Cần có cơ chế để doanh nghiệp tham gia chương trình khoa học quốc gia
Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành cơ cấu lại các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với quan điểm chỉ đạo lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
“Không gian sáng chế” tại Diễn đàn “Không gian đổi mới sáng tạo” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, tháng 9/2022. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Chiều 17/10, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị triển khai các Chương trình khoa học công nghệ quốc gia giai đoạn 2021-2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu chỉ đạo.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành cơ cấu lại các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Việc cơ cấu lại bám sát Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030 và quan điểm chỉ đạo về lấy doanh nghiệp làm trung tâm; viện nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu mạnh.
Cùng với đó, chú trọng thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên tinh thần chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện cho khoán sản phẩm và hậu kiểm, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra.
Bộ thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trung hạn, dài hạn, phát triển các hướng nghiên cứu cơ bản, các hướng công nghệ ưu tiên, các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của đất nước hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, phải gắn kết với lộ trình công nghệ của các ngành, lĩnh vực, phù hợp với nội dung Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030, phương hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ 5 năm 2021-2025.
Video đang HOT
Các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia bảo đảm không trùng lặp về nội dung nghiên cứu, phân bổ nguồn lực, có sự kết nối, liên thông; có tính ứng dụng cao đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, trong phạm vi cả nước, giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch, giải trình trong nghiên cứu khoa học. Thực tế, giai đoạn 2016-2020, ngành Khoa học và Công nghệ, trong đó có các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia đã đóng góp quan trọng vào chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), tốc độ tăng năng suất lao động, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong xuất khẩu; đạt được những bước tiến đáng ghi nhận về chỉ số đổi mới sáng tạo, công bố nghiên cứu khoa học quốc tế, sở hữu trí tuệ, tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tương đối đều khắp…
Ngành Khoa học và Công nghệ đã triển khai một số chương trình lớn về khoa học xã hội, chính trị, kinh tế, đáng chú ý có một số công trình tiêu biểu, đồ sộ về tầm vóc tri thức và ảnh hưởng đã được thực hiện như Bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử), Bộ Địa chí quốc gia Việt Nam (Quốc chí), Bách khoa toàn thư Việt Nam…
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu một số hạn chế, bất cập, vướng mắc mà ngành Khoa học và Công nghệ cần nhìn nhận thẳng thắn như: Nguồn lực dành cho các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia rất lớn nhưng vẫn thiếu mối liên kết có tính định hướng, hướng dẫn, bổ trợ, đỡ đầu đối với các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp bên dưới.
Giờ học lập trình bằng ngôn ngữ Java của sinh viên trường Đại học FPT. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa khắc phục triệt để những bất cập, hạn chế, vướng mắc về cơ chế quản lý, tài chính trong khoa học, vẫn còn rất chặt chẽ, chưa sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chưa công khai, minh bạch, giám sát đồng đẳng các đề tài nghiên cứu khoa học còn ít…
Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hơn nữa trong triển khai các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia giai đoạn 2021-2025, bảo đảm chất lượng, đúng quy định.
Đồng thời, Bộ cần mạnh dạn tổ chức các nhóm nghiên cứu mạnh trong một số chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, từng bước tháo gỡ cơ chế quản lý, tài chính trong khoa học; có các cơ chế để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, kết hợp với các cơ sở nghiên cứu của Nhà nước.
Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Phó Thủ tướng lưu ý kết quả các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia cần đưa ra những kiến nghị thật cụ thể, tổ chức phương thức để lan tỏa kết quả nghiên cứu, tạo xung lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn trong phát triển đất nước; triển khai nghiên cứu, đề xuất cụ thể về cơ chế quản lý tài chính khoa học và công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu về văn hóa…
Chính phủ đề nghị tiếp tục chi 1.155 tỉ hỗ trợ người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục chi 1.155 tỉ đồng để hỗ trợ cho người lao động đã nộp hồ sơ đúng hạn nhưng chưa nhận được tiền từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo nghị quyết 03.
Công nhân xây dựng tại một công trường ở Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN
Thay mặt Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung vừa ký báo cáo về tình hình thực hiện nghị quyết 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Từ tháng 10-2021 đến 31-3-2022, có trên 346.000 doanh nghiệp với xấp xỉ 11,47 triệu lao động được giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền khoảng 4.426 tỉ đồng.
Còn chính sách hỗ trợ người lao động, tính đến ngày 31-12-2021, gần 12,97 triệu người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ, không có sai sót hồ sơ được chi trả 30.800 tỉ đồng. Số tiền được trích từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (dự toán ban đầu cho phép dùng 30.000 tỉ đồng).
Chính phủ đánh giá chính sách kịp thời, bám sát thực tiễn, đúng đối tượng, góp phần hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Chính sách đã hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Việc triển khai thực hiện chính sách minh bạch, khẩn trương, đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ.
"Dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có nên việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người lao động và người sử dụng lao động đã được thực hiện nhanh chóng, thủ tục nhanh gọn", báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, Chính phủ thừa nhận việc xác định rõ đối tượng tại các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam... gặp khó khăn.
Theo Chính phủ, chính sách này được xây dựng và ban hành trong bối cảnh đặc biệt, cấp bách để kịp thời hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dẫn đến việc dự báo người lao động hưởng chính sách chưa sát thực tế, nên khi triển khai, số tiền chi trả vượt mức quy định.
Sau ngày 31-12-2021 (thời điểm hoàn thành hỗ trợ), vẫn còn hơn 414.000 lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đúng hạn, nhưng chưa được chi trả số tiền khoảng 1.155 tỉ đồng. Nguyên nhân là hồ sơ đề nghị vào hạn chót (ngày 20-12-2021), quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của nhiều người phức tạp, nhân thân của người lao động chưa chính xác nên cần xác minh thêm, sai thông tin số tài khoản ngân hàng...
Chính phủ cũng chỉ ra một số đơn vị sử dụng lao động đặc thù gửi danh sách đề nghị hưởng mà chưa kịp rà soát, kiểm tra, hoàn thiện thông tin đề nghị hưởng hỗ trợ của người lao động.
Do đó, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ với lao động đã nộp hồ sơ đề nghị theo đúng thời hạn quy định (chậm nhất ngày 20-12-2021). Thời gian chi trả là 2 tháng kể từ ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tiếp tục thực hiện hỗ trợ.
Theo Chính phủ, kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến ngày 31-12-2021 là trên 60.600 tỉ đồng, dự toán thu năm 2022 hơn 21.870 tỉ đồng trong khi chi là 26.740 tỉ đồng. Do đó, nếu tiếp tục chi trả cho lao động đã nộp hồ sơ đề nghị theo đúng thời hạn quy định của nghị quyết 03 với số tiền 1.155 tỉ đồng thì quỹ vẫn đảm bảo an toàn.
Chính phủ nhận định, tiếp tục chi hỗ trợ sẽ đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, nguyên tắc chia sẻ chính sách bảo hiểm thất nghiệp và công bằng; tạo sự đồng thuận và củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cho thấy lợi ích của việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp - "giá đỡ cho người lao động gặp khó khăn".
Hà Nội thu hơn 270 tỉ đồng nợ BHXH sau thanh tra Đến hết tháng 6-2022, số tiền nợ bảo hiểm của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội là hơn 5.100 tỉ đồng. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp xử lý các doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài. BHXH TP Hà Nội vừa cho biết số đơn vị nợ BHXH trên địa bàn vẫn còn cao, số tiền nợ lớn, đến...