Cần chú ý điều gì khi mua thực phẩm đóng hộp?
Khi chọn đồ hộp để sử dụng, không nên chọn hộp bị méo mó hoặc bị phồng.
Thực phẩm đóng hộp mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng những sản phẩm đóng hộp không đảm bảo an toàn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Khi chọn đồ hộp để sử dụng, không nên chọn hộp bị méo mó hoặc bị phồng. Ảnh minh họa
Để có được sản phẩm an toàn, người sản xuất cần phải tuân thủ theo quy trình sản xuất một cách nghiêm ngặt từ khâu xử lý hộp đến khâu xử lý và chế biến nguyên liệu.
Theo TS. Phan Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, để có sản phẩm an toàn thì người sản xuất phải tuân thủ đúng quy trình. Cụ thể, phần hộp đựng sản phẩm phải được tiệt trùng, nguyên liệu phải được chọn lựa và quá trình chế biến phải đảm bảo vệ sinh,…
“Về nguyên tắc trong sản xuất công nghiệp, khi tiệt trùng đồ hộp phải thực hiện theo tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ, điều kiện đầu tiên muốn tiệt trùng đồ hộp phải thực hiện ở nhiệt độ ít nhất là 121 độ C và phải làm bằng nồi áp suất.
Nếu sản xuất đồ hộp nhưng không tuân thủ điều kiện này thì chưa tiệt trùng được hết những mầm vi sinh, chúng sẽ phát triển trở lại khi chúng ta để ở nhiệt độ bình thường. Ngoài ra, trước khi đóng hộp, sản phẩm phải được sơ chế, chế biến đảm bảo vệ sinh, nếu không thì sản phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn và sinh ra độc tố gây ngộ độc”, TS. Phan Thế Đồng nói.
Video đang HOT
TS. Phan Thế Đồng cho biết thêm, không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp nếu hộp bị phồng lên, trường hợp nếu ăn thực phẩm đóng hộp đó có thể dẫn đến ngộ độc.
“Sau khi lô sản phẩm đã được đóng hộp, người sản xuất không mang ra thị trường bán ngay mà họ muốn giữ lại kho ở nhiệt độ bình thường trong thời gian khoảng 2 ngày để kiểm tra, đối với những lô sản phẩm tiệt trùng không hết thì vi sinh vật sẽ phát triển gây phồng hộp, đối với những sản phẩm này sẽ không được đưa vào sử dụng”, TS. Phan Thế Đồng chia sẻ.
Vì sao nhiều người Việt ngộ độc Botulinum - vi khuẩn hiếm gặp trên thế giới
Sau nhiều vụ ngộc độc nghiêm trọng do Botulinum, dư luận đang đặt câu hỏi về việc tại sao loại vi khuẩn hiếm gặp trên thế giới này lại gây ra nhiều ca ngộ độc tại Việt Nam.
Chuyên gia cảnh báo, xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước khi ăn, sử dụng đồ hộp không đảm bảo chất lượng.
Liên tiếp ghi nhận các ca ngộ độc liên quan tới vi khuẩn Botulinum thời gian qua.
Trao đổi với phóng viên về tình trạng ngộ độc Botulinum thời gian qua, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, loại thực phẩm thường gây ngộ độc do độc tố Botulinum là thực phẩm đóng hộp, phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm có thể dẫn tới tử vong, theo bà Nga, khi sử dụng đồ hộp người tiêu dùng cần quan sát bên ngoài xem đồ hộp có bị phồng, méo hay không? Vì nếu hộp phồng, méo thì sản phẩm đã bị lỗi và có khả năng đã bị nhiễm vi khuẩn.
Trong trường hợp đồ hộp bị phồng, khả năng trong sản phẩm vi khuẩn kỵ khí đã phát triển, sinh độc tố.
Vi khuẩn Botulinum sẽ bị diệt ở 60 độ C trong 30 phút và bởi các hóa chất khử trùng thông dụng; để khử độc tố cần đun sôi 100 độ C ít nhất 15 phút; để diệt nha bào cần đun ở 100 độ C ít nhất 1 giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 160 độ C ít nhất 30 phút.
Do vậy, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không nên mua loại đồ hộp bị phồng, méo. Nếu trong quá trình bảo quản ở nhà, đồ hộp bị phồng thì cũng không nên sử dụng.
Ngoài ra, để lựa chọn thực phẩm an toàn, người tiêu dùng nên chọn mua đồ hộp phải đủ nhãn, ghi đầy đủ thông tin về tên hàng hoá; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá thực phẩm; xuất xứ hàng hoá, định lượng; ngày sản xuất, hạn sử dụng; thành phần hoặc thành phần định lượng; thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Người dân cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng, như đã ghi trên nhãn sản phẩm, theo đúng vòng đời của sản phẩm.
Cũng theo khuyến cáo của lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm hiện nhiều người Việt có thói quen chế biến thực phẩm và hút chân không để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc bên ngoài môi trường với nhiệt độ bình thường để sử dụng. Tuy nhiên, theo bà Nga, thói quen này sẽ tiểm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc Botulinum.
"Muốn đóng gói đồ hộp hay hút chân không thực phẩm người dân cần áp dụng các quy trình chuẩn về khử trùng đồ hộp ở nhiệt độ cao, không đóng gói, hút chân không thực phẩm khi công nghệ không đảm bảo", Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, sau khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như (với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, yếu cơ tứ chi, khó nuốt, liệt cơ, khó thở ....) cần đến ngay cơ ở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.
Được biết, Botolinum là trực khuẩn gram (dương), sống kỵ khí tuyệt đối, sinh nha bào, nhiệt độ phát triển thuận lợi nhất là 260 C đến 280 C.
Clostridium Botulinum ở điều kiện thích hợp sẽ tạo thành độc tố và sinh 5 typ độc tố A, B, C, D, E. Hay gây ngộ độc là typ A và B, ít hơn là typ E. Typ A thường thấy ở Châu Mỹ, typ B thường thấy ở Châu âu và typ E thường thấy ở Nhật bản.
Độc tố của Clostridium Botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Nó chịu được men tiêu hoá và môi trường axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao 120 0C/ 5' hoặc 80 0C/10' hoặc đun sôi trong vài phút.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn từ từ 8 - 10 giờ, có trường hợp 4 giờ với các biểu hiện như nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô, đau bụng, bụng chướng, táo bón; giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim...
Bệnh kéo dài từ 4-8 ngày. Trường hợp nặng thì trung khu thần kinh tuần hoàn và hô hấp bị liệt (khó thở, thở nhanh, nông) cuối cùng thì chết do ngạt.
Ngộ độc do Clostridium Botulinum rất hiếm nhưng được biết nhiều vì tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Bệnh hồi phục tương đối chậm, thường để lại di chứng tương đối dài. Nếu không được điều trị sẽ chết sau 3 - 4 ngày. Ngày nay với các phương pháp điều trị tích cực, nhanh chóng, tỷ lệ tử vong còn khoảng 10%.
Về thực phẩm hay gây bệnh theo giới chuyên gia đó là đồ hộp, thịt, cá, rau quả có nồng độ acid thấp để lâu, một số thức ăn bằng thịt chế biến, ăn nguội như dăm bông, xúc xích...
Báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho biết trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3 ca nghi ngờ ngộ độc Botulinum liên quan đến việc sử dụng sản phẩm pate chay, trong đó có 1 bệnh nhân đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 1 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115 và 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Trước đó, vào tháng 9/2020, cả nước rộ lên hiện tượng ngộ độc pate chay. Riêng TP.HCM đã tiếp nhận 10 trường hợp ngộ độc Botulinum liên quan đến sản phẩm pate Minh Chay.
Đừng ầu ơ với mạng người! Ngay trong đêm 25-3, thêm 3 bệnh nhân bị ngộ độc liên quan đến việc sử dụng patê chay ở Bình Dương phải nhập viện. Liên quan đến vụ việc, trước đó đã có 1 phụ nữ tử vong, hiện con gái và chị gái của bệnh nhân này vẫn đang được điều trị. Ảnh minh họa Vụ ngộ độc thực phẩm trên...