Cần chuẩn bị những gì trước khi tiêm chủng cho trẻ?
Chuẩn bị trước khi tiêm chủng là bước quan trọng và không thể thiếu để quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả. Do vậy, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức chính xác để chuẩn bị đầy đủ trước khi cho trẻ tiêm chủng.
Tiêm chủng là cách hữu hiệu nhất hiện nay để tạo miễn dịch chủ động giúp trẻ chống lại các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà,… Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự hiểu về tiêm chủng cũng như các chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ để quá trình này diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Những chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ mà cha mẹ cần nhớ:
1. Đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ
Tiêm vacxin thực chất là đưa các kháng nguyên lạ vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch của trẻ. Do vậy, tiêm vacxin cho trẻ sẽ hiệu quả và an toàn nhất khi trẻ đủ khỏe mạnh để có thể tạo miễn dịch đối với các kháng nguyên chủ động đưa vào cơ thể thông qua tiêm chủng.
Nếu tiêm vacxin vào các thời điểm mà trẻ có các vấn đề bất thường thì chẳng những làm giảm hiệu quả của vacxin và còn làm gia tăng biến chứng của tiêm phòng. Do đó, vấn đề đầu tiên trong chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ mà cha mẹ cần nhớ là phải đảm bảo tình trạng của trẻ ở trạng thái thích hợp.
Những trường hợp sức khỏe của trẻ có thể không thích hợp để tiêm chủng bao gồm:
- Trẻ bị sốt trong ba ngày gần đây nhất.
- Trẻ mắc các bệnh ( bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mãn tính, bệnh ngoài da,…) tại thời điểm tiêm chủng diễn ra.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Video đang HOT
- Trẻ mới hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
Cha mẹ cần chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ về các thông tin, vấn đề sức khỏe trẻ và thông báo chúng với bác sĩ tiêm chủng để có các quyết định chuyên môn chính xác.
2. Chuẩn bị sổ tiêm chủng
Các thông tin được ghi lại trong sổ tiêm chủng của trẻ là rất có giá trị để bác sĩ có thể theo dõi tình hình tiêm chủng của trẻ. Những thông tin được ghi nhận đầy đủ trong sổ tiêm chủng sẽ giúp ghi lại các thông tin về tiêm chủng như loại vacxin, thời điểm tiêm, số mũi đã tiêm,… sẽ giúp bác sĩ thực hiện đầy đủ quá trình tiêm chủng cho trẻ một cách chính xác hơn.
Các trường hợp mất số tiêm chủng cần phải thông báo với bác sĩ ngay để được tra cứu thông tin, cấp lại sổ mới.
3. Thông báo về các tiền sử dị ứng của trẻ cho bác sĩ
Tiền sử về dị ứng (dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc,…) của trẻ là những thông tin cực kỳ quan trọng cần được chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ và cần chắc chắn đã được được thông báo với bác sĩ.
Một cơ địa dị ứng sẵn có có thể dễ dàng hơn trong việc xảy ra dị ứng khi tiêm vacxin, nếu không được theo dõi kỹ, phát hiện sớm thì có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
Nếu không có khả năng nhớ các loại thuốc mà con em mình đã dị ứng, thì các bậc cha mẹ nên ghi lại những tên thuốc này vào sổ để có thể tra cứu khi cần thiết, đặc biệt trong chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ.
4. Khai báo về tiền sử dụng thuốc
Việc tiêm vacxin có thể bị chống chỉ định tương đối hay tuyệt đối khi trẻ đang sử dụng hoặc đã sử dụng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn các thuốc ức chế miễn dịch,…
Do đó, trong quá trình chẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cần thông báo với bác sĩ về tiền sử sử dụng thuốc của trẻ. Đặc biệt là các loại thuốc có thời gian sử dụng kéo dài trên hai tuần.
5. Đảm bảo vệ sinh trước khi tiêm chủng
Khi chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ, yếu tố vệ sinh của trẻ cũng là một vấn đề mà cha mẹ nên quan tâm.
Hãy vệ sinh cơ thể của trẻ thật sạch sẽ trước khi tiêm chủng, mặc quần áo sạch,… để có thể hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn sau tiêm chủng cho trẻ.
6. Một số chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ khác
Bên cạnh các chuẩn bị trước khi tiêm chủng như đã nêu trên thì cha mẹ cũng nên nhớ một số điều sau đây để quá trình tiêm chủng diễn ra tốt hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tốt hơn ở giai đoạn trước tiêm chủng nhằm nâng cao thể trạng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn. Ngay trước lúc tiêm chủng không nên cho trẻ ăn quá no, hoặc quá đói.
- Chuẩn bị quần áo thích hợp cho trẻ trước khi tiêm chủng bằng cách mặc đủ ấm cho trẻ nếu trời lạnh, hoặc thoáng mát nếu tiêm vào mùa hè để tránh tiết mồ hôi,… Tuy nhiên, quần áo cho trẻ cần đảm bảo đơn giản, dễ mặc và dễ cởi để bác sĩ dễ thao tác hơn khi tiêm.
Trên đây là một số lưu ý trong chuẩn bị trước khi tiêm chủng cho trẻ mà cha mẹ cần nhớ để tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được giải đáp chính xác nhất khi có các thắc mắc về tiêm chủng cho trẻ.
QN
Bất an tỷ lệ tiêm chủng thấp
Tại hội nghị tổng kết hoạt động tiêm chủng năm 2019 vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tổ chức, Th.S-BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (HCDC), cho biết hiện trên địa bàn TPHCM có 8 quận huyện và 88 phường xã có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp. Trong đó, quận 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng.
Ảnh minh họa
Hiện TPHCM có 100 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, 495 cơ sở tiêm chủng nhà nước và 113.000 trẻ trong độ tuổi (sinh năm 2018) bắt buộc tiêm chủng các loại vaccine cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng chống các bệnh như: lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản
Tuy nhiên, số trẻ được tiêm vaccine bắt buộc trong năm 2018 đến hết tháng 11-2019 chỉ đạt hơn 87%, trong khi theo kế hoạch cả năm đạt trên 95%. Trước bối cảnh bệnh tật đang diễn biến phức tạp, nếu công tác tiêm chủng lơ là, dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.
Để khắc phục và hướng đến mục tiêu tất cả trẻ em sinh sống trên địa bàn TPHCM đều được tiêm chủng đầy đủ, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng cần phải quản lý đối tượng tiêm chủng, hạn chế tình trạng bỏ sót.
Thực tế, công tác quản lý tiêm chủng đang có nhiều bất cập. Theo kết quả điều tra trên 750 bà mẹ có con sinh ra từ năm 2018 cư trú tại 22 quận huyện trên địa bàn TPHCM, tên trẻ có trong sổ quản lý của trạm y tế địa phương chỉ đạt 46,2%. Trẻ được chích ngừa bệnh uốn ván sơ sinh trong sổ quản lý trẻ em đạt 65,3%. Về kết quả điều tra mẹ, tên mẹ có trong sổ quản lý thai phụ của trạm y tế là 29,1%, trên hệ thống tiêm chủng là 28,8%. Tiêm ngừa uốn ván thai kỳ của mẹ trên sổ quản lý là 31,6% nhưng trên hệ thống tiêm chủng là 69,4%...
Kết quả điều tra cũng cho thấy, việc quản lý thai phụ bằng sổ và hệ thống thông tin tiêm chủng hiệu quả thấp, chỉ quản lý được 29% đối tượng. Việc quản lý trẻ bằng sổ chỉ quản lý được gần 50% số trẻ thực tế trên địa bàn. Trong khi đó, hệ thống thông tin tiêm chủng quản lý được 96% số trẻ. Tuy nhiên, việc trùng khớp ngày tiêm chưa đạt được 50%, đúng địa chỉ là 74%.
Muốn hạn chế bỏ sót đối tượng tiêm chủng, ngành y tế cho rằng cần có sự tham gia của các ngành khác. Thậm chí, cần có biện pháp chế tài các cơ sở tiêm chủng không tuân thủ đầy đủ quy định, kể cả phụ huynh không đưa con em đi tiêm chủng phòng bệnh. Song song đó, cần xây dựng hệ thống thông tin tiêm chủng, rà soát, xác minh lại tên tuổi, địa chỉ liên hệ, thông tin tiêm chủng của trẻ thì việc thu thập dữ liệu mới được thuận lợi.
THÀNH SƠN
Theo SGGP
Tiêm chủng để bảo vệ trẻ và cả cộng đồng Tiêm chủng cho trẻ là biện pháp vô cùng quan trọng, giúp tăng cường sức đề kháng và chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật - Trong ảnh: Chích ngừa cho trẻ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: S.Mai Mặc dù đã được khuyến...