Căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam ảnh hưởng nặng đến cân bằng trên Biển Đông
Với sự hiện diện của 3 tàu ngầm tấn công lớn Jin – Type 094, TQ đang ngày càng có thái độ thù địch với các quốc gia trong khu vực.
Trong một bài bình luận gần đây của mình, biên tập viên báo Bloomberg – David Tweed nói rằng việc Trung Quốc tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng các căn cứ chứa tàu ngầm dạng hang gần đảo Hải Nam (cực Nam TQ) sẽ giúp hải quân của nước này mở rộng rất lớn ảnh hưởng cũng như ảnh hưởng nặng đến cân bằng sức mạnh trên Biển Đông.
David Tweed cho biết hạm đội các tàu ngầm điện, diesel và tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc bố trí trên khu vực Biển Đông, Hoa Đông đã phản ánh rõ nét nhất mục đích của ông Tập Cận Bình trong việc củng bố các tuyên bố, yêu sách lãnh thổ (vô lý) của Bắc Kinh tại các vùng biển ở phía Bắc (Hoa Đông) và phía Nam (Biển Đông) lãnh thổ.
Không chỉ có vậy, thông qua việc triển khai, phô diễn sức mạnh cơ bắp của mình Trung Quốc cũng thể hiện rõ ràng rằng nước này sẽ tiến hành các chiến dịch để đảm bảo các tuyến đường kết nối trên biển luôn thông suốt, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa TQ và các nước láng giềng của mình đang gia tăng mạnh thời gian gần đây.
David Tweed nhận định rằng để ngăn chặn khả năng bị máy bay trinh sát của Mỹ phát hiện và truy lùng mỗi khi xuất hiện, Trung Quốc đã tiến hành thiết kế và xây dựng các hang ngầm chứa tàu chiến ngầm bê dưới bề mặt căn cứ ở Hải Nam.
Video đang HOT
Tại khu vực Biển Đông, đảo Hải Nam trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ căng thẳng của nước này với Việt Nam, Philippines và Mỹ đang gia tăng.
Trong khi trước đây TQ tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạnh và nhiều nhất cho Vịnh Tam Á thì nay vịnh Á Long ở phía Tây cũng đang trong quá trình đầu tư, xây dựng nở rộ.
Theo ông Felix Chang – một trong những học giả nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại ở Philadelphia, Mỹ, tại khu vực phía Bắc đảo Hải Nam đã xuất hiện thêm một căn cứ tàu nổi với hai kết cấu móng tàu có thể được dùng để neo đậu tàu sân bay.
Felix Chang cho rằng rất có thể TQ đã bố trí xong một căn cứ ẩn náu cho các tàu ngầm hạt nhân ở khu vực này bởi có bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của 4 cầu tàu, công trình thiết kế để neo đầu cho khoảng 8 chiếc tàu ngầm.
Gần khu vực xuất hiện các cầu tàu dùng neo đậu tàu ngầm cũng đã xuất hiện các công trịnh dạng ống có đường kính rộng 16 mét kéo dài đến các hang sâu được thiết kế dưới các quả nói đất.
Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, trong số 5 tàu ngầm hạt nhân của TQ hiện nay có khoảng 3 chiếc có khả năng mang và phóng tên lửa đạn đạo JL-2. Hiện TQ được cho là đã và sẽ biên chế khoảng 5 chiếc nữa như vậy cho lực lượng hải quân.
Từ cuối Chiến tranh thế giới lần II và khi thành lập nước Trung Hoa đến nay, Hải Nam được xem là căn cứ tàu ngầm lớn nhất của Hải quân TQ.
Với sự hiện diện của 3 tàu ngầm tấn công lớn Jin – Type 094, TQ đang ngày càng có thái độ thù địch với các quốc gia trong khu vực.
Theo Giáo Dục
"Khả năng hạt nhân của Trung Quốc còn thua xa Mỹ, Nga"
Khả năng hạt nhân của quân đội Trung Quốc vẫn còn thua xa Nga và Mỹ, bất chấp những tiết lộ của Bắc Kinh gần đây về tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41, một chuyên gia của Mỹ nhận định.
Tàu ngầm Type 094 có khả năng mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Giáo sư Robert Farley từ Trường thương mại quốc tế và ngoại giao Patterson thuộc Đại học Kentucky đã đưa ra các bình luận trên trong một bài viết trên tờ National Interest tại Washington.
"Trong thập niên qua, Trung Quốc đã nỗ lực hiện đại hóa các hệ thống phóng hạt nhân, cả trên bộ lẫn trên biển. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc và 2 siêu cường Nga-Mỹ, mặc dù các khả năng của Trung Quốc vẫn còn kém xa", ông Farley nói.
Quân đoàn pháo binh số 2, lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, phụ thuộc hoàn toàn vào tên lửa cũ kỹ DF-5 trong nhiều thập niên qua, vì vậy các tên lửa DF-31A và DF-41 là một sự tiến triển và hiện đại hóa quan trọng trong khả năng răn đe của Trung Quốc.
Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ có khả năng tấn công thứ 2 một khi đưa tên lửa DF-41 đi vào hoạt động. Điều này sẽ dẫn tới một sự thay đổi quan trọng đối với cách thức Trung Quốc nhận định về kho vũ khí hạt nhân của nước này. Sự phát triển của tàu ngầm Type 094 lớp được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ giúp thay đổi cán cân hạt nhân giữa Trung Quốc và Mỹ.
Mặc dù thừa nhận rằng tàu ngầm tên lửa đạn đạo với khả năng tấn công hạt nhân đã giúp gia tăng đáng kể tầm với của lực lượng răn đe hạt nhân Trung Quốc, nhưng ông Farley cho hay điều đó vẫn chưa phải là một mối đe dọa thực tế đối với đất liền nước Mỹ, do các tên lửa chưa có đủ tầm xa và tàu ngầm thiếu khả năng tàng hình.
Tuy nhiên, giáo sư Farley nói thêm rằng Trung Quốc tự do hơn Mỹ và Nga trong việc thăm dò các giới hạn kỹ thuật của tên lửa đạn đạo và hành trình, vì Bắc Kinh không ký kết bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào.
Ông Farley cũng nhận định rằng, sự phát triển của một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có thể buộc Trung Quốc phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn nhằm gia tăng khả năng tấn công hạt nhân.
"Nếu Trung Quốc thật sự muốn cung cấp cho Quân đoàn pháo binh số 2 các tên lửa đạn đạo liên lục địa mới với số lượng đáng kể, rất khó tưởng tượng một kịch bản trong đó một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ có thể đe dọa đánh bại hoàn toàn sự răn đe của Trung Quốc", giáo sư Farley nói.
An Bình
Theo Dantri/NI
TQ chế tạo một loạt tàu ngầm tấn công thế hệ mới Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc có số lượng lớn nhưng tính năng lại không ưu việt như tàu ngầm Kilo. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang rất căng thẳng và Nhật Bản vừa mới thay đổi cách giải thích hiến pháp để có thể đưa quân ra nước ngoài thực hiện quyền phòng vệ tập thể, các quan sát...