Cần có quy định rõ ràng về điều kiện sao chụp tiền
Trong Đề cương xây dựng Nghị định của Chính phủ về đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất bổ sung quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện sao chụp tiền Việt Nam và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sao chụp, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam.
Ảnh minh họa
Trên thế giới hiện nay các nước đều có những quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế việc sao chụp hay tái tạo hình ảnh đồng tiền của nước mình. Một số nước thì cho phép sao chụp trong khuôn khổ quy định của Ngân hàng Trung ương, Chính phủ (Mỹ, Khu vực đồng Euro). Australia quy định bất cứ hành vi sao chụp hình ảnh đồng tiền có khả năng gây nhầm tưởng là tiền thật – thậm chí với mục đích nghệ thuật hoặc quảng cáo là hành vi bị nghiêm cấm. Các nước cũng rất chú trọng đến việc vận dụng các kỹ thuật để chống sao chụp đồng tiền.
Theo đánh giá của NHNN, trên thực tế nhiều các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam với mục đích in các ấn phẩm sử dụng cho tuyên truyền, làm tài liệu tập huấn như: để in một số ấn phẩm (lịch treo tường, lịch để bàn và sổ công tác). Một số tổ chức khi có nhu cầu sao chụp hình ảnh đồng tiền Việt Nam đã có văn bản đề nghị và được NHNN đồng ý cho phép sao chụp theo tiêu chuẩn do NHNN đưa ra. Đồng thời, những năm gần đây, tại một số địa phương xuất hiện “ tiền giấy đồ chơi” là các ấn phẩm có in hình ảnh đồng tiền Việt Nam trên giấy cứng hoặc nền nhựa, được bày bán với tính chất như đồ chơi. Tình trạng một số cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, tiêu thụ tiền vàng mã có sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam các loại mệnh giá đang diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh, thành phố trong cả nước (như tiền vàng mã, tiền âm phủ mô phỏng theo mẫu tiền polymer…) cũng gây nhầm lẫn, tạo ấn tượng không tốt về hình ảnh đồng tiền Việt Nam.
Hiện nay, Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg đã quy định: “Sao chụp tiền Việt Nam không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của NHNN” là hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn sao chụp và việc quản lý sao chụp. Thông tư số 22/2010/TT-BTTTT ngày 6/10/2010 quy định về tổ chức và hoạt động in, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 9/7/2008 và Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11/01/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ quy định các nội dung về sử dụng, sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam trong hoạt động in vàng mã: “Việc in sản phẩm vàng mã không được sử dụng nội dung, hình ảnh, họa tiết, màu sắc của tiền Việt Nam và nước ngoài; Kích thước sản phẩm vàng mã (tiền mã) phải lớn hơn hoặc nhỏ hơn tiền Việt Nam, tiền nước ngoài từ 3cm trở lên mỗi chiều và chỉ in một màu, một mặt”.
Từ các hoạt động phát sinh trong thực tế và đối chiếu các văn bản quy định hiện hành, các tổ chức, cá nhân cũng như các cơ quan chức năng gặp khó khăn để xác định việc sản xuất (sao chụp tiền Việt Nam) này có vi phạm pháp luật hay không. Một số văn bản khác cũng mới chỉ quy định một hoạt động phát sinh trên thực tế mà chưa quy định các điều kiện, tiêu chuẩn sao chụp, quản lý sao chụp tiền Việt Nam để có thể bao quát được tất cả các hoạt động đã, đang và sẽ phát sinh trong thời gian tới.
Video đang HOT
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sao chụp hình ảnh đồng tiền Việt Nam với mục đích sử dụng vào các hoạt động không bị pháp luật cấm như quảng cáo, kinh doanh, tập huấn nghiệp vụ…, cần thiết phải có các quy định cụ thể về việc sao chụp tiền Việt Nam. Đây là một trong những nội dung sẽ được bổ sung trong Nghị định của Chính phủ về đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước đang chủ trì xây dựng.
Bách Nguyễn
Theo baophapluat.vn
Giả thầy tu lừa hơn 200 triệu đồng của chủ tiệm cắt tóc
Trong vai hai thầy tu đến từ huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), Dứt và Nam đã lừa của một người dân tại Đà Lạt với số tiền hàng trăm triệu đồng chỉ trong khoảng 1 tháng.
Ngày 29.10, Đội cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đưa hai đối tượng Nguyễn Văn Dứt (40 tuổi) và Nguyễn Hoài Nam (27 tuổi, cùng quê Tiền Giang) đến tiệm cắt tóc của anh Khoa (31 tuổi, TP.Đà Lạt) dựng lại hiện trường vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do các nghi phạm gây ra tại đây.
Hai nghi phạm gây ra vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của anh Khoa.
Đối tượng Nguyễn Hoài Nam khai nhận, ngày 23.9, Nam đến tiệm cắt tóc của anh Khoa để xin tiền công đức khi giả danh là người tu hành ở chùa Đại Ninh (Đức Trọng) với pháp danh là Thích Minh Tâm. Trong lúc nói chuyện thì Nam thấy vợ anh Khoa là chị K có thai liền nói chị này bị "vong" theo, nói anh Khoa làm lễ cúng gửi "vong" về chùa với số tiền 7 triệu đồng.
Được anh Khoa đồng ý, chiếm được số tiền, Nam liền kể cho Dứt và đối tượng tên Thu nghe. Thấy kiếm tiền dễ dàng, hai đối tượng này xin gia nhập. Sau đó, cả ba mặc đồ tu hành đến nói chuyện với anh Khoa, Dứt tự xưng là sư phụ của Nam với pháp danh Thích Huệ Tâm, còn Thu giới thiệu là phật tử đi theo.
Dứt đã yêu cầu anh Khoa bỏ 199 triệu đồng vào mảnh vải đỏ để làm lễ, sau đó chiếm đoạt bằng cách tráo tiền thật bằng tiền âm phủ.
Tại nhà của anh Khoa, Dứt nói rằng vợ Khoa bị "vong" theo rất nặng nên yêu cầu đưa 28 triệu (theo tuổi âm lịch của chị K) để cúng gửi "vong" về chùa. Vì lần trước đã đưa 7 triệu cho Nam, lần này chỉ cần đưa 21 triệu đồng nên anh Khoa đồng ý đưa tiền.
Sau đó, Nam và Dứt thường xuyên liên lạc với anh Khoa và biết cửa hàng của anh vắng khách. Lợi dụng điều này, Dứt đã gọi cho Khoa làm lễ để xin "cụ tổ" cho tài lộc, ăn nên làm ra.
Dứt nói ba mâm cúng có giá khác nhau: Tiểu lộc (79 triệu đồng), trung lộc (99 triệu đồng), đại lộc (199 triệu đồng) và sau khi cúng sẽ trả lại để anh Khoa đầu tư cho công việc thuận lợi. Vì vậy, anh Khoa đã không ngại ngần chọn gói đại lộc và hẹn ngày 14.10 đến cúng.
Đến ngày 14.10, Nam và Dứt đến nhà anh Khoa với chiếc tay nải màu vàng, bên trong là một xấp tiền âm phủ được gói trong mảnh vải đỏ. Đến giờ, Dứt yêu cầu anh Khoa bỏ 199 triệu đồng vào chiếc khăn màu đỏ mà Dứt trải sẵn trên chiếu rồi đậy lại và để lên bàn. Sau đó, Dứt nói vợ chồng anh Khoa quay lưng và lạy 4 phương 8 hướng để làm lễ.
Cọc tiền âm phủ Dứt đã mua sẵn để tráo lấy 199 triệu đồng tiền thật của anh Khoa.
Trong lúc này, Dứt đã đánh tráo cọc tiền thật bằng số tiền âm phủ đã chuẩn bị sẵn. Sau khi cúng xong, Dứt bảo anh Khoa cất vào tủ và dặn 7 ngày sau mới mở ra sử dụng. Ra về, Dứt đã "rút ruột" 120 triệu đồng và nói với đồng bọn chỉ cúng được gói 79 triệu đồng, số tiền này chia đều cho ba người.
7 ngày sau, anh Khoa lấy số tiền trong tủ đã cúng ra để sử dụng thì phát hiện là tiền âm phủ, biết bị lừa nên anh đã báo Công an TP.Đà Lạt. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Lạt nhanh chóng vào cuộc xác minh và tìm được các nghi phạm gây án. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng này đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Trung tá Hồ Hải Dương - Đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Lạt cho biết: "Đây là thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi của các đối tượng khi giả người tu hành và đánh vào tâm lý của các "khổ chủ" khiến họ cả tin vì mê tín. Vì vậy, người dân đừng quá mê muội để tránh rơi vào bẫy của kẻ gian".
Theo Danviet
Lợn sưởi nắng cạnh mỹ nữ Con mèo đen tỏ ra khó chịu khi cô chủ vừa bế nó vừa xem điện thoại, song con lợn nằm một cách thoải mái bên 4 người phụ nữ trên bãi cỏ. Tình trạng của người làm thuê khi thời gian làm việc bắt đầu từ 6h trong khi cô vẫn ở nhà vào thời điểm 5h59. Con mèo có vẻ tức...