Cần có cơ chế hợp lý để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư
Theo đánh giá, vấn đề chính để dẫn đến giải ngân vốn đầu tư chậm là do cơ chế chính sách còn chưa hợp lý nên đã dẫn đến hàng chục nghìn tỷ chưa phân bổ, ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Cần có giải pháp đồng bộ để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2019. (Ảnh minh họa)
Theo Kho bạc Nhà nước (KBNN), tính đến ngày 15/5/2019, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 qua KBNN là 72.860 tỷ đồng đạt 20,3% kế hoạch năm 2019. Dự kiến số giải ngân đến ngày 31/5/2019, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 qua KBNN là 89.165,1 tỷ đồng đạt 24,8% kế hoạch năm 2019.
Đối với kiểm soát chi đầu tư, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết, tiến độ chi đầu tư vẫn còn chậm nhưng không phải từ phía kho bạc. “Quy trình chi qua kho bạc quy định khá cụ thể, từng ngày phải hoàn tất giải ngân khi nhận đủ hồ sơ đến, nếu chậm sẽ bị khiếu nại ngay”, ông Nguyễn Quang Vinh nói.
Vấn đề chính là cơ chế chính sách còn chưa hợp lý, như quy định về đầu tư công, xây dựng, các quy trình liên quan. Hơn nữa, việc phân bổ giao kế hoạch vốn cũng quá chậm, hàng chục nghìn tỷ chưa phân bổ ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Ngoài ra việc cho kéo dài kế hoạch vốn chưa hợp lý cũng chưa tạo được sức ép tới chủ đầu tư. “Nguyên tắc là có vốn mới tiến hành các thủ tục, làm các thủ tục thiết kế, mời thầu, đấu thầu thì tiền mới ra được, các khâu bị gián đoạn, chưa nói đến vướng về đất đai, giải phóng mặt bằng…”, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết thêm.
Đối với chi thường xuyên, KBNN cho biết, lũy kế vốn thanh toán từ đầu năm tính đến ngày 15/5/2019, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát 289.469 tỷ đồng, đạt 27,8% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).
Dự kiến vốn thanh toán đến 31/5/2019, hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát ước đạt 317.469 tỷ đồng, đạt 30,4% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).
Video đang HOT
Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, tính đến ngày 15/5/2019 các đơn vị trong hệ thống KBNN đã phát hiện khoảng 2.230 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết, với số tiền từ chối thanh toán khoảng 5,3 tỷ đồng.
Lãnh đạo KBNN cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, toàn hệ thống KBNN đã thực hiện một số giải pháp nhằm thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật hiện hành. Lãnh đạo KBNN trung ương đã chỉ đạo KBNN các cấp tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt theo đúng đối tượng và nội dung quy định
Thực hiện Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát thanh toán chặt chẽ đối với các khoản chi như: Chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, mua sắm trang thiết bị, xe ô tô,… đảm bảo tiết kiệm và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo lãnh đạo KBNN, việc kiểm soát thanh toán các khoản chi đầu tư qua KBNN được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước…
Đại diện KBNN cũng khẳng định cần có giải pháp đồng bộ để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2019 theo ý kiến chỉ đạo của đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 08/5/2019 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại cuộc họp về giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019.
Minh Thùy
Theo congluan.vn
Kiến nghị Quốc hội cho phép trả hơn 4.000 tỷ GPMB cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
Chính phủ trình Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tiếp tục kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) được Thủ tướng Chính phủ giao là chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức hợp đồng xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT).
Tại Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho Dự án.
Theo số liệu cập nhật của VIDIFI và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án khoảng 4.069 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ là kiến nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Bộ GTVT.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ nguồn vốn này được Chính phủ ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, gia cố đê, kè, xây dựng hồ đập, phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển...
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Chính phủ đã rất quan tâm, ưu tiên sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm để hỗ trợ các địa phương trong cả nước, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung, Miền núi phía Bắc, thực hiện các dự án thuộc tiêu chí này.
Riêng trong hai năm 2017, 2018, số vốn hỗ trợ các địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đạt trên 12,5 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, việc dành một phần vốn ngân sách trung ương từ nguồn 10.000 tỷ đồng để thanh toán nợ hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ là khả thi, thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và nhằm triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng để bố trí cho dự án nêu trên của Bộ GTVT.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, để triển khai xây dựng, phần chi phí bồi thường GPMB cho dự án khoảng 4.069 tỷ đồng, VIDIFI đã phải vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để chuyển cho 4 địa phương gồm: Hà Nội 892 tỷ đồng, Hưng Yên 788 tỷ đồng, Hải Dương 992 tỷ đồng và Hải Phòng 1.397 tỷ đồng thực hiện công tác GPMB trong giai đoạn 2008 - 2010.
Đại diện chủ đầu tư nói và cho biết, đây phần tham gia trực tiếp của Nhà nước vào dự án. Do không thể bố trí vốn ngay, Nhà nước đã cam kết sẽ hoàn trả dần khoản tiền này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 746/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, đến nay, theo đại diện chủ đầu tư, sau 10 năm thực hiện, VIDIFI vẫn chưa được Nhà nước hoàn trả kinh phí đền bù GPMB, tái định cư tại dự án như cam kết của Chính phủ trước đó. Không chỉ vậy, VIDIFI còn đang phải tiếp tục vay tín dụng ngân hàng để trả lãi cho các khoản tham gia, hỗ trợ của Nhà nước đã cam kết với lãi suất bình quân 10%/năm.
"Tính đến cuối năm 2018, chi phí lãi vay phát sinh thêm do các khoản hỗ trợ của Nhà nước chưa thực hiện được ước tính khoảng 800 tỷ đồng. Nếu việc hoàn trả của Nhà nước tiếp tục chậm sẽ dẫn đến phá vỡ phương án tài chính của dự án, doanh nghiệp dự án phá sản", đại diện VIDIFI chia sẻ.
T.Bình
Theo Báo giao thông
Tăng trưởng 43%, Nam Long nhận giải Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc 2019 Năm 2018 tăng 43% lợi nhuận đạt mức 763 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) đã chính thức được vinh danh "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam 2019" trong danh sách FAST500 - Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2019. Theo đánh giá kết quả kinh doanh giai...