Căn cứ ‘Cỏ ba lá’ giúp Nga trấn giữ Bắc Cực
Nagurskoye là căn cứ ở vĩ độ cao nhất của Nga, được xây dựng theo hình “cỏ ba lá”, nhằm đảm bảo hiện diện lâu dài của Moskva tại Bắc Cực.
Vào thời Chiến tranh Lạnh, căn cứ Nagurskoye ở đảo Alexandra Land thuộc bán đảo Franz Josef Land chỉ gồm một đường băng nhỏ, một trạm thời tiết và đài thông tin liên lạc. Đây là một trong những khu vực có môi trường khắc nghiệt nhất thế giới, với nhiệt độ -42 độ C vào mùa đông và tuyết chỉ tan vào khoảng từ tháng 8 đến giữa tháng 9 hàng năm.
Tuy nhiên, nó đã thay da đổi thịt trong những năm gần đây, khi cơ sở hạ tầng đổi mới đáng kể với sự xuất hiện của căn cứ trung tâm có hình cỏ ba lá được sơn màu quốc kỳ Nga, bảo đảm cuộc sống của hàng trăm binh sĩ trong suốt hơn một năm mà không cần tiếp tế từ bên ngoài.
Đây là một trong ba căn cứ hình cỏ ba lá ở trên vĩ độ 75 được Nga nâng cấp, phục vụ kế hoạch mở rộng hiện diện tại Bắc Cực. Thiết kế của khu căn cứ giúp binh sĩ không phải đối mặt với thời tiết lạnh giá của Bắc Cực, trừ khi làm nhiệm vụ tuần tra ngoài trời. Toàn bộ khu tác chiến và nhà ở đều được kết nối với nhau.
Bắc Cực là một trong những ưu tiên trong chiến lược tương lai của Nga. Tổng thống Vladimir Putin từng khẳng định Bắc Cực là khu vực quan trọng với lợi ích của Moskva khi biến đổi khí hậu làm băng tan, khiến khu vực này trở nên dễ tiếp cận hơn. Ông đã chỉ đạo xây dựng các cơ sở quân sự và tăng lượng hàng hóa vận chuyển qua Tuyến Hàng hải phương Bắc nằm ở phía bắc nước Nga.
Video đang HOT
Căn cứ được trang bị hệ thống tên lửa bờ Bastion-P cùng nhiều tổ hợp phòng không phiên bản địa cực với khả năng vận hành ở nhiệt độ -50 độ C. Trong ảnh, hai xe chở đạn kiêm bệ phóng thuộc hệ thống Bastion-P trong trạng thái triển khai chiến đấu hôm 17/5.
Các xe chiến đấu thuộc tổ hợp Bastion-P di chuyển về vị trí tập kết. Hệ thống này sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks, có tầm bắn 600 km, tốc độ gấp hai lần âm thanh và mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 300 kg. Phiên bản xuất khẩu Yakhont có tầm bắn 300 km và đầu đạn 200 kg.
Một trạm radar trên đảo Alexandra Land. “Hiện đại hóa các sân bay ở Bắc Cực đã giúp lực lượng không quân thuộc Hạm đội Phương Bắc tăng cường đáng kể năng lực kiểm soát không phận quanh Tuyến Hàng hải phương Bắc và bảo đảm an ninh cho nó”, tướng Igor Churkin, chỉ huy hoạt động bay tại căn cứ, cho hay.
Binh sĩ Nga mặc trang phục nguy trang màu trắng đứng gác tại trận địa tên lửa Bastion-P ở căn cứ Nagurskoye.
Các sĩ quan Nga trong khu nhà trung tâm tại căn cứ.
Binh sĩ Nga bên ngoài hàng rào một trạm radar tại căn cứ. Quân đội Nga hồi tháng 3 tổ chức tập trận tại Nagurskoye với sự góp mặt của nhiều đơn vị bộ binh, trong khi hai tiêm kích hạng nặng MiG-31 bay qua cực Bắc.
Vận tải cơ chiến lược Il-76 đưa đoàn khách đến thăm căn cứ Nagurskoye. Ảnh vệ tinh hồi tháng 8/2020 cho thấy đường băng trên đảo được kéo dài từ 2.500 m lên 3.500 m, đủ sức tiếp nhận mọi máy bay trong biên chế quân đội Nga hiện nay.
Đảo Alexandra Land nhìn từ trên máy bay.
Tàu phá băng Nga kéo theo một tàu hàng di chuyển gần đảo Alexandra Land.
Nga quảng bá tuyến đường biển phương Bắc thay kênh đào Suez bị tắc nghẽn
Một quan chức đối ngoại cấp cao Nga ngày 26/3 cho rằng tình trạng giao thông tê liệt tại kênh đào Suez vì một "siêu tàu" mắc kẹt đã cho thấy rõ tầm quan trọng trong việc phát triển tuyến đường biển Bắc Cực thay thế.
Nga trang bị một hạm đội tàu phá băng để phát triển tuyến đường biển phương Bắc. Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Interfax, ông Nikolai Korchunov - người phụ trách hợp tác quốc tế Bắc Cực của Nga - cho biết: "Sức hấp dẫn của tuyến đường biển phương Bắc sẽ gia tăng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Rõ ràng là cần phải suy nghĩ về cách xử lý hiệu quả những rủi ro giao thông và phát triển các tuyến đường thay thế kênh đào Suez, trước hết chúng ta nên tập trung vào tuyến đường biển phía Bắc".
Tuyến đường biển phương Bắc là một trong một số kênh vận chuyển ở Bắc Cực và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
Nga đã đầu tư rất nhiều để phát triển tuyến đường này, cho phép các phương tiện vận chuyển cắt giảm hải trình đến các cảng châu Á 15 ngày so với việc đi qua kênh đào Suez.
Thời điểm tuyến đường phương Bắc dừng hoạt động bắt đầu vào tháng 11 hàng năm song Nga hy vọng với tình trạng biến đổi khí hậu, lợi ích thương mại của tuyến đường từ đó cũng sẽ gia tăng.
Moskva có kế hoạch sử dụng tuyến đường này để xuất khẩu dầu và khí đốt ra thị trường nước ngoài. Một số công ty bao gồm nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng LNG lớn nhất của Nga Novatek đã bắt đầu sử dụng tuyến đường phương Bắc. Tháng 8/2017, tàu vận chuyển đầu tiên đã hoạt động dọc tuyến đường biển phương Bắc mà không cần sử dụng đến tàu phá băng.
Tuần này, trung tâm dự báo thời tiết của Nga cho biết tuyến đường biển phương Bắc trong một số năm gần như hoàn toàn không có băng vào cuối mùa Hè và vào năm 2020, khu vực này đã đạt mức độ phủ băng thấp kỷ lục.
Nga muốn nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy tuyến đường Bắc Cực sau khi một tàu chở dầu khổng lồ của Nhật Bản bị mắc kẹt trong kênh đào Suez chật hẹp tuần qua.
Sau một trận bão cát, con tàu Ever Given thuộc sở hữu của Nhật Bản và gắn cờ Panama đã bị mắc kẹt và chặn đứng tuyến đường thủy nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ - nơi chiếm hơn 10% hoạt động lưu thông thương mại hàng hải toàn cầu. Theo dự báo của các chuyên gia, việc khơi thông tuyến đường kênh đào Suez sẽ mất đến vài tuần.
Nga mở lại phòng thí nghiệm vũ khí Bắc Cực Viện nghiên cứu của Nga mở lại phòng thí nghiệm từ thời Liên Xô chuyên thử nghiệm vũ khí và trang bị sử dụng tại Bắc Cực. Viện Nghiên cứu Cơ khí Chính xác Trung ương (TsNIITochMash) mở lại một phòng thí nghiệm đặc biệt chuyên thử nghiệm các loại khí tài có thể được sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc...