Căn cứ Mỹ ở Djibouti tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối phó Covid-19
Căn cứ quân sự của Mỹ ở Djibouti tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với Covid-19 trong bối cảnh quân đội Mỹ đã có tới 5.901 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hôm 20/4, Bộ Tư lệnh châu Phi của Quân đội Mỹ tuyên bố, căn cứ quân sự của Mỹ tại Djibouti đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng nhằm đối phó với sự gia tăng các ca mắc Covid-19 ở quốc gia Đông Phi này.
Quân đội Mỹ đối phó với Covid-19. Ảnh: Military Times.
Theo Thiếu tướng Mike Turello, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm chung khu vực Sừng châu Phi của Mỹ, hiện tại công tác đối phó với sự lây nhiễm Covid-19 trong quân đội Mỹ tại căn cứ quân sự ở Djibouti là ưu tiên hàng đầu. Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng cho phép quân đội Mỹ chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện ứng phó với đại dịch và đảm bảo sức khỏe cho các binh sĩ tại đây.
Tuy nhiên, ông Mike Turello không tiết lộ liệu đã có binh sĩ nào tại căn cứ quân sự này bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay chưa.
Cũng trong ngày 23/4, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, hiện có 5.901 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong quân đội Mỹ, bao gồm các sĩ quan, binh sĩ, nhân viên dân sự, gia đình quân nhân. Trong số đó đã có 25 ca tử vong./.
Tuấn Đạt
Những nơi cuối cùng trên thế giới chưa xuất hiện Covid-19
Hiện vẫn có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa báo cáo sự hiện diện của chủng virus corona mới này.
Video đang HOT
Vào 12/1, chưa đầy ba tháng trước, Covid-19 chỉ xuất hiện ở Trung Quốc. Không trường hợp nào được tìm thấy bên ngoài lãnh thổ quốc gia này. Đến 13/1, virus bắt đầu trở thành vấn đề toàn cầu. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở Thái Lan, sau đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tiếp nối.
Dần dần, đại dịch bùng phát trên khắp thế giới. Đến nay đã có hơn 1 triệu trường hợp nhiễm nCoV, từ Nepal cho đến Nicaragua, với tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có Covid-19 là 203. Trong bối cảnh ca lây nhiễm và số người chết gia tăng, cùng với đó là hàng loạt bệnh viện quá tải, liệu có nơi nào vẫn chưa có virus? Đáng ngạc nhiên, câu trả lời là có.
Cho đến 2/4, có 18 quốc gia chưa báo cáo về ca nhiễm nCoV, theo một thống kê từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
18 quốc gia không có Covid-19 gồm: Comoros; Kiribati; Lesotho; quần đảo Marshall; Micronesia; Nauru; Triều Tiên; Palau; Samoa; Sao Tome và Principe; quần đảo Solomon; Nam Sudan; Tajikistan; Tonga; Turkmenistan; Tuvalu; Vanuatu và Yemen.
Các chuyên gia cho rằng một số quốc gia có khả năng không báo cáo ca nhiễm, như Triều Tiên và Yemen. Nhưng cũng có nơi mà virus chưa hạ cánh, hầu hết là những hòn đảo nhỏ ít khách du lịch. Thực tế, 7 quốc gia trong số 18 nơi chưa xuất hiện Covid-19 đều nằm trong top 10 địa điểm ít được ghé thăm nhất thế giới, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc.
Sự xa xôi về mặt địa lý cũng đồng nghĩa với một điều: trong thời đại khắp nơi thực hiện "cách biệt cộng đồng", chính những quốc đảo này mới là nơi đầu tiên tự cô lập.
Phía đông đảo Nauru nhìn từ trên không. Ảnh: Cedri/Wikipedia.
Nhưng họ không hề chủ quan. Như Nauru, một đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương, cách đảo Banana thuộc Cộng hoà Kiribati khoảng 200 dặm. Thành phố gần Nauru nhất có chuyến bay thẳng là Brisbane (Australia), cách 2.500 dặm về phía tây nam. Đây là quốc gia nhỏ thứ hai trong Liên Hợp Quốc về diện tích (sau Monaco), với hơn 10.000 cư dân (sau Tuvalu). Nauru cũng là một trong những nơi ít được ghé thăm nhất trên Trái Đất, chỉ khoảng 160 khách du lịch mỗi năm.
Nauru chỉ có một bệnh viện, không có máy thở và thiếu thốn y tá. Quốc gia này không có bất kỳ cơ hội nào nếu phát hiện Covid-19. Do đó, chính phủ Nauru đã báo động "tình trạng khẩn cấp", thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của virus từ bên ngoài.
Vào 2/3, Nauru cấm khách du lịch đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Italy. 5 ngày sau, Iran được thêm vào danh sách. Giữa tháng 3, hãng hàng không Nauru đình chỉ các chuyến bay đến Fiji, Kiribati và quần đảo Marshall. Tuyến bay duy nhất còn lại của hãng đến thành phố Brisbane (Australia) đã giảm từ ba chuyến mỗi tuần xuống còn một chuyến trong hai tuần.
Tất cả người đến từ Australia (chủ yếu là cư dân trở về), đều được yêu cầu cách ly 14 ngày tại các khách sạn địa phương. Mặc dù gần đây không có người xin tị nạn nào, trung tâm xử lý người di cư trên đảo của Australia, cũng bị cách ly trong ít nhất 2 tuần.
Chính sách này theo tổng thống Lionel Aingimea, được gọi là "bắt giữ và ngăn chặn". Trong khi Nauru vẫn duy trì số ca nhiễm nCoV ở mức 0, ông Aingimea biết phần còn lại của thế giới không được may mắn như vậy. "Mỗi lần chúng tôi nhìn vào bản đồ Covid-19, có vẻ như thế giới đã bùng phát, có những chấm đỏ ở khắp nơi. Chúng tôi tin rằng lời cầu nguyện của chúng tôi sẽ giúp được các quốc gia khác đang trải qua thời điểm khó khăn này".
Nauru cũng không phải là hòn đảo duy nhất ở Thái Bình Dương tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Kiribati, Tonga, Vanuatu... và một số nơi khác, cũng có phản ứng tương tự.
Tiến sĩ Colin Tukuitonga, từ đảo Niue, Tổng Giám đốc Ban Thư ký Cộng đồng Thái Bình Dương và là phó khoa tại Đại học Auckland, cho rằng đây là những chính sách đúng đắn. "Đây là sự đánh cược tốt nhất để tránh những điều đau đớn khác xảy ra. Bởi nếu virus xâm nhập vào thì dịch bệnh thật sự sẽ bùng phát khắp nơi".
"Những nơi này không có hệ thống y tế tiên tiến. Nếu dịch bệnh xảy ra, nó sẽ làm giảm dân số. Nhiều người dân ở các đảo Thái Bình Dương cũng có sức khỏe kém. Nhiều quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch cao. Những điều kiện đó đều khiến việc nhiễm virus trở nên nghiêm trọng hơn", ông nói thêm.
"Nếu có một ổ dịch nghiêm trọng ở bất kỳ quốc gia nhỏ nào tại Thái Bình Dương, họ sẽ phải gửi bệnh nhân ra nước ngoài. Nhưng điều này nói thì dễ hơn thực hiện, bởi các quốc gia đều đang đóng cửa biên giới", ông Tukuitonga nói. Vì vậy, tốt nhất là các quốc gia bằng mọi giá phải giữ con số 0 ca nhiễm của họ càng lâu càng tốt. "Sự tách biệt vốn là vấn đề lớn với những hòn đảo ở Thái Bình Dương, nhưng giờ đây lại trở thành biện pháp bảo vệ hữu hiệu với họ".
Giáo dân rửa tay để phòng dịch ở Lilongwe - thủ đô của Malawi. Ảnh: AFP
Một số ít quốc gia có đường biên giới đất liền cũng đang tránh được sự xâm nhập của Covid-19.
Hôm 2/4, Malawi, một quốc gia không giáp biển với 18 triệu dân ở Đông Phi, báo cáo những trường hợp đầu tiên. Tuy nhiên, Malawi đã có được sự chuẩn bị kỹ càng cho điều này. Đất nước này tuyên bố "tình trạng thảm họa", đóng cửa trường học và hủy bỏ cấp thị thực trước 20/3.
Tiến sĩ Peter MacPherson, một chuyên gia y tế công cộng của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool, người có công trình được tài trợ bởi Wellcome Trust và có trụ sở tại Malawi, nói rằng ông tự tin về việc Malawi sẽ đối phó tốt với Covid-19. "Chúng tôi từng bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch HIV và đại dịch lao. Malawi đã thực hiện tốt những phản ứng về sức khỏe cộng đồng tại các cấp".
"Nếu không phải là Malawi, nơi cuối cùng trên thế giới xuất hiện Covid-19 là đâu? Có thể là Nam Thái Bình Dương, những hòn đảo xa xôi nhất. Tôi dám cá điều đó", Andy Tatem, giáo sư về nhân khẩu học và dịch tễ học tại Đại học Southampton (Anh) nói. "Nhưng trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tôi không chắc chắn có nơi nào có thể thoát khỏi một căn bệnh truyền nhiễm như vậy", ông nói.
"Việc phong tỏa, chẳng hạn như ở Nauru, có thể hiệu quả, nhưng chúng cũng không thể duy trì mãi. Hầu hết quốc gia này dựa vào một số loại nhập khẩu từ bên ngoài - thực phẩm, hàng hóa, du lịch - hoặc xuất khẩu hàng hóa của chính họ. Có thể họ sẽ đóng cửa hoàn toàn, nhưng nó sẽ gây thiệt hại, và họ cuối cùng sẽ phải mở cửa", ông Tatem nói.
Hoàng Hà
Châu Phi đau đầu vì châu chấu do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 Các nhà nghiên cứu cho biết virus corona chủng mới đang làm cho việc tiêu diệt bầy châu chấu khổng lồ đang tàn phá ở Đông Phi trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Châu chấu đang hoành hành tại các quốc gia Châu Phi. Sự bùng nổ của châu chấu làm đau đầu các quan chức địa phương ở nhiều quốc gia...