Căn cứ nào để CSGT kiến nghị dừng đăng kiểm xe “dính” phạt nguội?
Cục CSGT khẳng định, việc gửi kiến nghị dừng đăng kiểm với xe ô tô chưa hợp tác giải quyết vi phạm giao thông là có cơ sở.
Ô tô sẽ bị tạm dừng đăng kiểm nếu chủ xe không hợp tác để xử lý vi phạm giao thông. Ảnh minh họa
Vừa qua, nhiều chủ xe ô tô mang xe đi đăng kiểm đã bị từ chối vì xe nằm trong danh sách CSGT kiến nghị dừng đăng kiểm do chưa nộp phạt hoặc không hợp tác để giải quyết việc xử phạt.
Thông tin từ ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị đã từ chối đăng kiểm gần 16.000 trường hợp ô tô bị “ phạt nguội” trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 5.500 phương tiện chấp hành nộp phạt.
Nhiều bạn đọc thắc mắc, việc CSGT kiến nghị dừng đăng kiểm xe khi chủ xe chưa nộp phạt nguội có đúng quy định của pháp luật? Vì việc phạt lỗi giao thông và đăng kiểm là hai chủ thể tách biệt.
Trao đổi với PV, đại diện Cục CSGT ( C67 – Bộ Công an) khẳng định, việc CSGT phối hợp cơ quan đăng kiểm dừng đăng kiểm những trường hợp chủ phương tiện không hợp tác giải quyết xử phạt vi phạm về an toàn giao thông là có cơ sở pháp lý.
Đại diện Cục CSGT nêu cụ thể: Luật Giao thông đường bộ quy định các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ GTVT thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại Thông tư 70/2015/TT-BGTVT (quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) quy định, không được kiểm định khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Ngoài ra Nghị định 46/2016/NĐCP của Chính phủ cũng quy định, trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, chủ phương tiện cơ giới đường bộ có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
“Như vậy việc cơ quan đăng kiểm tạm thời chưa tiến hành đăng kiểm với các phương tiện nằm trong danh sách cơ quan CSGT thông báo về vi phạm hành chính giao thông đường bộ là có cơ sở”, đại diện Cục CSGT nói.
Theo thống kê của Cục CSGT, trong 9 tháng đầu năm 2017, thông qua hệ thống camera giám sát, Phòng CSGT Hà Nội phát hiện 4.889 trường hợp vi phạm, trong đó có 3.600 trường hợp đã tới cơ quan công an nộp phạt.Phòng CSGT TP.Hồ Chí Minh phát hiện hơn 13.000 trường hợp vi phạm qua camera, trong đó đã có hơn 6.000 trường hợp chấp hành nộp phạt.Phòng CSGT Đà Nẵng phát hiện hơn 10.000 trường hợp vi phạm, trong đó hơn 4.700 người đến xử lý.Trong khi đó, tỷ lệ người vi phạm một số tỉnh thành khác đến nộp phạt thấp, chỉ đạt xấp xỉ 50%.Cục CSGT cho biết, tình trạng người vi phạm không tới cơ quan công an giải quyết có nhiều nguyên nhân như: Người dân chuyển chỗ ở nên không nhận được thông báo vi phạm của cơ quan công an; Người dân không làm thủ tục sang tên đổi chủ khi mua bán phương tiện nên không nhận được thông báo vi phạm của cơ quan Công an để đến cơ quan Công an xử lý vi phạm. Cũng có trường hợp, người vi phạm cố tình không chấp hành, chủ phương tiện không hợp tác tìm ra người vi phạm…
Theo Danviet
Bị phạt nguội cả trăm triệu đồng mà "không biết"!
Cổng Thông tin điện tử Công an TP.HCM đăng tải danh sách các phương tiện vận tải đường bộ vi phạm hành chính qua hình ảnh, với bản kê chi tiết phương tiện và lỗi vi phạm. Khoảng 34.000 lượt vi phạm bị phát hiện chỉ trong 1 năm qua.
Hàng trăm camera giao thông được lắp đặt tại Hà Nội để ghi hình những vi phạm giao thông. Ảnh: H.N
Trong đó, nhiều xe ôtô vi phạm hàng chục lần khiến số tiền phạt của một chủ xe có thể lên đến cả trăm triệu đồng.
1 năm, 40 lần vi phạm "chạy quá tốc độ"
Theo đó, các lỗi mà các bác tài thường "dính" nhất là lỗi đậu xe ở nơi có biển cấm đậu. Đứng thứ hai là lỗi chạy xe quá tốc độ quy định và địa điểm bị ghi hình nhiều nhất ở TP.HCM là đường hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm). Có trường hợp như xe biển kiểm soát 51A 69..., trong 1 năm qua từ 7.9.2016 đến 6.9.2017, thống kê lên đến khoảng 43 vi phạm.
Đáng nói, hơn 40 lần vi phạm này đều vi phạm cùng một lỗi "Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định...", và địa điểm vi phạm đều xảy ra khi lưu thông qua đường hầm Thủ Thiêm. Với hàng chục lần vi phạm này, nếu quy ra mức phạt có thể lên đến hơn 100 triệu đồng.
Ngoài ra, trong danh sách này cũng có nhiều xe biển số ngoại tỉnh thường xuyên đậu ở đường cấm đậu với số lần vi phạm lên đến 21 lần. Có xe vừa vi phạm chạy quá tốc độ trong hầm, vừa đậu ở nơi cấm đậu cũng bị camera ghi lại không sót lần nào.
Theo phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt (PC67 - Công an TP.HCM), việc thực hiện phạt nguội qua hình ảnh đã tiến hành nhiều năm nay. Tuy nhiên, thời gian đầu việc chấp hành chưa được nghiêm, nhiều trường hợp vi phạm dù đã gửi giấy thông báo về địa phương chuyển về nhà của chủ phương tiện vi phạm, song rất ít người tự nguyện đến cơ quan công an để nộp phạt.
Để tăng tính chế tài, đối với những trường hợp vi phạm, khi CSGT phát hiện xe lưu thông trên đường đã ra lệnh dừng, tra cứu kho dữ liệu để buộc tài xế phải nộp phạt.
Lái xe "tra cứu phạt nguội giao thông" ở đâu?
Trước đây, trên trang csgthcm.vn có mục tra cứu biển số vi phạm luật giao thông. Với tiện ích này, chủ xe có thể gõ biển số xe mình lên rồi nhấn nút truy tìm thì biết xe mình có vi phạm hay không. Tuy nhiên, theo PC67, thời gian gần đây trang này đang được nâng cấp, đến tháng 12 mới hoạt động trở lại.
Mới đây, xuất hiện một phần mềm có tên "tra cứu phạt nguội giao thông" dành cho điện thoại chạy hệ điều hành Android. Khi tải phần mềm này về, người dùng chỉ cần gõ biển số xe và tra cứu sẽ nắm được xe mình đã vi phạm hay chưa, có đầy đủ thời gian và lỗi vi phạm.
Theo anh P - ngụ quận 2, có lần anh điều khiển xe chạy qua hầm Thủ Thiêm vào đêm. Thấy đường vắng, anh chạy hơn 60km/h. Vài tháng sau, khi đang chạy xe trên đường Tôn Đức Thắng thì bất ngờ bị CSGT thổi lại. Khi anh P hỏi anh vi phạm gì thì CSGT nói anh cứ xuống làm việc.
Sau khi tra cứu trên kho dữ liệu, CSGT thông báo anh P có một lần vi phạm chạy tốc độ trên 10% khi lưu thông qua hầm thủ Thiêm cách đó mấy tháng. Trước chứng cứ hình ảnh, anh P vui vẻ nộp phạt và tự rút cho mình bài học về chấp hành luật giao thông.
Luật sư Trần Quốc Minh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, qua danh sách những xe vi phạm hành chính được phát hiện bằng hình ảnh cho thấy, ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông của người dân rất kém. Mặc dù các đoạn đường, tuyến đường đều có biển báo tốc độ, biển cấm dừng đậu... Song phần lớn các lái xe thường thiếu ý thức cứ chạy vượt quá tốc độ, lấn làn, hay đậu dừng tràn lan, gây mất trật tự an toàn giao thông.
"Thường lái xe cứ nghĩ không có CSGT đứng chốt nên dù có vi phạm cũng không ai phát hiện, xử phạt, và thế là họ vi phạm tràn lan. Hiện nay, với hệ thống camara giám sát được lắp đặt tại nhiều tuyến đường tại TP.HCM cùng với việc lực lượng CSGT đi ghi hình đã có thêm cơ sở để xử lý những hành vi vi phạm giao thông, gây nguy hiểm cho người khác.
Việc phạt nguội qua hình ảnh là một trong những bước cải cách hành chính rất tốt mà lực lượng CSGT TP.HCM và một số tỉnh thành đang thực hiện. Tuy nhiên, để việc chấp hành nộp phạt sau khi bị phát hiện qua hình ảnh đạt tỉ lệ cao hơn, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phối hợp nhằm đưa ra những biện pháp mạnh hơn nữa, thì mới đủ sức răn đe những người vi phạm".
Theo Lê Thành Sơn (Lao động)
Mắc 3 lỗi, dân mà kiện thì CSGT khó đỡ! Trong việc xử phạt vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát (phạt nguội), nếu thế giới từ lâu đã thực hiện khá suôn sẻ thì ở Việt Nam vẫn còn nhiều trớ trêu về lý lẫn tình. Đó là dù người thuê, mượn trực tiếp phạm lỗi nhưng nhiều chủ xe đã "cắn răng" đóng phạt. Lắm khi thông tin...