Căn cứ quân sự đảo Guam của Mỹ có vũ khí gì?
Toàn bộ binh sĩ và vũ khí trên đảo Guam được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nếu xung đột với Triều Tiên leo thang không kiểm soát.
Bộ 3 ném bom hủy diệt của Mỹ.
Ngày 13.8, phóng viên tờ Daily Mail của Anh là những nhà báo đầu tiên được phép tiếp cận hai căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở đảo Guam trong lúc khu vực leo thang. Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra khiến căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân đảo Guam luôn trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu”.
3 máy bay ném bom hủy diệt xuất hiện ở đảo Guam tháng 8.2016.
Nằm cách Triều Tiên 3.400 km, đảo Guam là một hòn đảo quan trọng giúp Mỹ kiểm soát một phần Thái Bình Dương. Nơi đây có rất nhiều vũ khí tối tân để Mỹ có thể áp đặt sức mạnh của mình.
Hiện tại, số quân trên đảo Guam là khoảng 6.000 tới 7.000 lính và được đặt trong tình trạng chiến đấu cao. Cách đây ít ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cho Triều Tiên nếm trải “hỏa lực và sự thịnh nộ chưa từng có”.
Máy bay ném bom B-52.
Đáng chú ý nhất ở đảo Guam là bộ ba máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1B và máy bay tàng hình B-2 Spirit. Đây là trụ cột của không quân Mỹ khi cần thực hiện các nhiệm vụ ném bom rải thảm, tiêu diệt sinh lực.
Video đang HOT
Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài bay) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1955. “Pháo đài bay” được sản xuất bởi hãng Boeing sau khi quân đội Mỹ đặt hàng nhằm thực hiện mục tiêu ném bom càn quét.
Máy bay ném bom B-1 cánh cụp cánh xòe.
Máy bay B-52 bay với tốc độ cận âm (khoảng 900km/giờ) ở độ cao 15km và tốc độ tối đa là khoảng 1.000km/giờ. Với 8 động cơ cùng cặp cánh rộng, máy bay B-52 có thể bay liên tục 15.000 km. Thùng nhiên liệu của máy bay ném bom này chứa được 180.000 lít dầu và chở thêm 27 tấn vũ khí, đạn dược các loại. Đây cũng là chiếc máy bay duy nhất có thể phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp trên không (ALCM).
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp-cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa 1.448 km/giờ và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B, tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác.
Máy bay ném bom tàng hình B-2.
Biên chế quân đội Mỹ hiện nay có 67 chiếc B-1 Lancer, dự kiến hoạt động tới năm 2025. Mẫu máy bay này được phát triển từ năm 1970 nhưng hoãn tới năm 1986 mới phục vụ Không quân Mỹ. B-1 được sử dụng chính thức trong chiến đấu lần đầu tiên ở chiến dịch “Cáo sa mạc” năm 1998 và hỗ trợ NATO tại Afghanistan và Iraq.
Máy bay B-2 Spirit do hãng Northrop Grumman sản xuất, là máy bay ném bom đa chức năng có khả năng tàng hình, gắn được bom hạt nhân và bom thông thường. Đây là máy bay ném bom đắt nhất từng được sản xuất, chi phí mỗi chiếc lên tới 2,2 tỉ USD. B-2 được nghiên cứu chế tạo trong dự án đổi mới và hiện đại máy bay ném bom của Không quân Mỹ.
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor (Chim ăn thịt).
B-2 sở hữu kĩ thuật tàng hình thế hệ 2, giúp nó “lách” qua hàng rào phòng không, radar điện tử của đối phương mà không gặp bất kì trở ngại nào. Dù vậy, vấn đề lớn nhất với B-2 chính là trời mưa. Lớp vỏ đặc biệt của B-2 rất dễ bị mưa thẩm thấu và làm hỏng các thiết bị điện tử hiện đại bên trong. Để bảo trì, một kho chứa dành riêng cho B-2 được xây dựng lên. Hiện nay chỉ có 20 chiếc B-2 được sử dụng trong biên chế quân đội Mỹ.
Một góc căn cứ không quân Andersen.
Ngoài 3 máy bay ném bom hàng “khủng”, không quân Mỹ sử dụng tiêm kích F-22 Raptor hoặc F-15, F-16 bay theo hộ tống. Các máy bay này có nhiệm vụ bảo vệ máy bay ném bom để chúng có thể dễ dàng rải thảm mà không lo bị bắn lén.
Đảo Guam có một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân luôn sẵn sàng hoạt động. Hiện nay, 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles luôn sẵn sàng nghênh chiến từ đảo Guam. Mỗi tàu đều có tên lửa hành trình Tomahawk, tầm bắn 2.500 km.
Tàu ngầm lớp Los Angeles.
Cuối cùng, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) là lá chắn cuối cùng của quân Mỹ. Trong tất cả các lần bắn thử, THAAD có tỉ lệ tiêu diệt mục tiêu đạt 100%.
Theo Danviet
Triều Tiên tuyên bố tên lửa vừa bắn mang được hạt nhân
Tên lửa Triều Tiên đạt độ cao 2.000 km, hoàn toàn đủ khả năng công phá và gây thiệt hại nặng cho căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.
KCNA khẳng định tên lửa mới gắn được đầu đạn hạt nhân.
Ngày 15.5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) phát đi thông báo mới nhất, khẳng định tên lửa đạn đạo đất đối đất phóng thử hôm 14.5 có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới thị sát buổi phóng thử tên lửa Hwasong-12. Tên lửa này đạt độ cao 2.100 km và bay xa hơn 700 km trước khi rơi xuống biển, cách biên giới Nga gần 100 km. Quan chức Mỹ khẳng định chưa bao giờ tên lửa Triều Tiên bay gần Nga tới vậy.
Hãng thông tấn KCNA nói: "Vụ thử nhằm mục tiêu thẩm định khả năng kĩ thuật và chiến thuật của tên lửa đạn đạo đời mới có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân hạng nặng". Quan chức Mỹ cho biết vụ thử thực hiện gần thành phố Kusong, miền tây Triều Tiên và bay tới biển Nhật Bản. Địa điểm rơi cách thành phố Vladivostok của Nga gần 100 km.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng tên lửa đạt độ cao trên 2.000 km và bay trong khoảng 30 phút. "Có khả năng đây là một loại tên lửa mới", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomomi Inada tuyên bố. KCNA cũng cảnh báo Mỹ không nên khiêu khích quốc gia Đông Á này vì "lãnh thổ Mỹ và các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên".
David Wright, giám đốc Liên minh Các nhà khoa học (UCS) cho rằng tên lửa bay được xa hơn và cao hơn chứng minh rằng đây là phiên bản cải tiến hoặc đời mới. Trên trang cá nhân của mình, David nhận định nếu bay tới độ cao 2.000 km, tên lửa này hoàn toàn có thể bắn tới căn cứ đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Căn cứ đảo Guam của Mỹ là nơi chứa nhiều máy bay ném bom hạng nặng như B-1, B-2 và B-52.
Tầm bắn của tên lửa Triều Tiên.
Tong Zhao, nhà phân tích từ Trung tâm Chính sách Quốc tế Carnegie-Thanh Hoa (Trung Quốc) nhận định tên lửa mới giúp Triều Tiên có trong tay "khả năng răn đe hạt nhân khu vực". Điều này đồng nghĩa Bình Nhưỡng có thể không cần theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa để bắn tới đất Mỹ.
Nga phản ứng trước hành động bắn thử tên lửa của Triều Tiên bằng việc yêu cầu khu vực phía đông nâng cao cảnh giác. "Để chuẩn bị trước các tình huống bất ngờ xảy ra, chúng tôi luôn đặt hệ thống phòng không của mình ở vùng Viễn Đông trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu", Viktor Ozerov, giám đốc Ủy ban Hội đồng Quốc gia về Phòng thủ và An ninh, nói.
Theo Danviet
Oanh tạc cơ B-1, B-2, B-52 cùng phô trương sức mạnh trên Biển Đông Ba máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ lần đầu tiên thực hiện chiến dịch chung ở Biển Đông và Đông Bắc Á. B-1, B-2, B-52 bay thành đội hình trên đảo Guam. Ảnh: USAirforce Không quân Mỹ hôm qua làm nên lịch sử khi tất cả ba máy bay ném bom B-52, B-1 và B-2 bay trên căn cứ...