. Dù vậy, mặt bất lợi là lãi suất cho vay có thể bị đẩy lên cao hơn mặt bằng hiện nay, gây bất lợi nhiều cho các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Thưa TS., ngay từ đầu năm tình hình lãi suất đã có nhiều dấu hiệu “ nóng”, vậy diễn biến của thị trường này đến cuối năm được dự báo như thế nào?
- Triển vọng lãi suất cho vạy hạ xuống là rất thấp. Dĩ nhiên không có gì là không thể xảy ra nếu như NH Nhà nước (NHNN) đẩy nguồn thanh khoản rất lớn vào hệ thống NH để đẩy chi phí giá vốn xuống. Tuy nhiên làm vậy sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, thành ra NHNN cũng không đẩy một lượng lớn vốn vào lưu thông. Thế nhưng, nếu NHNN muốn hạ lãi suất xuống chắc chắn phải đưa một lượng tiền vào lưu thông để tạo thanh khoản. Còn vấn đề chính của việc lãi suất là muốn hạ phải hạ lãi suất của trái phiếu chính phủ (TPCP). Trong khi đó, hiện nay Chính phủ cần phải cân đối ngân sách đang bị hụt thu, đặc biệt là hụt thu về dầu rất lớn, bên cạnh còn hụt thu về thuế đã ảnh hưởng lớn đến sự cân đối của ngân sách quốc gia. Điều này khiến cho Chính phủ phải phát hành trái phiếu mà tại thời điểm này muốn phát hành thành công lãi suất phải cao. Do đó nếu mặt bằng lãi suất TPCP cao thì không thể nào trông đợi vào mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 và thị trường 2 xuống thấp được. TPCP có số rủi ro bằng 0 mà lãi suất đã từ 5%/năm trở lên làm sao lãi suất các NH có thể thấp hơn mức đó được. Do đó, việc hạ lãi suất TPCP là điều rất khó, nên khó có thể kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ hạ trong thời gian tới.
- Chính sách lãi suất âm không xa lạ trên thị trường thế giới. Chính sách này được xem như một khoản đánh thuế vào hệ thống tài chính với kỳ vọng các NH sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay. Theo TS. chính sách lãi suất âm có áp dụng được ở thị trường tài chính Việt Nam?
- Việt Nam không thể có lãi suất âm trừ khi lãi suất âm cho đồng USD. Lãi suất âm cho đồng USD sẽ xảy ra nếu NHNN tiếp tục có những biện pháp mạnh để chống đô la hóa. Hiện tại số tiền gửi USD tại hệ thống NH hầu như không bị suy chuyển nhiều từ khi NH hạ lãi suất về 0%. Rất nhiều người giữ USD trong tài khoản NH với mục đích thanh toán chứ không phải với mục đích tiết kiệm, do đó giảm về 0% cũng không có tác động nhiều. Trong tương lai, nếu NHNN có thể sẽ tiếp tục đánh thêm đòn nữa vào USD bằng cách đưa ra lãi suất âm, có nghĩa người gửi tiền sẽ phải đổi ra tiền đồng hoặc phải trả phí để không khuyến khích việc giữ USD trong tài khoản.
Còn về tiền đồng, như đã nói lãi suất TPCP cao thì không cách nào đưa lãi suất tiền đồng xuống thấp được, chứ đừng nói đến việc bằng 0 hay âm. Tại nhiều quốc gia người ta khuyến khích đến việc tiêu dùng và cho vay, thành ra lãi suất âm là người dân phải chịu chi phí khi gửi NH. Còn tại Việt Nam làm sao có chuyện đó trong khi lãi suất TPCP vẫn cao. Nếu chính sách lãi suất âm được áp dụng ở Việt Nam có thể sẽ khiến lượng vốn đó đi vào TPCP, chứng khoán có lời, hoặc vào lĩnh vực bất động sản, hoặc đẩy ngược trở lại vào đồng USD. Hiện nay, chênh lệch lãi suất tiền đồng với USD khoảng 7%/năm được duy trì để người dân không rút tiền ra để đổi USD, nên nếu rút lãi suất tiền đồng xuống 0% hoặc âm chắc chắn một số người sẽ mua USD chợ đen để tích trữ, điều này đi ngược lại với chính sách tiền tệ.
Video đang HOT
Thêm vào đó, hiện tại mức chênh lệch giữa lãi suất tiền đồng và USD tăng lên cao so với trước đây kể từ khi lãi suất gửi USD về 0%. Chính vì thế, để người dân không rút tiền đồng đổi sang USD để găm giữ, các NH cũng có động thái tăng lãi suất lên để giữ mức hấp dẫn tiền đồng. Thực tế Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) có kế hoạch tăng lãi suất USD không phải là yếu tố duy nhất tác động đến tỷ giá, mà còn nhiều yếu tố khác như nếu đồng NDT tiếp tục xuống giá và Việt Nam tiếp tục nhập siêu.
- Xin cảm ơn TS.
Theo Sài Gòn Đầu Tư
VEPR khuyến nghị tăng trưởng tín dụng 2016 là quá cao và nên bỏ trần lãi suất
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2016 đạt 18% là quá cao và nên điều chỉnh xuống ở mức 12 - 15%. Cùng với đó, là việc bỏ trần lãi suất huy động để thị trường có thể linh hoạt tự điều chỉnh...
Nguồn: NHNN, VEPR
Trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV/2015 mới công bố, VEPR khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài dẫn tới hình thành bong bóng tài sản.
"Chúng tôi cho rằng mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2016 là quá cao, trong bối cảnh lạm phát nhiều khả năng sẽ quay trở lại, do đó đề xuất xem xét mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2016 ở mức 12 - 15% và thực hiện các biện pháp mang tính thị trường định hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất. Cụ thể có thể xem xét điều chỉnh tăng hệ số dự phòng chung, hệ số rỉ ro với các khoản cho vay lĩnh vực không ưu tiên", VEPR khuyến nghị.
Lo bong bóng bất động sản
VEPR cũng dự báo mặt bằng lãi suất huy động - cho vay nhiều khả năng sẽ chịu áp lực lớn nếu lạm phát tăng lên trong năm 2016.
"Chúng tôi cho rằng cần sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động, hoặc chỉ áp dụng trần lãi suất với các kỳ hạn huy động rất ngắn (dưới 1 tháng) để thị trường có thể linh hoạt tự điều chỉnh, cân đối cung cầu về vốn", VEPR khuyến nghị.
Điều khiến VEPR lo ngại đó là việc tăng trưởng tín dụng cao có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường bất động sản. Số liệu từ các dự án đang triển khai cho thấy có trung bình khoảng 7000 căn hộ/quý sẽ được bổ sung vào nguồn cung sơ cấp tại Hà Nội và 5000 căn hộ/quý tại TP.HCM.
"Nếu tiếp tục duy trì được tỷ lệ hấp thụ cao như nửa cuối năm 2015, thị trường bất động sản có thể tương đối cân bằng về quan hệ cung cầu trong năm 2016. Tuy nhiên, sự bền vững của thị trường bất động sản có thể bị ảnh hưởng nếu chính sách tiền tệ - tín dụng không được định hướng đúng", VEPR phân tích.
Số liệu ba quý đầu năm 2015 cho thấy tín dụng bất động sản tăng 14,59%, cao hơn đang kể mức tăng tổng tín dụng và cùng kỳ những năm trước. Điều này gây những lo ngại về khả năng tiềm ẩn hình thành bong bóng tài sản mới trong tương lai.
Bên cạnh đó, do những đặc thù về tài sản bảo đảm và khả năng cho vay theo món lớn một cách thuận lớn, các NHTM thường có xu hướng ưu tiền phát triển tín dụng bất động sản hơn cho vay sản xuất kinh doanh thông thường.
"Do đó, cơ quan điều hành cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản và định hướng dòng vốn vào khu vực tao ra tiến bộ vể năng suất cao hơn cho nền kinh tế", VEPR khuyến nghị.
Lạm phát sẽ lên mức 4 - 5%
Một nỗi lo nữa của VEPR, đó là lạm phát. Theo VEPR, cầu tín dụng năm 2015 tăng cao hơn so với năm 2014 và tương đối ổn định trong các tháng cuối năm. Tổng dư nợ tín dụng tính đến 18/12/2015 đã tăng 15,02% so với đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng trong quý IV/2015 tiếp tục dưới mức tăng trưởng huy động, chênh lệch luôn ở mức 3,5% - 3,7%. Điều này tạo ra sức ép không nhỏ lên mặt bằng lãi suất huy động trong nước.
Theo thống kê NHNN, có 11 ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy các kỳ hạn từ 0,1 - 0,5%/năm trong tháng 12. Trong khi tín dụng tăng trưởng nhanh, GDP danh nghĩa năm 2015 chỉ tăng 6,48%, thấp hơn nhiều mức tăng 2 chữ số các năm trước. việc đẩy mạnh tín dụng vượt xa mức tăng trưởng GDP danh nghĩa đang tạo ra những rủi ro mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Nguồn NHNN, IFS, VEPR
"Chúng tôi cho rằng nền kinh tế đang có nhiều nét tương đồng với thời điểm 2009 khi lạm phát thấp và nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục sau suy thoái nhờ các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy lạm phát ở mức thấp có thể nhanh chóng đổi chiều nếu cung tiền không được kiểm soát chặt chẽ", VEPR phân tích.
VEPR phân tích lạm phát bình quân cả năm 2015 chỉ ở mức 0,63%. Tuy nhiên, sau khi loại trừ các mặt hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do nhà nước quản lý khỏi rổ hàng hóa, lạm phát lõi của Việt Nam tăng 2,05% trong năm 2015.
"Chúng tôi cho rằng mức lạm phát lõi của Việt Nam tăng 2,05 trong năm 2015. Đây là mức lạm phát tương đối phù hợp và cần được duy trì để giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, từ đó giúp cho mặt bằng lãi suất ổn định, tạo thuận lớn cho quá trình hồi phục kinh tế", VEPR nhận định.
Mặc dù vậy, VEPR cho rằng có bốn lý do khiến lạm phát có thể đứng trước những biến động mạnh hơn trong năm 2016. Thứ nhất, giá năng lượng và nhiều loại hàng hóa đã ở mức thấp kỷ lục và có khả năng sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ.
Thứ hai, hiện tưởng thời tiết ElNino đang tác động khiến giá cao hơn trong năm 2016. Lưu ý quyền số của nhóm hàng lương thực sẽ được điều chỉnh giảm giai đoạn 2016 - 2020 dù vẫn giữ một tỷ trọng cao.
Thứ ba, khả năng tăng giá các nhóm hàng do nhà nước quản lý bao gồm điện, dịch vụ y tế và giáo dục trong năm 2016 là lớn.
"Thứ tư, tốc độ tăng cung tiền vượt xa GDP danh nghĩa đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá. Chúng tôi cho rằng lạm phát năm 2016 sẽ ở mức 4 - 5%", VEPR dự báo.
Tỷ giá có thể biến động 3 - 4%
VEPR cho rằng thị trường ngoại hối trong năm 2016 tiềm ẩn những yếu tố rủi ro ngoại sinh, đáng kể nhất là nguy cơ khủng hoảng phát sinh từ các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên các yếu tố quan trọng hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá đều tương đối tích cực. Trung Quốc đang ghi nhận những tín hiệu tương đối tích cực từ khu vực tiêu dụng và dịch vụ, sẽ có nhiều động lực kiểm soát biên độ mất giá của đồng Nhân dân tệ ở mức vừa phải, dưới 5%.
Nguồn: VEPR
FED đang trong quá trình tăng lãi suất kiến động USD mạnh lên sẽ gây sức ép lên tỷ giá trong nước. Chỉ số USD tháng 12 đạt mức 99,39, cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây và vẫn đang trong xu hướng tăng. Với việc FED chưa thực hiện giảm quy mô tài sản nắm giữ, thanh khoản tại các thị trường đang phát triển chưa bị ảnh hưởng thật sự mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư vào nội địa đang có dấu hiệu khả quan sau khi đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hoàn thành và làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ.
"Chúng tôi kỳ vọng tỷ giá sẽ không chứng kiến những cú sốc lớn nhu trong năm 2015, biến động khoảng 3 - 4% trong năm 2016", VEPR dự báo.
Theo Bizlive
Áp lực giữ ổn định lãi suất cho vay Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng lãi suất huy động tăng chưa tạo áp lực đến lãi suất cho vay nhưng cũng cho thấy khả năng giảm lãi suất khó có cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với NHNN trong việc làm sao giữ lãi suất cho vay không tăng trong thời gian tới. Một số NH...