Cần coi trọng mối quan hệ thông gia
Nếu có một mối quan hệ nào luôn xét nét, giữ kẽ, được coi trọng và luôn giữ thái độ ứng xử đúng phép tắc, đó là mối quan hệ thông gia (sui gia).
Bất kỳ gia đình nào cũng có mối quan hệ thông gia. Hầu hết chúng ta ai cũng sẽ đến lúc “ngồi sui”. Mối quan hệ này vừa mới mẻ, lại cực kỳ tế nhị, nên ban đầu chúng ta không khỏi lúng túng, ngại ngần trong ứng xử.
Từ lần đầu “chạm ngỏ” nhà gái đến lễ ăn hỏi, lễ cưới rồi còn cả một khoảng thời gian rất dài sau đó, cả hai bên sẽ có rất nhiều cơ hội để giao tiếp với nhau. Vậy nên cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật ứng xử, phong tục, tập quán vùng miền để khi “ngồi sui” không vấp phải những điều đáng tiếc với anh chị sui, gia đình bà con bên thông gia, nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp. Mối giao hảo thân thiện của hai bên thông gia ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc lâu dài của đôi trẻ.
Từ lần đầu “chạm ngỏ” nhà gái đến lễ ăn hỏi, lễ cưới rồi còn cả một khoảng thời gian rất dài sau đó, cả hai bên sui gia sẽ có rất nhiều cơ hội để giao tiếp với nhau
Qua thực tiễn cuộc sống, ông bà ta đúc kết: “Bà con ngày một xa/ Sui gia ngày một gần”, nói lên sự gắn kết bền chặt của mối quan hệ thông gia. Con rể hay con dâu khi đó sẽ trở thành người nhà của mình cho dù trước kia chúng là con trai hoặc con gái của người ta.
Con dâu sẽ sinh ra cho mình những đứa cháu nội. Chàng rể thì “tiếp tay” cho con gái mình sinh ra những đứa cháu ngoại. Các cháu nội/ngoại đều mang dòng máu của cả hai bên thông gia. Vậy há chẳng phải sui gia tuy người dưng nhưng “ngày một gần” sao? Vì thế, chúng ta có trách nhiệm phải trân quí, nâng niu mối quan hệ mật thiết này. Mối quan hệ thông gia có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc hôn nhân của con cái. Quan hệ thông gia rạn nứt sẽ đẩy con cháu vào tình trạng khó xử cùng những rắc rối trong quan hệ gia đình.
“Làm sui một nhà biết ra cả họ” bởi khi có mối quan hệ thông gia, ắt sẽ phát sinh những mối quan hệ “ăn theo” khác. Như cô, dì, chú bác, anh, chị… bên thông gia nhà mình. Từ hoan, hôn, tang, tế… chúng ta đều phải đến dự, đến viếng cho đúng lễ nghĩa. Chẳng hạn như bên ông bà, cha mẹ thông gia của mình có người qua đời ta phải chuẩn bị mua lễ vật, hoành, vãng, cũng như cúng tế phải đúng theo tục lệ ở địa phương đó. Hay như lễ mừng thọ, của gia đình bên thông gia mời. Ta cũng phải có những món quà thật ý nghĩa. Nhất là biết người được mừng thọ hằng ngày thích gì. Hoặc mừng thôi nôi, sinh nhật của cháu mình mà bên thông gia tổ chức, ta cũng phải “hòa đồng” từ khâu tổ chức đến đóng góp tài chính.
Video đang HOT
Hai bà thông gia trao nhẫn cho cô dâu trong ngày cưới (nguồn vi.wikipedia)
Xây dựng mối quan hệ này, không phải riêng chỉ có hai bên thông gia, mà có cả sự “cộng tác đắc lực” của con trai, con gái, con rể, con dâu mình nữa. Vậy nên, bổn phận làm con (hay dâu, rể) nếu có việc vì chưa hài lòng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, cũng nên thẳng thắn (nhưng mềm mỏng) bày tỏ hay “chín bỏ làm mười” những điều không đáng. Qua đó, góp phần cho cha mẹ ruột hay cha mẹ vợ, cha mẹ chồng luôn luôn giữ hòa khí trong tình thông gia bền vững, tốt đẹp.
Thiết nghĩ những người sắp “làm sui” rất cần học tập kinh nghiệm, trang bị cho mình những kiến thức nhất định để không bỡ ngỡ trong vai trò mới mẻ nhưng đầy thú vị này.
PHẠM BỘI ANH THUYÊN
Theo thegioitiepthi.vn
Đừng đẩy trách nhiệm chăm cha mẹ cho bạn đời
Sau khi kết hôn, thông thường các cặp đôi sẽ có thêm cha mẹ chồng, cha mẹ vợ. Có rất nhiều câu chuyện đẹp giữa cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể khi những người trong cuộc luôn coi nhau là ruột thịt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào quan hệ giữa cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể cũng tốt đẹp.
Bắt vợ thức đêm chăm mẹ chồng
Có rất nhiều những mâu thuẫn, xung đột nảy sinh đến mức người trong cuộc không muốn nhìn mặt nhau. Lúc này, vai trò của người vợ hay chồng là rất quan trọng để giúp hóa giải những xung đột giữa người bạn đời với cha mẹ của họ. Nếu người trong cuộc không khéo léo thì mâu thuẫn sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.
Nhưng có nhiều trường hợp người vợ hay chồng không những không làm tốt vai trò trung gian hòa giải bất đồng giữa người bạn đời với cha mẹ của họ mà còn là nguyên nhân gây thêm xung đột. Nhiều người sau khi kết hôn có xu hướng đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ họ cho bạn đời.
Chăm sóc cha mẹ khi về già là trách nhiệm, bổn phận của con cái. Ảnh S.T
Họ không tự mình thực hiện việc chăm sóc cha mẹ, nhưng lại luôn muốn chứng tỏ rằng họ cũng rất quan tâm đến cha mẹ, gia đình và buộc vợ hay chồng mình phải thực hiện nghĩa vụ và bổn phận ấy. Nếu vì lý do nào đó, người bạn đời không chăm sóc cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì người chồng hay người vợ ấy sẽ chì chiết, dằn hắt, chửi mắng thậm chí dùng vũ lực với người bạn đời của mình. Câu chuyện của chị X sau đây là một ví dụ.
Chị X mở đầu buổi nói chuyện với luật sư bằng một câu hỏi "Tại sao chuyện nhà của chồng tôi mà anh ấy cứ bắt tôi phải lo?". Rồi chưa để cho luật sư kịp hỏi han, chị X nói luôn như để trút nỗi ấm ức bị chất chứa từ bấy lâu nay: "Mẹ anh ấy bị bệnh nằm đó. Anh ấy cứ bắt tôi đến đêm là qua chăm bà suốt thời gian dài. Mà chăm bà đêm hôm như vậy thì làm sao sáng tôi còn đủ sức đi làm được!".
Luật sư hỏi chị: "Thế anh ấy có sang thăm bà không?". Chị X nói: "Anh ấy có sang, nhưng chỉ thăm, ngó một chút rồi về, nhưng lại muốn tôi phải ở lại đêm bên nhà đó để chăm cho bà. Tôi nói không chăm được suốt như thế vì tôi ban ngày còn phải đi làm. Anh ấy bực tức quá về lấy đồ ném tôi, chửi mắng tôi rồi sáng không thèm chở tôi đi làm nữa.
Bên gia đình thống nhất là các anh chị em sẽ góp tiền để một người chị gái của anh ở nhà chăm bà. Mỗi tháng, mọi người đưa cho chị gái của anh ấy 5 triệu đồng. Tiền góp chăm bà, giờ tôi cũng phải tự xoay xở, anh ấy không chịu đưa. Anh ấy bảo vì tôi không dành thời gian chăm bà, muốn đêm ngủ để sáng đi làm, thì ráng kiếm tiền góp cho chị gái anh ấy chăm bà. Còn nếu tôi không muốn hùn tiền thì qua nhà mẹ anh ấy thức đêm chăm cho bà".
Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ
Anh chồng trong tình huống này thật là vô lý, nhưng không phải là chuyện hiếm gặp. Thực tế, sau khi kết hôn, nhiều người thường có thói quen yêu cầu chồng, vợ mình phải thật tốt, hết lòng với gia đình mình và nghiễm nhiên coi đó là bổn phận của chồng, vợ mình phải thực hiện. Vậy, nghĩa vụ của con cái được pháp luật quy định thế nào?
Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được quy định rất chi tiết trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể, khoản 2, điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định con phải "Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình".
Khoản 4, điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Khi sống cùng cha mẹ, thì con đã thành niên có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Như vậy, dù đã kết hôn, nhưng con cái vẫn phải tự mình thực hiện các nghĩa vụ của mình với cha mẹ chứ không được ỷ lại và đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cho vợ hoặc chồng, buộc người bạn đời phải thực hiện nghĩa vụ đối với cha mẹ thay cho mình được.
Vậy còn con dâu, con rể có quyền và nghĩa vụ với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hay không? Theo quy định tại điều 80, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69 (Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ), điều 70 (Quyền và nghĩa vụ của con), điều 71 (Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng) và điều 72 (Nghĩa vụ và quyền giáo dục con) của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Như vậy, có thể hiểu, nếu như con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì mới bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ cũng như được quyền thực hiện các quyền quy định từ điều 69 đến 72 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 với nhau. Trong trường hợp con dâu, con rể không sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì không bắt buộc phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ vừa nêu.
Trên thực tế có rất nhiều con dâu, con rể dù không sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nhưng vẫn tự nguyện chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ như chính cha mẹ mình. Dù luật không bắt buộc thực hiện, nhưng người trong cuộc vẫn tự nguyện thực hiện xuất phát từ tình thương và tình cảm tốt đẹp mà họ dành cho nhau. Đây là truyền thống tốt đẹp mà thiết nghĩ, mỗi người nên thực hiện và phát huy.
Theo Lao động
Của chồng, công vợ Trong thực tế, mỗi khi xảy ra bất hòa hay ly dị, giữa hai vợ chồng thường diễn ra sự không đồng thuận, xung đột về vấn đề tài sản. Vì sao nói của chồng công vợ? Thực tế cho thấy, do đặc tính của xã hội ta - xã hội nông nghiệp, người đàn ông thường là lao động chính, đồng nghĩa...