Cần cơ chế đặc thù để gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo dõi VGT trên

Việc hỗ trợ Vietnam Airline sớm vượt qua các khó khăn do dịch Covid – 19 gây ra cũng chính là cách mà chủ sở hữu Nhà nước bảo vệ khoản đầu tư của mình.

Cần cơ chế đặc thù để gỡ khó cho Vietnam Airlines - Hình 1
Vietnam Airlines có thể kết thúc năm kinh doanh 2020 với khoản lỗ lên tới 15.000 tỷ đồng.

“Đối với trường hợp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – MCK: HVN), đây không phải là giải cứu, hỗ trợ hãng hàng không quốc gia mà là việc chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm đối với khoản đầu tư tại doanh nghiệp đang bị tổn thất nặng nề bởi nguyên nhân bất khả kháng”, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương liên tục nhắc lại quan điểm này trong suốt tại cuộc Tọa đàm “Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu Covid – 19 trong trường hợp Vietnam Airlines” do Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng tổ chức vào chiều nay (13/7).

Đồng thuận cao

Giữ vai trò là diễn giả tham gia phản biện về các đề xuất của Vietnam Airlines, ông Cung cho rằng, không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, các chính phủ vừa đóng vai trò là quản lý nhà nước, định hình sân chơi công bằng, minh bạch cho tất cả loại hình doanh nghiệp cùng phát triển vừa đảm nhận chức năng chủ sở hữu đối với các khoản đầu tư các doanh nghiệp cổ phần.

Đối với trường hợp của ngành hàng không – một trong lĩnh vực chịu tổn thất nặng nề nhất do dịch Covid – 19, ông Cung cho biết là tuy không thể so với các khoản hỗ trợ lớn của các quốc gia có tiềm lực tài chính nhưng một số các chính sách hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp hàng không cũng đã được Chính phủ ban hành hoặc đang chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là các hỗ trợ về thuế, phí, bước đầu cũng giảm nhẹ gánh nặng cho các hãng bay.

Tuy nhiên, đối với vai trò thứ hai – chủ sở hữu Nhà nước đối với các phần vốn góp tại các doanh nghiệp cổ phần, trong đó Vietnam Airlines là trường hợp điển hình hiện mới được xem xét khởi động, chưa có những kết quả cụ thể.

Trong khi đó, hiện các hỗ trợ về tài chính của các chính phủ trên thế giới để hỗ trợ cho các hãng hàng không đã lên tới 123 tỷ USD thông qua vai trò quản lý nhà nước như: trợ cấp trả lương lao động, khuyến khích bay; miễn giảm thuế, phí; điều tiết về tần suất/hãng khai thác, ban hành giá sàn hoặc với vai trò chủ sở hữu như: cho vay trực tiếp từ ngân sách quốc gia, tăng vốn chủ sở hữu thông qua mua cổ phiếu phát hành thêm, thực hiện quốc hữu hóa, tăng nắm quyền điều hành trên cơ sở đầu tư thêm vốn trực tiếp vào doanh nghiệp.

Tại Đức, Chính phủ nước này đã thực hiện quốc hữu hóa Luthansa thông qua việc mua 20% cổ phần với khoản đầu tư lên tới 6 tỷ EUR và cho vay 3 tỷ EUR qua Ngân hàng Tái thiết Đức. Tại Pháp, Chính phủ Pháp đang sở hữu 15,9% vốn tại Air France đã cho hãng hàng không này vay trực tiếp 3 tỷ EUR từ ngân sách, đồng thời bảo lãnh vay 4 tỷ EUR từ một số ngân hàng thương mại. Tại Thái Lan, Chính phủ nước này sau một thời gian chần chừ cũng đã phải thực hiện bảo hộ phá sản Thai Airways qua Tòa án Phá sản Trung ương, nhằm ngăn chặn việc công ty phải giải thể, bán hành thanh lý tài sản…

Đây đều là những ví dụ rõ nhất về việc Chính phủ các nước sớm đưa ra các gói hỗ trợ cho các hàng không quốc gia nhằm bảo đảm duy trì các mắt xích trong nền kinh tế không bị đứt gãy và quy trì hãng hàng không quốc gia trong vai trò là uy tín, hình ảnh quốc gia.

Đối với trường hợp của Vietnam Airlines, theo ông Cung, ngoài việc là hãng hàng không quốc gia, với tư cách là cổ phần chi phối lớn tại cũng buộc Chính phủ trong vai trò chủ sở hữu Nhà nước phải thực hiện trách nhiệm đối với các khoản đầu tư tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dù đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines sẽ là những doanh nghiệp đầu tiên được phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

“Chính phủ với vai trò chủ sở hữu có thể cho vay trực tiếp từ ngân sách; cho vay qua ngân hàng thương mại, bảo lãnh cho vay trên thị trường; hoặc quyết định đầu tư tăng vốn thông qua phát hành cho cổ động hiện hữu nhằm duy trì hoạt động, tránh để hãng hàng không quốc gia không rơi vào tình trạng phá sản, làm mất vốn Nhà nước”, ông Cung phân tích.

Chia sẻ quan điểm này, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho rằng, đây là hoạt động quản trị doanh nghiệp khi cổ đông Nhà nước thể hiện vai trò chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

Ông Trung nhấn mạnh, các gói hỗ trợ của chủ sở hữu Nhà nước cho Vietnam Airlines cần triển khai nhanh với cơ chế đặc thù, không bị bó buộc theo các khung pháp lý/ quy định sẵn có.

“Các giải pháp cần vừa đảm bảo tính khả thi, vừa không tạo áp lực cân đối thu chi trong tương lai; nguồn trả nợ, và lãi vay cũng như các chỉ số tài chính của Vietnam Airlines không bị quá mất cân đối”, ông Trung đề xuất.

Trong khi đó, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, việc đặt vấn đề chủ sở hữu Nhà nước có trách nhiệm với khoản đầu tư tại Vietnam Airlines là đúng hướng để tránh dư luận không hay cho rằng, Chính phủ thiên vị doanh nghiệp Nhà nước dù trong giai đoạn này hãng hàng không nào cũng đều rất khó khăn.

Video đang HOT

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Chính phủ đã thống nhất không dùng từ “giải cứu” mà phải có hành động và trách nhiệm.

Ông Kiên cho biết là Chính phủ đã nghiên cứu 4 nhóm giải pháp lớn tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines gồm các tổ chức tín dụng sẽ cho vay bắc cầu, trong đó cho phép Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro xử lý khoản nợ tái cấp vốn theo quyết định; Chính phủ cấp một bảo lãnh tín dụng để các tổ chức tín dụng cho hãng vay vượt hạn mức; Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu; nội bộ Vietnam Airlines giảm phần trích khấu hao, phân bổ bảo dưỡng và chưa nộp khoản thu CPH còn lại về các quỹ.

Trước đó, trong phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng việc chọn Vietnam Airlines như là một trường hợp nghiên cứu điển hình là phù hợp với tình hình thực tế, có cơ sở khoa học. Ngoài việc là doanh nghiệp có vốn góp lớn của Nhà nước, chịu tổn thất nặng nề nhất do dịch Covid -19, có cơ hội phục hồi nhanh sau dịch, Vietnam Airlines còn là một trong những đơn vị sớm công khai, cung cấp đầy đủ các số liệu về kết quả kinh doanh.

“Từ bài học của Vietnam Airlines, Tổ tư vấn sẽ tiếp tục tham vấn các nhà khoa học để kiến nghị đến Thủ tướng các chính sách hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp khác cũng chịu tổn thất do dịch Covid – 19 như điện lực, dầu khí”, ông Kiên cho biết.

Tình huống đặc biệt

Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, hiện tình hình tài chính của Tổng công ty đang rất khó khăn do tác động của dịch Covid – 19 đối với ngành hàng không trong nước và thế giới là nằm sức tưởng tượng.

“Trong giai đoạn tháng 4/2020, có lúc, các hãng chỉ bay tổng cổng 3 chuyến trên trục Hà Nội – Sài Gòn – Đà Nẵng. Tần suất bay này thậm chí còn ít hơn cả những ngày cuối tháng 4/1975 khi hòa bình vừa lập lại”, ông Thành chia sẻ về khó khăn của ngành hàng không.

Được biết, sau khi đóng toàn bộ đường bay quốc tế vào ngày 23/3/2020, Vietnam Airlines không có doanh thu từ hoạt động vận tải hàng không quốc tế. Tại thị trường nội địa, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và không có bệnh nhân nào tử vong, nhu cầu du lịch nội địa đã bật tăng trở lại nhưng theo ông Thành, sản lượng khách nội địa trong tháng 6/2020 mới đạt 84% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu tháng 6 cũng chỉ bằng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết ngay khi dịch Covid – 19 mới bùng phát tại Trung Quốc, cùng với việc cắt giảm triệt để các chi phí sản xuất, chấp nhận giảm lương của người lao động, Vietnam Airlines đã sớm chủ động đàm phán với các đơn vị cho thuê tàu bay, các định chế tài chính trong và ngoài nước, qua đó đạt được những thỏa thuận rất tích cực. Cụ thể, Tổng công ty đã chủ động rà soát cắt giảm là 4.346 tỷ đồng, trong đó, chi phí nhân công 1.360 tỷ đồng (chủ yếu là tiền lương). Ngoài các nội dung rà soát cắt giảm chi phí, hãng cũng đã đàm phán với các nhà cung cấp và đạt được mức giảm giá là 617 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giảm giá thuê tàu bay 530 tỷ đồng.

Đối với các khoản thuê tàu bay – một trong những khoản chi phí cố định nặng nhất, tính đến giữa tháng 6/2020, tổng số tiền giãn thanh toán được 81 triệu USD, trong đó 51 triệu USD không chịu lãi suất và 30 triệu USD chỉ phải chịu lãi với mức ưu đãi.

Tuy nhiên, tất cả những biện pháp này cũng chỉ giúp Vietnam Airlines giảm bớt được một phần khó khăn. Theo dự báo, sản lượng hợp nhất toàn Tổng công ty năm 2020 sẽ giảm 48% so với 2019; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng; lỗ gần 20.000 tỷ đồng, sau cắt giảm chi phí còn lỗ khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng. Trong đó, đáng lo ngại nhất là nếu không nhận được khoản hỗ trợ khẩn cấp từ Chính phủ trị giá 12.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines sẽ mất thanh khoản vào tháng 8/2020.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết là trong thời gian qua, ban lãnh đạo hãng đã trao đổi với cổ đông chiến lược là All Nippon Airways về khả năng hỗ trợ vốn nhưng đối tác này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và đã phải đi vay khẩn cấp 10 tỷ USD từ Chính phủ Nhật Bản, không thể có nguồn tham gia mua cổ phần trong trường hợp hãng phát hành cổ phiếu tăng vốn hay hỗ trợ vốn. Do đó, một lẽ đương nhiên là Vietnam Airlines phải đề nghị cổ đông Nhà nước có giải pháp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp.

Được biết, trong số 3 giải pháp hỗ trợ tài chính khẩn cấp mà Vietnam Airlines từng gửi tới chủ sở hữu Nhà nước đáng lưu ý là việc hãng đề nghị được tiếp cận khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước với thời gian vay tối thiểu là 3 năm. Khoản tín dụng này, theo Vietnam Airlines là cần được bung trong vòng 1-2 tháng tới để kéo dài sức chịu đựng cho hãng cho đến khi thị trường hàng không phục hồi về mức trước tháng 12/2019.

Để tránh nguy cơ rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu, hãng dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn. Dự kiến, Nhà nước sử dụng các nguồn vốn nhà nước hoặc giao Tổng công ty Quản lý kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hoặc 1 doanh nghiệp nhà nước khác mua cổ phần thuộc quyền mua của nhà nước với quy mô phát hành cân đối với phương án vay để đảm bảo 12.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn trung-dài hạn, Chính phủ bảo lãnh cho Vietnam Airlines phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thời hạn 10 năm, quy mô 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội bay giai đoạn 2021-2025.

“Đây là hỗ trợ trong hoàn cảnh khó khăn và Vietnam Airlines đủ tiềm lực tài chính để trả chứ không phải xin không. Vietnam Airlines như bông hoa đẹp không may gặp phải mưa to, gió lớn nhưng nếu chăm sóc tốt vẫn có thể nở hoa đẹp trở lại”, ông Thành ví von và cho biết là thời gian qua hãng đã có tới 13 văn bản báo cáo tình trạng tài chính cùng với một loạt các kiến nghị gửi tới các cấp có thẩm quyền.

Chia sẻ khó khăn với Vietnam Airlines và các hãng hàng không, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng những khó khăn mà ngành hàng không đang gặp phải là những tình huống không bình thường, cần giải pháp đặc biệt, khẩn cấp để hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng “vướng víu thủ tục” quá lâu khi chính sách đến được thì doanh nghiệp đã kiệt quệ, không còn khả năng hấp thụ.

Ông Thiên khẳng định, cho rằng cần phải trao “kiếm lệnh” thực hiện giải pháp đặc biệt được thực thi khẩn cấp, vì vậy nên đề xuất với trường hợp Vietnam Airlines thì quyền quyết định nên giao cho lãnh đạo cao nhất đất nước quyết định (Chính phủ, Quốc hội hay thậm chí Bộ Chính trị).

Tuy nhiên, đối với trường hợp của Vietnam Airlines không nên chỉ nhìn vào việc hỗ trợ để giải quyết vấn đề mất thanh khoản trong ngắn hạn mà cần có giải pháp dài hạn, gắn với tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có lộ trình thanh toán các khoản hỗ trợ từ cổ đông Nhà nước.

“Nếu không làm được điều này sẽ rất khó để Chính phủ hay cấp có thẩm quyền ra được các quyết định hỗ trợ hay chỉ đạo các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước tham gia bỏ vốn đầu tư vào hãng hàng không quốc gia”, ông Thiên cho biết.

Cần trao "kiếm lệnh" để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ hỗ trợ hay "giải cứu" mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có hành động trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ.

Cần trao kiếm lệnh để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines - Hình 1

Nhà nước cần hỗ trợ vốn để Vietnam Airlines vượt qua khó khăn do thiệt hại vì dịch COVID-19. (Ảnh: Hoàng Anh/Vietnam )

Với tư cách là chủ sở hữu Vietnam Airlines khi nắm giữ 86% vốn, Nhà nước phải có hành động và trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ để hãng phục hồi sớm sẽ giúp vực dậy nền kinh tế và khu vực.

Thông tin trên được các chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm "Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu COVID-19 trường hợp Vietnam Airlines" do Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ tổ chức vào chiều 13/7.

Không nên dùng từ "giải cứu" với Vietnam Airlines

Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, hãng đang phát triển vững mạng nhưng dịch COVID-19 đã làm đảo lộn toàn bộ khi hiện đã lỗ ròng 15.000 tỷ đồng. Nếu áp dụng chậm lại khấu hao, chính sách về thuế xăng dầu dự kiến bớt được 2.200 tỷ đồng nên sẽ lỗ 13.000 tỷ đồng.

"Từ khi hòa bình nước ta lập lại đến giờ, chưa bao giờ bầu trời Việt Nam bay ít đến thế. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo các hãng Việt Nam mất đi doanh thu khoảng 4 tỷ USD. Trong đó, dịch COVID-19 đã tác động Vietnam Airlines làm lượng khách giảm 4%, doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng, dự kiến lỗ 29.000 tỷ đồng, dòng tiền thâm hụt 16.000 tỷ đồng. Vietnam Airlines sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản từ cuối tháng 8/2020 nếu không có hỗ trợ về thanh khoản của Chính phủ với vai trò chủ sở hữu," ông Thành chua xót nói.

Đưa ra các giải pháp ứng phó với ảnh hưởng dịch bệnh này, ông Thành cho hay, Vietnam Airlines đã cắt giảm các chi phí hơn 5.000 tỷ đồng (trong đó 1.700 tỷ đồng cắt giảm lương); giảm hơn 24.000 tỷ đồng do cắt giảm sản lượng khai thác (trong đó có hơn 1.800 tỷ đồng thu nhập người lao động); giãn thuế máy bay hơn 2.300 tỷ đồng, nhiên liệu bay xấp xỉ 1.700 tỷ đồng/tháng, giãn vay gốc lãi 1.940 tỷ đồng.

Đặc biệt, Vietnam Airlines đề nghị chủ sở hữu tăng vốn hoặc có giải pháp cho vay, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỷ đồng.

"Vietnam Airlines dù là bông hoa đẹp nhưng với trận mưa lớn nên cần có thời gian phục hồi," ông Thành ví von.

[Nếu không được 'bơm vốn,' tháng 8/2020 Vietnam Airlines sẽ hết tiền]

Khẳng định vai trò Chính phủ là chủ sở hữu của Vietnam Airlines lại vừa là cơ quan quản lý Nhà nước nên cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các hãng hàng không, theo ông Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, ngành hàng không chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất vì dịch COVID-19. Tất cả các Chính phủ trên thế giới đều hỗ trợ, trong đó các các hãng hàng không và đặc biệt là hãng hàng không Quốc gia có đầy đủ năng lực nên cần phải duy trì.

"Với các số liệu đầy đủ, minh bạch chứng minh tài chính bị ảnh hưởng do đại dịch và là trường hợp rất điển hình, Vietnam Airlines là hãng bay bị tác động sâu nặng nhưng cũng là nhân tố đầu tiên phục hồi nhanh nhất. Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ hỗ trợ hay 'giải cứu' mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có hành động cũng như trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ," ông Cung nhấn mạnh.

Ông Cung chỉ ra kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đang làm nhiều hơn và làm nhanh hơn Việt Nam. Họ đồng thời cũng làm hai vai trò, Chính phủ với tư các quản lý Nhà nước và Chính phủ là người đầu tư, là cổ đông và là thành viên góp vốn.

Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Chính phủ đã thống nhất không dùng từ "giải cứu" mà phải có hành động và trách nhiệm.

Theo ông Kiên, Chính phủ đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines gồm các tổ chức tín dụng sẽ cho vay bắc cầu, trong đó cho phép Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro xử lý khoản nợ tái cấp vốn theo quyết định; Chính phủ cấp một bảo lãnh tín dụng để các tổ chức tín dụng cho hãng vay vượt hạn mức; Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu; nội bộ Vietnam Airlines giảm phần trích khấu hao, phân bổ bảo dưỡng và chưa nộp khoản thu cổ phần hóa còn lại về các quỹ.

"Lúc ốm nặng rồi thì chi phí sẽ đắt lên"

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đề cập đến nguồn tài chính hỗ trợ cho Vietnam Airlines sẽ được huy động qua các kênh nào; Các kịch bản dự báo phục hồi để thuyết phục việc Nhà nước "rót vốn"; Gỡ các vướng mắc hay khó khăn về Luật hoặc Nghị định khi triển khai...

Đánh giá cao các giải pháp của Vietnam Airlines trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ông Vũ Bằng, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng các biện pháp cơ cấu tài chính của hãng hàng không Quốc gia chỉ mới đạt được 30-35%, trong khi chưa thể mở bay quốc tế nên khoản tiền vay (12.000 tỷ đồng) là rất cần thiết.

"Trách nhiệm chủ sở hữu cơ quan quản lý Nhà nước phải có giải pháp thống nhất với các ngân hàng cho vay tái cấp vốn kết hợp các nguồn vay từ Nhà nước sẽ tăng nguồn vay tài chính cho hãng. Mặt khác, Nhà nước cũng phải tính toán việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi để cơ cấu vốn chủ sở hữu vẫn giữ nhưng nắm không quá nhiều," ông Bằng đưa ra giải pháp.

Cần trao kiếm lệnh để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines - Hình 2
Vietnam Airlines kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỷ đồng. (Ảnh: Hoàng Anh/Vietnam )

Ông Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết Nhà nước không đủ tiền để cứu tất cả doanh nghiệp mà phải cứu những thứ có tính đặc biệt, cứu ở đây phải hiểu là cứu nền kinh tế chứ không phải là doanh nghiệp Vietnam Airlines.

"Với tư cách là chủ sở hữu Vietnam Airlines, Nhà nước phải có trách nhiệm, tránh để các hãng khác dị nghị phân biệt Nhà nước 'đi đêm, đi ngày'. Mỗi phương án đều đặt ra yêu cầu về mặt tài chính và đây là trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội. Vietnam Airlines phục hồi sớm sẽ giúp vực dậy nền kinh tế và khu vực," ông Thiên nhấn mạnh.

Ví von trường hợp Vietnam Airlines "lúc ốm nặng rồi thì chi phí sẽ đắt lên" do đó, đa số các thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần phải trao "kiếm lệnh" thực hiện giải pháp đặc biệt được thực thi khẩn cấp, vì vậy nên đề xuất với trường hợp Vietnam Airlines thì quyền quyết định nên giao cho lãnh đạo cao nhất đất nước quyết định (Chính phủ, Quốc hội hay thậm chí Bộ Chính trị).

Kết luận tọa đàm, theo ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Vietnam Airlines là 1 trong các doanh nghiệp hàng không có báo cáo tài chính công khai minh bạch nhất (Vietjet tuyên bố lãi cuối năm 10 tỷ đồng, Bamboo Airways thông báo tình hình tài chính hiện ổn định).

Tổ Tư vấn sẽ báo cáo Thủ tướng những giải pháp càng nhanh càng tốt như tái cấp vốn, cho vay bắc cầu, phát hành cổ phiếu để tăng vốn hoặc điều chuyển vốn sẽ giúp Vietnam Airlines khắc phục khó khăn tài chính đồng thời đề xuất hãng cũng có kế hoạch tái cơ cấu 1 cách phù hợp với diễn biến của thị trường cũng như năng lực tài chính cho phù hợp.

"Tổ Tư vấn cũng sẽ có có buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm nghiên cứu, xem xét các giải pháp khó khăn của SCIC khi đầu tư vốn vào Vietnam Airlines," ông Kiên nhấn mạnh./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024
Đám cưới Khánh Vân mời nửa showbiz, nhưng có một người im hơi lặng tiếng
13:49:09 19/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Tàu chở LNG ồ ạt chuyển hướng từ Châu Á sang Châu Âu sau khi Nga ngừng nguồn cung khí đốt cho OMV

Thế giới

16:22:07 19/11/2024
Gazprom đã thông báo cho OMV về kế hoạch dừng nguồn cung vào ngày 15/11. Điều đó khiến giá khí đốt tại trung tâm TTF của Hà Lan tăng vọt, đồng thời giúp việc bán khí đốt đến châu Âu có lợi hơn so với châu Á.

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

Lạ vui

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.

Cậu con trai út hiếm hoi lộ diện và bí ẩn của Angelina Jolie và Brad Pitt

Sao âu mỹ

15:28:41 19/11/2024
Ngày 17/11, Angelina Jolie cùng con trai út Knox Jolie-Pitt (16 tuổi) gây chú ý khi tham dự lễ trao giải Governors Awards tại Los Angeles (Mỹ).

Huy Thanh Jewelry: Nơi trang sức kể câu chuyện về sự hoàn mỹ

Làm đẹp

15:25:54 19/11/2024
Trang sức không chỉ là phụ kiện tô điểm mà còn chứa đựng những câu chuyện tinh tế về nghệ thuật chế tác. Tại Huy Thanh Jewelry, từng món trang sức là kết tinh của sự sáng tạo, công nghệ hiện đại và tay nghề thủ công tinh xảo.

Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam

Tv show

15:23:42 19/11/2024
Trên sân khấu chương trình Bài hát của chúng ta , Thu Minh quăng chiếc mâm đạo cụ trước mặt diva Thanh Lam khiến khán giả cho rằng, cô thiếu tôn trọng, hỗn láo với đàn chị.

Báo động tình trạng của Rosé (BLACKPINK)

Sao châu á

15:21:02 19/11/2024
Nhiều người hâm mộ tỏ ra lo lắng cho Rosé. Fan sợ rằng cô ăn kiêng quá đà, tham công tiếc việc khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

4 mỹ nhân Việt đăng quang tại đấu trường nhan sắc quốc tế

Sao việt

15:17:39 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thúc Thùy Tiên và Nguyễn Phương Khánh là 4 người đẹp Việt Nam đã giành vương miện tại những cuộc thi sắc đẹp lớn và danh giá trên thế giới.

Văn Anh mong khán giả không kỳ thị tình yêu đồng giới trong showbiz Việt

Phim việt

15:10:11 19/11/2024
Khai thác chủ đề tình yêu đồng giới của showbiz trong phim Tiểu tam không có lỗi? , diễn viên Văn Anh, Trâm Anh và Kim Nhã hy vọng khán giả không nên kỳ thị.

Bom tấn cày cuốc quá hay, ra mắt một tháng đã có cả triệu game thủ max cấp, hàng trăm nghìn người chơi

Mọt game

15:04:01 19/11/2024
Tựa game này đang ngày càng chứng minh được sức hút và mức phổ biến mạnh mẽ của mình. Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Throne and Liberty - tựa game vừa ra mắt cách đây một tháng.

Hạ Long xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách tỷ phú, siêu sang

Du lịch

14:55:31 19/11/2024
Khu du lịch Hạ Long xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách tỷ phú, siêu sang thuộc 1% dân số thế giới.