Căn cứ nào 90% người dân Hà Nội đồng ý cấm xe máy?
Hơn 90% người dân được Công an TP.Hà Nội khảo sát trực tiếp trên 30 quận, huyện của Hà Nội đồng ý việc cấm xe máy vào năm 2030.
Hơn 90% người dân được Công an TP.Hà Nội khảo sát trực tiếp trên 30 quận, huyện của Hà Nội đồng ý việc cấm xe máy vào năm 2030.
UBND TP.Hà Nội vừa trình HĐND TP thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030″.
Trước đó, Công an TP.Hà Nội đã phát trên 15.000 phiếu khảo sát tại 30 quận, huyện.
Kết quả thu được 84% ý kiến ủng hộ đề án tăng cường quản lý, hạn chế hoạt động của phương tiện giao thông cá nhân; 90,35% ủng hộ lộ trình cấm xe máy trong nội đô.
Tuy nhiên, người dân cũng yêu cầu việc cấm xe máy phải đi kèm điều kiện là hoạt động vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Video đang HOT
Ngoài ra, trên 71% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông; trong đó khu vực Vành đai 3 có số người được lấy ý kiến ủng hộ là hơn 67%.
Theo tờ trình của Công an TP.Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 5,2 triệu xe máy, gần 486.000 ô tô (chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh thành khác tham gia giao thông trên địa bàn). Tốc độ tăng trưởng ô tô trên địa bàn thành phố khoảng 10%/năm, xe máy là 6,7%/năm.
Với số lượng phương tiện trên, UBND TP Hà Nội ước tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% số ô tô, xe máy lưu thông trên đường đô thị với vận tốc 20 km/h thì diện tích chiếm dụng vượt 1,34 lần so với năng lực của hệ thống đường đô thị.
Tờ trình đề án sẽ được HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (ngày 3 đến 6.7).
Theo đó, đề án tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Tập trung nội dung quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng, áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ. Từ đó từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
Thẩm tra tờ trình, Ban Đô thị và Ban Pháp chế (HĐND TP) đề nghị UBND TP báo cáo giải trình rõ hơn thực trạng và các giải pháp phát triển các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng và khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân theo lộ trình đến năm 2030 và những tác động ảnh hưởng về kinh tế của biện pháp này.
Được biết, theo khảo sát của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, hiện có tới 80,19% người dân Hà Nội hiếm khi hoặc chưa bao giờ sử dụng xe buýt.
Theo thống kê, hiện Hà Nội có hơn 7,5 triệu dân, mỗi năm xe máy tăng thêm khoảng 400.000 chiếc (7,66%) còn ô tô tăng khoảng 60.000 chiếc (12,9%). Trong khi đó, mạng lưới VTHKCC của Hà Nội mới chỉ có xe buýt và một tuyến VTHKCC khối lượng lớn là xe buýt BRT Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa. Tốc độ tăng trưởng của xe buýt trung bình là 1,4%; mỗi năm chỉ đưa vào hoạt động thêm được khoảng 200 xe. Tỷ lệ phương tiện tại Hà Nội là: 0,16 xe buýt/1.000 dân; 49,8 ô tô con/1.000 dân; 682 xe máy/1.000 dân. Sự mất cân đối nghiêm trọng đó đã thể hiện rõ tình trạng người dân ưa chuộng phương tiện cá nhân và ít quan tâm, sử dụng phương tiện VTHKCC.
Theo Danviet
Vỉa hè sụt lún gần nơi từng xuất hiện "hố tử thần nhét vừa xe buýt"
Một hố sâu xuất hiện ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè gần khu vực từng xuất "hố tử thần" khủng nhét được cả chiếc xe buýt 1 năm trước khiến nhiều người bất an.
Hố sâu xuất hiện ven Kênh Nhiêu - Lộc Thị Nghè khiến nhiều người lo lắng
Chiều 26/6, người dân ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phản ánh trên đường Trường Sa (đoạn gần cầu số 5, phường 5, quận 3, TP.HCM) có một hố sâu xuất hiện đã nhiều ngày qua nhưng chưa thấy cơ quan chức năng xử lý.
Ghi nhận, hố nằm trên vỉa hè kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, sát tường cừ của Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và rộng gần 1m, khá sâu, bên trong khoét hàm ếch ra hai bên và đã được giăng dây xung quanh cảnh báo nguy hiểm.
Hố này khá sâu và khoét hàm ếch ra hai bên rất rộng
Quan sát, cách vị trí hố sâu này khoảng 100m, phía bên đường Trường Sa là mặt đường đã từng bị sụt lún và có thể nhét cả chiếc xe buýt vào hồi tháng 4/2016. Việc xuất hiện hố sâu này khiến nhiều người dân địa phương lo lắng.
"Hố này đã xuất hiện gần 10 ngày qua. Chúng tôi đã gọi điện thông báo cho cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai đến khắc phục. Năm ngoái đối diện bên đường cũng xuất hiện hố sâu "khủng" và mất nhiều tháng trời cơ quan chức năng mới khắc phục xong. Không biết hố sâu này có như hố đó không", ông Năm- người dân địa phương nói.
Người dân lo ngại một "kịch bản" hố sâu "khủng" có thể nhét được chiếc xe buýt hồi năm ngoái xuất hiện
Ông Vương Hải Long- Giám đốc Ban Quản lý đầu tư Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè cho biết đơn vị đã tiếp nhận thông tin về hiện tượng sụp lún trên.
"Tuần vừa rồi Ban đã phối hợp với Khu quản lý giao thông đô thị số 1 kiểm tra. Bên Khu 1 nói do hở tường cừ nhưng khi kiểm tra thì không phải. Chúng tôi sẽ có văn bản đề nghị Khu 1 cho đào mở rộng miệng hố để xác minh nguyên nhân và có phương án khắc phục" ông Long thông tin và cho biết nguyên nhân xuất hiện hố có thể liên quan đến công tác tái lập mặt đường Hoàng Sa.
Theo Danviet
Hàng loạt trạm thông tin du lịch ở TP HCM bị 'đắp chiếu' Sau nhiều năm lắp đặt và không phát huy hiệu quả, nhiều trạm thông tin du lịch, xe buýt tại TP HCM bị hư hỏng, hoang phế. Trạm thông tin du lịch được lắp đặt, đưa vào sử dụng từ năm 2008 để chỉ dẫn tham quan TP HCM. Dự án được đầu tư 32 tỷ đồng cho 100 trạm, trong giai đoạn...