Căn cứ nổi bí mật của Mỹ trên biển
Trang mạng Nga cho biết quân đội Mỹ, đang đối mặt với tình trạng không có nhiều đồng minh sẵn sàng cung cấp các căn cứ tác chiến trên lãnh thổ Mỹ, đã có ý tưởng: hình thành căn cứ cho lực lượng đặc nhiệm trên tàu vận tải, có thể triển khai tại vùng biển quốc tế. Việc hoán cải tàu vận tải cho mục đích này có thể tiết kiệm khoản tiền lớn, và điều quan trọng là trong bối cảnh Lầu Năm Góc cắt giảm chi phí nhiều dự án. Thêm vào đó, quân đội cũng được giảm bớt thời gian đóng tàu.
Khi mà tàu chiến hiện nay có giá hàng trăm hay thậm chí hàng tỷ USD, việc chế tạo chúng có thể mất cả chục năm, Hải quân Mỹ đã không chần chừ trong việc thuê các tàu vận tải, sau đó hoán cải chúng.
Bộ chỉ huy vận tải quân sự (MSC) Mỹ đã thuê tàu vận tải Cragside, biến nó thành Tàu hỗ trợ biển (MSV) bí mật. Chiếc tàu này, bề ngoài rất khó phân biệt với tàu dân sự, có thể triển khai các binh sĩ đặc nhiệm Mỹ, ví dụ đơn vị nổi tiếng Delta tới bất kỳ điểm nào trên thế giới.
Video đang HOT
Việc sử dụng những tàu như vậy phù hợp với học thuyết của quân đội Mỹ. Để đưa sức mạnh tới các đại dương trên thế giới, cũng có nghĩa là trên toàn thế giới, Mỹ đã có các Nhóm tàu sân bay tấn công (CSG), tuy nhiên không phải mọi tình huống đều đòi hỏi sự can thiệp nghiêm trọng và rõ ràng như vậy. Đôi khi Mỹ chỉ cần một đơn vị đặc nhiệm, triển khai nhanh chóng và bất ngờ. Và với nhiệm vụ này, các tàu khó bị phát hiện rất phù hợp.
Bộ chỉ huy vận tải đường biển (MSC) trực thuộc Bộ chỉ huy vận tải Mỹ hiểu rõ điều này. Hiện MSC có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động vận chuyển đường biển cho tất cả các quân chủng trong lực lượng vũ trang Mỹ, cũng như một số cơ quan khác của Mỹ. Trong tay MSC là các tàu hỗ trợ, đặt dưới sự chỉ huy của chính phủ và chủ yếu sử dụng nhân viên dân sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp thủy thủ đoàn là lính thủy và thành viên các cơ quan sức mạnh khác. Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của Hải quân Mỹ vẫn chưa cho biết các khả năng của con tàu. Chỉ biết đây là tàu buôn cỡ lớn dài 190m, lượng giãn nước 20.980 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ. Tầm hoạt động 8.000 hải lý có thể hoạt động độc lập trong 45 ngày. Trước đó tàu thuộc về tập đoàn vận tải khổng lồ Maersk Lines, và được Hải quân Mỹ thuê cuối năm 2013. Được biết để thuê tàu. Mỹ đã trả 73 triệu USD và tiền thuê trong 4 năm là 143 triệu USD, rẻ hơn rất nhiều so với việc đóng tàu.
Cũng cần lưu ý Maersk Lines đã có lịch sử hơn 80 năm và là một trong những công ty vận tải đường biển lớn nhất, giàu ảnh hưởng nhất. Hiện 90% hoạt động thương mại trên thế giới được vận tải qua đường biển, chủ yếu là tàu container. Maersk Lines hiện có hơn 25.000 nhân viên, sở hữu hơn 600 tàu. Trước đó Maersk Lines từng hợp tác với Hải quân Mỹ.
Sau khi thuê, quân đội Mỹ đã hoán cải tàu Cragside, hiện đại hóa hệ thống viễn thông và thiết bị điện tử, để bảo vệ chống lại sóng điện từ và các vụ tấn công điện tử. Trên tàu có phòng tập và kho vũ khí cho đặc nhiệm Hải quân Mỹ, và có thể chở theo tàu thủy cũng như xuồng nhẹ. Đuôi tàu xuất hiện đoạn nối để chở xe tải. Boong chở container của tàu là bãi đỗ lý tưởng cho trực thăng quân sự.
Kích thước bãi đỗ tàu Cragside đủ để tiếp nhận loại trực thăng lớn nhất và nặng nhất của Mỹ MH-53E Sea Stallion. Trên tàu cũng có thể triển khai trực thăng tấn công Apache, trực thăng tuần tra V-22 Osprey và máy bay không người lái. Không loại trừ khả năng tàu được trang bị các hệ thống tên lửa hiện đại. Ngoài thủy thủ đoàn, tàu còn có thể chở theo 200 lính đặc nhiệm, đóng vai trò như một sân bay, trại lính và bộ chỉ huy nổi.
Theo Báo Tin tức
Singapore mua tàu vận tải đổ bộ lớn hơn tàu LST cho các hoạt động nhân đạo
Các lực lượng vũ trang Singapore (SAF) đang cân nhắc khả năng mua một chiếc tàu vận tải đa năng hỗn hợp (JMMS), lớn hơn tàu vận tải đổ bộ chở tăng (LST) hiện có, sẽ cho phép họ triển khai nhiều hơn máy bay trực thăng đến các khu vực khủng hoảng nhân đạo.
Phát biểu với báo giới hồi tuần trước, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm ngày thành lập SAF vào ngày 1-7, Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quân đội trên thế giới trong việc hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ thiên tai, trong đó có quân đội Singapore. Theo ông, yêu cầu mở rộng các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn ngày càng gia tăng.
Ông cho rằng kinh nghiệm của SAF trong việc giúp đỡ nỗ lực cứu trợ cơn bão Haiyan, đã đổ bộ vào Philippines hồi tháng 11 năm ngoái làm hàng nghìn người thiệt mạng, cho thấy cần phải có một chiếc tàu vận tải đa năng hỗn hợp, có khả năng lớn hơn và phạm vi hoạt động xa hơn một chiếc tàu vận tải đổ bộ chở tăng. Đồng thời, có thể chở được hai chiếc máy bay trực thăng Super Puma hoặc một chiếc trực thăng Chinook.
Tàu vận tải đổ bộ chở tăng RSS Endeavour của Singapore
Theo Tiến sỹ Ng Eng Hen, Bộ Quốc phòng Singapore đang trong giai đoạn cuối cùng của việc đánh giá những nhu cầu cần thiết cho việc mua một chiếc tàu vận tải đổ bộ lớn như vậy.
Hồi tháng 4, Singapore đã đề xuất tổ chức và chủ trì một trung tâm điều phối trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai khu vực tại Trung tâm Chỉ huy và Kiểm soát (C2) Changi. Và theo ông, kể từ đó, một số nước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất này.
Trong khi đó, Singapore cũng đang nỗ lưc xây dựng mạng lưới với quân đội của các nước khác và các tổ chức dân sự như các tổ chức phúc lợi xã hội tự nguyện và các cơ quan của Liên Hợp Quốc, vì ông cho rằng không có quốc gia đơn lẻ nào có được mọi nguồn lực để đối phó với một thảm họa.
Theo Todayonline
Khám phá tàu vận tải cỡ lớn của Hải quân Mỹ vừa vào vịnh Nha Trang Sáng 24/6, tàu vận tải hạng nặng USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) của Hải quân Mỹ sau khi di chuyển từ Philippines đã vào neo tại vịnh Nha Trang, Khánh Hòa. Dưới đây là một số hình ảnh về tàu vận tải hạng nặng USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) USNS Cesar Chavez là chiếc thứ 14 và cũng là chiếc cuối cùng thuộc...