Cần có xếp hạng tín nhiệm
Việc DN phát hành giấy tờ có giá tại Việt Nam đang có sự phát triển rất sôi động nhưng chưa bền vững khi thiếu vắng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín giúp bảo vệ nhà đầu tư.
Ảnh minh họa Nguồn VietnamBiz
Theo các chuyên gia, thị trường trái phiếu DN cần được khuyến khích phát triển, tạo điều kiện cho DN cần vốn huy động vốn. Vì thế, tại Việt Nam, thị trường trái phiếu DN dù đã và đang có xu hướng mở rộng về quy mô, nên khung pháp lý đã và sẽ được ban hành. Tuy nhiên, đánh giá chung thì hầu hết DN phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá đều chưa được xếp hạng tín nhiệm, bản cáo bạch phát hành trái phiếu lại quá phức tạp, thậm chí, chưa có quy định nào bắt buộc DN muốn phát hành trái phiếu phải có xếp hạng tín nhiệm. Điều này có thể dẫn tới nhiều rủi ro, không có tổ chức bảo lãnh cho nhà đầu tư, nhà đầu tư không nắm rõ được “ sức khỏe” của DN…
Liên quan đến cơ sở pháp lý của hoạt động xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ từ năm 2014 đã ban hành Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hàng tín nhiệm. Nhưng hoạt động xếp hạng tín nhiệm hầu như vẫn vắng bóng trên thị trường, cả nước chỉ có 1 công ty định giá tín nhiệm nhưng lại chưa cung cấp hoạt động, dịch vụ nào. Trong khi trên thế giới, hoạt động xếp hạng tín nhiệm rất được chú trọng và phát huy hiệu quả, giúp minh bạch thị trường, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư nói riêng và toàn thị trường nói chung.
Các chuyên gia nhận định, các công ty xếp hạng tín nhiệm như một phần cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính. Hoạt động của các DN này sẽ không làm ảnh hưởng đến DN phát hành giấy tờ có giá, mà trái lại sẽ tăng độ tin cậy trong tiếp cận thông tin, an tâm đầu tư, nhưng phải trong điều kiện DN xếp hạng tín nhiệm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, bám sát sự thay đổi của nền kinh tế và hoạt động DN.
Do đó, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã không chỉ bổ sung điều kiện về vốn của DN chào bán trái phiếu ra công chúng mà còn phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ để phù hợp với Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi Luật chính thức có hiệu lực, điều cần làm trước hết là phải nâng cao sự hiểu biết của các bên, chuẩn hóa hệ thống, đưa các hoạt động theo đúng nguyên tắc thị trường… để hoạt động của các DN lĩnh vực nào cũng có thể được thuận lợi, theo đúng mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Bình Nam
Theo haiquanonline
Các ngân hàng lo lắng trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cảnh báo nếu Fed hạ mức lãi suất sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng nói chung và thúc đẩy nhiều thương vụ sáp nhập trong ngành.
Đồng đôla Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong bối cảnh cuộc họp chính sách vào ngày 17-18/9 đang tới gần và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có nhiều khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm 2019, các ngân hàng lớn của Mỹ bày tỏ quan ngại động thái này sẽ tạo ra một cú sốc lớn đối với tỷ lệ lợi nhuận của họ.
Lãi suất thấp hơn có nghĩa là lợi nhuận thu về đối với mỗi khoản vay sẽ giảm, đặc biệt là đối với những ngân hàng đang thực hiện chính sách lợi nhuận tiền gửi cao để thu hút khách hàng.
Trong báo cáo công bố hôm 12/9, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cảnh báo rằng mức lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng nói chung và thúc đẩy nhiều thương vụ sáp nhập trong ngành.
Tuần trước, các ngân hàng bao gồm JPMorgan Chase và Wells Fargo đã cắt giảm dự báo lợi nhuận trong năm 2019, giữa bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ giữa lúc triển vọng tăng trưởng toàn cầu đang suy yếu.
[Cuộc đối đầu về lãi suất giữa Tổng thống Donald Trump và Fed]
Giám đốc Điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon tuần trước cho biết ngân hàng này ước tính thu nhập ròng từ lãi suất trong cả năm 2019 vào khoảng 57 tỷ USD, thấp hơn so với mức dự báo 58 tỷ USD hồi đầu năm.
Fed hồi tháng 7/2019 đã thực hiện cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, sau khi tiến hành tăng đến bốn lần vào năm ngoái.
Sự đảo ngược này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc đã làm gia tăng sự bất ổn và khiến nền kinh tế toàn cầu suy yếu, bên cạnh việc cản trở hoạt động sản xuất và đầu tư.
Ông Trump đã không ngừng yêu cầu Fed cắt giảm lãi suất hơn nữa để bắt kịp các động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cùng các thể chế tài chính khác.
Vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước Mỹ thậm chí còn kêu gọi Fed hạ lãi suất xuống mức bằng 0 hoặc âm.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng điều này rất khó xảy ra.
Giám đốc Điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon cho biết ông không nghĩ rằng lãi suất tại Mỹ sẽ giảm xuống mức 0% và khẳng định JP Morgan sẽ ứng phó với môi trường lãi suất thấp bằng cách quản lý chặt chi phí và thu thêm phí quản lý tài khoản người dùng.
Mặc dù vậy, ở một góc nhìn khác, một số chuyên gia ngân hàng lại cho rằng mối tương quan giữa lãi suất và lợi nhuận ngân hàng đang bị thổi phồng và mọi chuyện không quá tồi tệ đến như vậy.
Marty Mosby, Giám đốc công ty dịch vụ môi giới tài chính Vining Sparks, cho biết: "Việc cắt giảm lãi suất có thể kiểm soát được nếu suy thoái kinh tế không xảy ra" và trên thực tế, một số ngân hàng đã đưa ra chiến lược để giảm thiểu rủi ro về lãi suất.
Chuyên gia phân tích Dick Bove đã chỉ ra một số trường hợp mà trong đó lợi nhuận ngân hàng tăng khi lãi suất ở mức thấp.
Ông nói: "Họ là các tập đoàn và có nhiều cách kiếm tiền", trong đó bao gồm cả việc tính phí bảo hiểm cho các khách hàng doanh nghiệp do rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng./.
Phương Nga (TTXVN/Vietnam )
Quy hoạch sân golf nằm trong 24 quy hoạch hết hiệu lực Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020; quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp giai đoạn 2013 - 2020... đều nằm trong danh mục các quy hoạch hết hiệu lực. Chính phủ vừa ban hành danh mục 24 quy hoạch...