Cần có cơ quan định giá đất độc lập trong thu hồi đất
Việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội và vấn đề định giá đất thu hồi là nội dung còn nhiều đại biểu (ĐB) băn khoăn góp ý chỉnh sửa cho dự thảo luật Đất đai sửa đổi trong phiên thảo luận của Quốc hội (QH) sáng nay 6.11.
ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) góp ý cho dự thảo luật Đất đai sửa đổi – Ảnh: Ngọc Thắng
Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định dự thảo luật Đất đai sửa đổi là dự thảo luật quan trọng, đã được trình ra trước QH thảo luận trong ba kỳ họp liên tiếp, đã có nhiều ý kiến đóng góp. Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu các ý kiến và chỉnh lý, với những ý kiến không chỉnh lý thì cũng có giải trình.
Tách bạch mục đích thu hồi đất trong kinh tế, xã hội
Theo ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội), chỉ nên thu hồi đất cho dự án phục vụ lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng; còn thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội thì quy định trong dự thảo luật Đất đai còn chung chung, dễ dẫn đến lạm dụng khi thu hồi, gây khiếu kiện.
“Từ khi dự thảo được đưa ra lấy ý kiến QH, nhiều ĐB, chuyên gia đã đề nghị không thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội mà là trưng mua đất cho hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người dân. Tuy nhiên, cho đến giờ vấn đề này vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của ban soạn thảo. Tôi nghĩ nếu chưa giải quyết được vấn đề này rõ ràng (việc thu hồi đất cho mục đích kinh tế, xã hội) thì sẽ còn những khiếu kiện phức tạp trong việc thu hồi đất đai’, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) có ý kiến.
Từ khi dự thảo được đưa ra lấy ý kiến QH, nhiều ĐB, chuyên gia đã đề nghị không thu hồi đất cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội mà là trưng mua đất cho hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người dân
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng)
ĐB Vinh đề nghị quy định phải nói rõ căn cứ nào để đưa các dự án vào diện dự án “phát triển kinh tế, xã hội” để thu hồi đất.
Cùng quan điểm, ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) góp ý: Đối với đất thu hồi trong phát triển kinh tế, xã hội, phải loại trừ yếu tố kinh doanh vì lợi ích thuần túy của doanh nghiệp.
Theo ĐB Lợi, cần thiết phải tách biệt các trường hợp thu hồi đất trong phát triển kinh tế, xã hội thành hai loại: loại thứ nhất là tạo quỹ đất để thực hiện các chính sách xã hội, phục vụ lợi ít công cộng, lợi ích quốc gia; loại thứ hai mặc dù cũng là dự án đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội nhưng là tạo quỹ đất thuần túy vì lợi ích nhà đầu tư. Ở loại thứ hai này thì phải áp dụng cơ chế thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người có đất.
Video đang HOT
“Đã là đất kinh doanh, thương mại thì phải đấu giá chứ không được thu hồi, giao đất vì thu hồi, giao đất không có tính minh bạch, dễ bị lợi dụng, tham nhũng, gây khiếu kiện”, ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) phát biểu.
ĐB Hoàng đề nghị bỏ hẳn cơ chế giao đất xin, cho.
Ngay cả các trường hợp thu hồi đất cho an ninh, quốc phòng, ĐB Lợi cho rằng cũng phải trong trường hợp thật cần thiết theo luật định.
Cần cơ quan định giá đất độc lập
Bên cạnh đó, việc định giá đất, bồi thường cho người có đất bị thu hồi cũng được nhiều ĐB thảo luận.
ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) đề nghị cần có tổ chức độc lập về định giá đất – Ảnh: Ngọc Thắng
ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị bồi thường cho người dân bị thu hồi đất phải tính đến những thiệt hại do chuyển đổi chỗ ở và cả lợi nhuận phát sinh trên đất đai sau này để người dân có thể có chỗ ở mới, cuộc sống mới tốt hơn hoặc ít nhất là bằng lúc chưa bị thu hồi.
Đã là đất kinh doanh, thương mại thì phải đấu giá chứ không được thu hồi, giao đất vì thu hồi, giao đất không có tính minh bạch, dễ bị lợi dụng, tham nhũng, gây khiếu kiện
ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu)
Theo ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội), quy định còn chung chung về định giá đất bồi thường. ĐB thắc mắc trong dự thảo định giá đất trên cơ sở nào, giá thế nào là “giá phổ biến trên thị trường”. Do đó, ĐB Hà đề nghị cần có tổ chức độc lập về định giá đất.
“Về định giá đất, theo như dự thảo thì thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành quá lớn khi vừa giao, cho thuê, thu hồi đất và vừa định giá đất”, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đánh giá.
Qua đó, ĐB Vinh góp ý để đảm bảo tính minh bạch thì cần tách bạch cơ quan định giá đất độc lập với cơ quan thu hồi. Tránh tình trạng một cơ quan vừa đá bóng, vừa thổi còi.
“Cần thành lập cơ quan định giá đất độc lập. Khi thu hồi đất, người dân có quyền giới thiệu cho cơ quan thu hồi đất những tổ chức định giá đất độc lập tham gia định giá đất, đấu thầu đất”, ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) có ý kiến.
Theo ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) đã nói giá trị trường thì phải là giá do thị trường quyết định. Như vậy, giá trong đấu giá đất sẽ là giá thị trường chứ không phải là giá theo bảng định giá chủ quan của Nhà nước.
Dự kiến, các ĐBQH sẽ bấm nút biểu quyết để thông qua dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trong kỳ họp này.
Người dân đứng ngoài cuộc Theo ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình): Hầu hết người dân phản ánh là họ không biết thông tin gì khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngay trên đất của mình, người dân luôn đứng ngoài cuộc. “Tôi đề nghị cần có quy định rõ ràng trong việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, người dân góp ý trong quy hoạch.Tôi đề nghị cần có quy định tỉ lệ đồng tình của người dân trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là bắt buộc trong phê duyệt quy hoạch’, ông Sinh đề nghị.
Theo TNO
Vụ án oan 10 năm được gỡ vì những chuyện hi hữu
Đại biểu Dương Trung Quốc nhận định, vụ án oan 10 năm có "cơ may" được gỡ vì những chuyện hi hữu như ông Nguyễn Thanh Chấn có cha là liệt sỹ, được giảm án tử hình xuống tù chung thân, hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú...
Bình luận về vụ án oan 10 năm đối với công dân Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang làm dư luận choáng váng 2 ngày qua, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc đặt vấn đề có việc ép cung hay không trong quá trình điều tra. Theo như đơn thư tố cáo, bị can bị áp lực trong quá trình xét hỏi.
Về việc suốt 10 năm qua, ông Chấn đã liên tục gửi đơn tới các cơ quan chức năng nhưng những lời kêu oan vẫn "chìm" trong im lặng, ông Quốc nêu kinh nghiệm của bản thân, có những vấn đề được cơ quan chức năng trả lời (thậm chí phải trả lời nhiều lần) nhưng có việc không trả lời hoặc chưa trả lời mà các cơ quan tố tụng vẫn tiến hành xét xử.
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, vụ án làm rúng động dư luận vì một loạt các câu hỏi về cơ chế và trách nhiệm. (Ảnh: Việt Hưng)
"Không phải cá nhân tôi mà một vài vị ĐBQH khác cũng từng có việc tham gia ý kiến và không nhận được hồi âm, bản án vẫn được tuyên" - ông Quốc phán đoán, đơn từ của ông Chấn có được xem xét hay không tùy thuộc vào cách đặt vấn đề và tính thuyết phục của lập luận đưa ra. Thực tế, nhiều đương sự kêu oan nhưng việc chứng minh có oan hay không rất khó, không đơn giản.
Vụ án oan này có "cơ may" được gỡ vì những chuyện hi hữu như ông Nguyễn Thanh Chấn có cha là liệt sỹ, được giảm án tử hình xuống tù chung thân, hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú. Việc đầu thú có thể do chịu áp lực tâm lý, áp lực từ dư luận và chắc chắn phải nhờ nỗ lực rất lớn của gia đình người bị oan mới giải oan được cho người thân. Việc này, ông Quốc so sánh với hiện tượng "tự xử" của người dân mà nhiều đại biểu Quốc hội nhắc tới thời gian qua khi không còn tin tưởng, trông cậy được sự bảo vệ của cơ quan nhà nước.
"Việc này giống như nhiều hiện tượng khác đã xảy ra thời gian gần đây. Đó là biểu hiện sự giảm sút của hệ thống pháp luật. Người dân không còn biết bấu víu vào đâu và phải tự tìm mọi cách để cứu mình" - ông Quốc nói.
Đại biểu băn khoăn: "Tôi không rõ trong quá trình gia đình kêu oan, các cơ quan dân cử từ HĐND cho tới các ĐBQH đã tiếp cận được chưa và có tạo ra áp lực cần thiết theo quy định của pháp luật chưa. Có những vụ việc chúng tôi đưa yêu cầu tới TAND tối cao, chưa có trả lời thì vụ việc cũng đã xử lại rồi. Tôi có đặt câu hỏi "cải cách để làm gì" với Chủ tịch nước, là người đứng đầu công tác cải cách tư pháp. Lần này, có cơ hội chất vấn Chánh án TAND Tối cao tôi cũng sẽ chất vấn về vấn đề này".
Ông Quốc bình luận, vụ án làm rúng động dư luận vì một loạt các câu hỏi về cơ chế và trách nhiệm. Sắp tới, cơ quan chức năng cần xem xét xử đúng người đúng tội, sau giải oan cho ông Chấn thì phải đền bù. Trong việc này có bài toán kinh tế đặt ra khi tiền đền bù lấy từ công quỹ nhà nước, chứ không phải những người làm sai phải bỏ tiền túi ra đền bù.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu đoàn TPHCM, nhận định: Trong tố tụng, ở nước nào cũng có sai sót nhưng sai sót này phải được đánh giá là sai sót nghiệp vụ vô ý hay do thiếu trách nhiệm hoặc thậm chí do thiên vị, do tiêu cực tham nhũng. Nếu là sai sót do nghiệp vụ tức là trong thời điểm đó, các cơ quan tiến hành tố tụng không đủ điều kiện cần thiết, khách quan để thu thập đủ chứng cứ dẫn đến đánh giá sai sự việc thì cần phải rút kinh nghiệm để sửa nhưng sai phạm đó sẽ được đánh giá ở mức độ khác.
Còn trong vụ Nguyễn Thanh Chấn, nếu có chứng cứ xác định cơ quan chức năng vô cảm với quyền của bị can, bị cáo hay cố tình bảo vệ kết quả bức cung, thậm chí có tiêu cực, tham nhũng thì phải có xử lý nghiêm khắc.
Vấn đề quan trọng nhất trong câu chuyện là việc bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ được có luật sư ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình điều tra, được đối xử theo nguyên tắc suy đoán vô tội một cách triệt để, tăng tối đa các biện pháp giám sát để loại trừ hành vi bức cung và dùng nhục hình dưới mọi hình thức khác nhau một cách triệt để, có hiệu quả nhất. Làm được những việc đó sẽ hạn chế cao nhất những oan sai như này.
Cụ thể, ông Nghĩa phân tích, pháp luật hiện quy định đầy đủ đến mức người bị tạm giữ đã có quyền có luật sư trong vòng 24 giờ đồng hồ, tạm giam trong vòng 3 ngày là có quyền có luật sư. Nhưng hiện nay, quyền này trong nhiều trường hợp không được bảo đảm, chưa kể là có định kiến, thành kiến đối với bị can, bị cáo, không theo tư duy suy đoán vô tội.
"Chừng nào còn ép cung, bức cung, chừng nào nguyên tắc suy đoán vô tội còn không được áp dụng một các triệt để, chừng nào quyền có người bào chữa của bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ không được bảo đảm đúng như luật định, chừng ấy vẫn còn những trường hợp như ông Chấn" - đại biểu luật sư Trương Trọng Nghĩa nhận định.
Liên hệ đến việc hiến định nguyên tắc suy đoán vô tội trong dự thảo Hiến pháp đang bàn, đại biểu TPHCM cho rằng, chỉ cần làm đúng luật pháp, đảm bảo quyền của người bị tạm giam, tạm giữ, đối xử theo đúng nguyên tắc bị can, bị cáo phải được coi là người không có tội cho đến khi bản án có hiệu lực của tòa án, sẽ hạn chế được rất nhiều oan sai.
Về vấn đề truy cứu trách nhiệm của các cơ quan trong việc để xảy ra vụ án oan nghiêm trọng này, ông Nghĩa phân tích, hiện chưa đủ căn cứ đánh giá nguyên nhân sai sót do yếu kém về nghiệp vụ hay do điều kiện khách quan lúc xét xử vụ án 10 năm trước. Nếu vụ việc bắt đầu từ "lỗi" của CQĐT thì bên Công an sẽ phải kiểm điểm. Nếu lỗi do cơ quan công tố thì VKS cần phải kiểm điểm. Cuối cùng, việc kết án là lỗi của tòa án, cơ quan xét xử phải chịu trách nhiệm.
"Vụ án này làm chấn động dư luận như vậy, tôi nghĩ các cơ quan sẽ xem xét một cách nghiêm túc. Vấn đề là sai sót có thể xảy ra nhưng sai phạm, oan sai phải ở một tỷ lệ thấp và chấp nhận được. Oan sai đó phải vì nguyên nhân nghiệp vụ chứ không phải vì những nguyên nhân tiêu cực, tham nhũng, coi thường các quyền của công dân" - ông Nghĩa nói.
P.Thảo - Q.Phong
Theo Dantri
Nạn nhân bị kẻ cuồng yêu tạt axit định tự tử Chị Huôi - nạn nhân bị kẻ cuồng yêu Nguyễn Văn Dũng tạt axit vào mặt - vì bị sốc, hoảng loạn nên có ý định quyên sinh. TS.BS Nguyễn Hữu Chức - Trưởng khoa Mắt - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết mắt phải của chị Hà (chủ đại lý vé số, một trong 8 nạn nhân bị dính axit...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg

Vụ lòng se điếu 'fake': Đại sứ ẩm thực ra kèo 1 tỷ, tiết lộ "bùa phép" heo bệnh?
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
11 phút trước
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
20 phút trước
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
25 phút trước
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
27 phút trước
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
29 phút trước
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
43 phút trước
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
1 giờ trước
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
1 giờ trước
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
1 giờ trước
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
1 giờ trước