Cần cơ chế để ngành đường sắt không tụt hậu
Đường sắt nước ta được xây dựng 140 năm, hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu, lại không được cải tạo, nâng cấp nhiều mà chỉ duy tu, trong khi nguồn vốn cho công tác này cũng khá hạn hẹp.
Do vậy, đường sắt ngày càng yếu thế về thị phần hành khách và hàng hóa so với đường bộ, hàng không.
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm. Ảnh: Văn Nam.
Đây là chia sẻ của ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt Việt Nam” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 25/3.
Ông Minh cho biết, hiện dọc tuyến đường sắt Bắc-Nam có hàng ngàn đường cong bán kính dưới 300m, không đồng đều tải trọng, trên 14.000 vị trí bị xâm phạm an toàn giao thông, đường sắt đầu tư thay thế hạ tầng cũ chứ không tạo dòng sản phẩm mới nên khó tạo động lực phát triển.
Video đang HOT
Chưa kể, công nghệ các nước phát triển đã dùng điện khí hóa, thậm chí là đường ống, trong khi đường sắt nước ta vẫn chạy đường đơn với nền tảng công nghệ diesel dẫn đến khả năng luân chuyển hàng hóa thấp, năng lực tàu thông qua chỉ được 21 đôi tàu/ngày đêm nên không đáp ứng được sự phát triển của kinh tế- xã hội và đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa và hành khách.
Với các phương thức vận chuyển khác, áp lực của phương tiện sẽ tạo động lực phát triển để cải thiện hạ tầng, còn đường sắt không có chủ thể nào gây áp lực nên sẽ khó cải thiện hạ tầng và phải trông chờ vào nguồn lực đầu tư lớn của Nhà nước trong một thời gian dài.
Theo ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), đầu tư cho ngành đường sắt chưa có đường dài chiến lược, chưa có tính đột phá, đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt là với nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Hiệu quả đầu tư cho đường sắt không thể chỉ đánh giá thông qua hoạt động kinh doanh vận tải mà nó còn tác động đến sự phát triển kinh tế vùng miền, kết nối các phương thức vận tải của một quốc gia, giúp giảm chi phí tăng khả năng cạnh tranh kinh tế. Trong khi các loại hình vận tải hàng không, hàng hải được giao tài sản hạ tầng cho doanh nghiệp để khai thác, kinh doanh, đường sắt lại chưa được phép. Nhà ga là điểm đến, điểm đi, tại đây có thể nâng cấp thành các khu vui chơi, siêu thị, dịch vụ… chứ hoàn toàn không đơn thuần là việc trung chuyển hành khách.
“Vì vậy, nhiều quốc gia đã đầu tư các ga bằng nguồn ngân sách từ trung ương và địa phương, kể cả cho phép doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác tham gia. Nếu nhà ga chỉ phục vụ hành khách thì không bao giờ có thể thu hồi vốn và khó phát triển” – ông Tiến cho hay.
Tập trung đầu tư hạ tầng đường sắt
Để phát triển hạ tầng đường sắt, ông Minh cho rằng, đường sắt là ngành cần được đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhưng với nước ta còn khó khăn và hạn chế, khó khăn ở đây chính là cơ chế. Tiền có thể hữu hạn nhưng cơ chế không hữu hạn. Trong 30 năm đổi mới, chúng ta tập trung cho hàng không, đường bộ, hàng hải để giải quyết các nút thắt về kinh tế-xã hội. Chính phủ phải tính tới thiên chức từng lĩnh vực giao thông, với vận tải đường sắt là vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hành khách tuyến dài. Từ đó, quy hoạch thiết kế các mạng lưới lĩnh vực giao thông phù hợp dẫn đến có sự cạnh tranh.
“Cơ chế ở đây là phân phối nguồn lực cho 5 phương thức giao thông, quy hoạch đường sắt đã có nhưng giao vốn, phân bổ và cân đối nguồn vốn cho các loại hình vận tải thì đường sắt lại là thế yếu. Do đó, ngành vẫn mắc kẹt ở khâu tổ chức thực hiện”- ông Minh cho hay.
Theo ông Minh, lĩnh vực nào chưa phát triển và hấp dẫn cần có bàn tay can thiệp của Nhà nước để thu hút nguồn lực đầu tư. Khi các phương thức vận tải đã hấp dẫn, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia thì nên giảm vốn Nhà nước và xã hội hóa, điều này sẽ lan tỏa đầu tư.
Ông Lê Hồng – chuyên viên cao cấp của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, Luật Đường sắt sửa đổi thông qua năm 2017 đã ưu tiên chính sách đầu tư phát triển đường sắt, trong đó phân bổ nguồn vốn trung hạn hàng năm theo quy hoạch.
Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2020, nguồn vốn đầu tư 5 lĩnh vực giao thông thì đường sắt chỉ được 4%. Những năm vừa qua, đầu tư cho ngành này ít và vừa qua mới có gói 7.000 tỷ đồng cho dự án cải tạo, nâng cấp một số vị trí trên tuyến đường sắt Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh hiện đang triển khai thi công.
Ông Hồng cho rằng, thời gian tới, Chính phủ cần quyết liệt hơn, vấn đề nào vướng mắc cần giải quyết dứt điểm từ vận tải đường bộ hay hàng không, chuyển hướng sang đường sắt để khối lượng vận tải ngành này sẽ nâng lên. Mặt khác, muốn tạo cú hích để doanh nghiệp rót vốn đầu tư đường sắt cần cụ thể hóa các ưu đãi về đầu tư.
Bộ Công Thương: 'Cắt giảm điện tái tạo là tình huống bắt buộc'
Bộ Công Thương việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo được tính toán, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng.
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết kiến nghị của Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam.
Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, sự phát triển nhanh với quy mô công suất lớn của các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tập trung tại một số khu vực miền Trung, miền Nam đã gây ra hiện tượng quá tải cục bộ, quá tải lưới điện truyền tải liên kết miền và hệ thống điện dư thừa công suất phát so với nhu cầu phụ tải trong một số thời điểm, tình huống cụ thể.
Bộ Công Thương việc cắt giảm các nhà máy năng lượng tái tạo được tính toán, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng. Ảnh: NG
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu phụ tải điện tăng trưởng thấp, dẫn tới trong một số tình huống trong thời gian thấp điểm của hệ thống như các dịp lễ, tết, ngày cuối tuần hoặc thấp điểm trưa hàng ngày hệ thống điện dư thừa công suất phát so với phụ tải tiêu thụ.
Theo Bộ Công Thương, đây là các tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh hệ thống điện. Trong khi đó, mặc dù Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (A0) đã thực hiện giảm phát các nguồn năng lượng truyền thống đến giới hạn kỹ thuật với cấu hình tối thiểu nhưng hệ thống điện vẫn dư thừa công suất. Do đó A0 bắt buộc phải cắt giảm tiếp các nguồn NLTT để đảm bảo giữ tần số hệ thống điện trong giới hạn kỹ thuật cho phép, tránh sụp đổ hệ thống điện.
Bộ Công Thương cho biết: "Việc cắt giảm các nhà máy NLTT là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống điện. Việc tiết giảm được EVN/A0 tính toán, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng cho tất cả các nhà máy mà không phân biệt chủ đầu tư".
Trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch nhiều công trình lưới điện truyền tải nhằm tăng cường, đảm bảo giải tỏa công suất các nguồn điện NLTT.
Đồng thời Bộ cũng chỉ đạo, đôn đốc và thường xuyên giám sát EVN và các đơn vị liên quan tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình lưới điện nhằm đảm bảo giải tỏa công suất của các nguồn NLTT, hạn chế tối đa việc cắt giảm các nguồn NLTT, góp phần khai thác hiệu quả nguồn NLTT, đảm bảo lợi ích và niềm tin của nhà đầu tư.
Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn sẽ đối thoại trực tuyến với đoàn viên, thanh niên Dự kiến ngày 16/3/2021, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn sẽ có buổi đối thoại chủ đề "Thanh niên Việt Nam vững tin tiếp bước" với đoàn viên, thanh niên. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN Tại...