Căn cứ Mỹ báo động vì tên lửa Nga
Căn cứ không quân Ramstein của Mỹ tại Đức phát báo động nguy cơ bị tấn công sau khi tàu ngầm Nga diễn tập phóng tên lửa ở biển Okhotsk.
Cảnh báo vang lên tại căn cứ không quân Ramstein hôm 12/12 gây ra tình trạng hoang mang trong vài phút, cho tới khi thông báo về tình hình đã ổn được phát ra, các quan chức quốc phòng Mỹ ngày 14/12 cho biết.
Đánh giá sơ bộ cho biết cảnh báo tên lửa có thể được kích hoạt khi vệ tinh quân sự Mỹ phát hiện dấu vết hồng ngoại của 4 tên lửa được phóng từ tàu ngầm Nga trên biển Okhotsk. Trên thực tế, tàu ngầm Nga Vladimir Monomakh lúc đó đang diễn tập phóng liên tiếp 4 tên lửa đạn đạo Bulava ở trạng thái lặn và đánh trúng mục tiêu tại thao trường Chizha.
Các binh sĩ tại căn cứ Ramstein và khu vực lân cận nhận được cảnh báo về tên lửa tấn công qua máy tính, sau đó báo động được phát qua loa phóng thanh. “Không máy bay hay phi công nào của Mỹ xuất kích”, Lầu Năm Góc cho biết về sự cố, cho hay thông tin cập nhật về “cuộc diễn tập trong khu vực” được cung cấp sau vài phút.
Vận tải cơ C-130 của Mỹ tại căn cứ không quân Ramstein, Đức, tháng 9/2019. Ảnh: USAF .
Thông cáo không nhắc tới vụ phóng tên lửa của Nga, song nhiều quan chức quốc phòng xác nhận cuộc diễn tập này gây ra cảnh báo. Một quan chức cho biết Nga “đã thông báo cho các phi công” tránh xa khu vực diễn ra hoạt động quân sự từ vài ngày trước.
Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ có thể nhanh chóng xác nhận các tên lửa Nga không gây ra mối đe dọa nên chưa rõ tại sao cảnh báo được kích hoạt, các quan chức Mỹ cho biết. Một người trong số này lưu ý vụ báo động đáng lo ngại vì tiềm ẩn nguy cơ tính toán sai lầm do căng thẳng với Nga, trong khi không có dấu hiệu nào về mối đe dọa.
Căn cứ Ramstein của Mỹ nằm ở tây nam nước Đức, bắt đầu hoạt động từ năm 1952. Đây là một trong những cơ sở quân sự quan trọng và hiện đại nhất của Mỹ ở nước ngoài, đóng vai trò điểm tập kết cho hàng loạt chiến dịch quân sự của Washington trên toàn cầu, cũng là nơi đặt sở chỉ huy lực lượng không quân Mỹ tại châu Âu (USAFE) và châu Phi (AFAFRICA), cùng Bộ chỉ huy Không quân Đồng minh NATO.
Uy lực tàu ngầm hạt nhân Nga phóng loạt 4 tên lửa có thể thổi bay cả một quốc gia
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga, Vladimir Monomakh, gần đây đã lần đầu tiên phóng loạt tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava trong một cuộc tập trận quân sự.
Video do Bộ Quốc phòng Nga đăng tải ngày 12.12, cho thấy khoảnh khắc các thủy thủ trên tàu K-551 Vladimir Monomakh vào vị trí tác chiến trước khi phóng tên lửa đạn đạo Bulava. Tên lửa sử dụng trong cuộc tập trận giống hệt tên lửa trực chiến, nhưng không trang bị đầu đạn hạt nhân.
Các tên lửa đã đánh trúng mục tiêu cách xa 5.000km. Bên cạnh đó, việc phóng liên tiếp 4 tên lửa Bulava, mỗi tên lửa nặng 36 tấn là một thách thức đối với bất kì tàu ngầm hạt nhân nào.
Nga hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu các tàu ngầm hạt nhân có thể phóng loạt tên lửa đủ sức hủy diệt cả một quốc gia.
Vladimir Monomakh là một trong 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Borei trong biên chế hải quân Nga. Tàu được bàn giao cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vào năm 2016.
Tàu Vladimir Monomakh phóng loạt 4 tên lửa đạn đạo Bulava hôm 12.12.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei là một trong những sản phẩm cuối cùng của nhà thiết kế lừng danh thời Liên Xô, Sergei Kovalev. Phần thân tàu được trưng dụng từ tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula, K-480 Ak Bars.
Vladimir Monomakh dài 170 mét, có lượng giãn nước tối đa 24.000 tấn khi lặn, sử dụng động cơ hạt nhân OK-650B. Tàu đạt tối độ tối đa 46 km/giờ, có 130 thành viên thủy thủ đoàn. Mặc dù sử dụng thiết kế từ thời Liên Xô, tàu được trang bị các hệ thống chiến đấu và vũ khí mới nhất, bao gồm 16 ống phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân Bulava và 6 ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm, có khả năng phóng tên lửa hành trình.
Vladimir Monomakh và 3 tàu ngầm lớp Borei khác là nhân tố chủ lực trong bộ ba hạt nhân của Nga. Bộ ba hạt nhân của Nga bao gồm tên lửa phóng từ đất liền, máy bay ném bom chiến lược, và tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.
Các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava được trang bị trên tàu Vladimir Monomakh là một trong những tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay. Tên lửa có tầm bắn 8.000-10.000km, trang bị 6-10 đầu đạt hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 100-150kT, đủ sức san phẳng một quốc gia.
Vladimir Monomakh là tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thứ tư của hải quân Nga.
Hệ thống sonar tiên tiến cho phép tàu Borei dò tìm tàu chiến đối phương ở cự ly xa hơn 50% so với tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ.
Vladimir Monomakh là tàu ngầm hạt nhân cuối cùng hải quân Nga thừa hưởng đặc tính chiến đấu từ thời Liên Xô.
Kể từ tàu ngầm lớp Borei thứ 5, có tên K-549 Knyaz Vladimir, hải quân Nga thông báo sẽ tích hợp thêm những nâng cấp mới, bao gồm giảm tiếng ồn, mở rộng hệ thống thông tin liên lạc và cải tiến nơi ở cho các thủy thủ.
Theo National Interest, các tàu ngầm lớp Borei được coi là một thành công của Nga trong giai đoạn khó khăn do bị Mỹ và phương Tây cấm vận.
Mỗi tàu đóng mới chỉ có giá chỉ 890 triệu USD, có tính năng chiến đấu tương đương hoặc thậm chí vượt trội hơn tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio trị giá 2 tỉ USD của Mỹ.
Hải quân Nga thông báo sẽ chỉ đóng 8 tàu ngầm lớp Borei, tập trung nguồn lực cho các dự án đóng tàu ngầm khác. Trong tương lai, Nga sẽ tập trung đóng các tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa đạn đạo lớp Yasen. Đây là mẫu tàu ngầm có khả năng chiến đấu linh hoạt, vừa có thể phóng tên lửa đạn đạo, vừa phóng tên lửa chống hạm.
Căn cứ chủ lực của Mỹ báo động tên lửa tấn công Căn cứ Ramstein báo động "đòn tấn công tên lửa ở châu Âu", sau đó thông báo vụ phóng là hoạt động huấn luyện nhưng không cho biết chi tiết. "Sở chỉ huy căn cứ Ramstein nhận thông báo từ hệ thống cảnh báo về một vụ phóng tên lửa thực tế ở mặt trận châu Âu hôm 12/12. Chúng tôi đã tuân...