Cần chú trọng phát triển văn hóa
Bất cứ ở giai đoạn lịch sử nào, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” luôn là luận điểm sâu sắc, có ý nghĩa lâu dài, như kim chỉ nam, “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam .
Các báo cáo trong văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã được chuẩn bị công phu, các nội dung được đánh giá toàn diện, cập nhật tình hình thực tế, có bổ sung, làm rõ một số nội dung quan trọng thuộc về quan điểm, định hướng chỉ đạo. Các văn kiện thể hiện sự kế thừa và bổ sung nhằm chuẩn bị cho một hành trình tiếp tục đổi mới, hướng tới một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đánh giá kết quả thực hiện cần cụ thể
Tuy nhiên, một số nội dung vẫn thể hiện sự dàn trải, dàn đều, chưa làm nổi bật được nội dung nào là quan trọng nhất, cần thiết nhất phải giải quyết trong nhiệm kỳ 2021-2025, trong đó có lĩnh vực văn hóa.
Trong dự thảo Báo cáo chính trị: Phần I – Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới. Mục 1 – Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, nguyên nhân và kinh nghiệm, ở nội dung “Lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức” là một đánh giá thẳng thắn, đúng thực chất hiện trạng. Tuy nhiên, trong câu đầu tiên “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn nhiều bất cập, nhiều nơi còn khoán cho ngành văn hóa;…”, sử dụng từ “bất cập” khi đánh giá, chỉ ra sự yếu kém trong lĩnh vực văn hóa là thể hiện cái nhìn chung chung. Nên chăng, làm rõ nội hàm “khoán cho ngành văn hóa” là như thế nào?
Vẫn ở trang 15, văn kiện ghi: “Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm” cũng là nói chung chung. Trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, thì đó là mẫu hình con người mới: con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nhưng phải đặt con người này trong hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó, đánh giá tiếp theo trong văn kiện cũng cần cụ thể hơn. “Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn phản ánh sinh động tầm vóc công cuộc đổi mới, có tác dụng tích cực đối với con người.” Nhận định này không mới, cần thể hiện sâu sắc hơn ở tầm khái quát.
Video đang HOT
Đầu trang 16 ghi: “Việc giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh…”. Đề nghị ghi rõ và cụ thể hơn, xin phép được đề xuất: chưa được chú trọng đúng mức về mặt chủ trương, quản lý; các đơn vị chưa thể hiện sự chủ động và tự tin trong ngoại giao văn hóa.
Dự thảo văn kiện của Đảng, nhất là trong phần đánh giá kết quả thực hiện, nên tránh tối đa các từ “hạn chế”, “bất cập”… mà cần chỉ rõ, cụ thể cho người dân dễ tiếp nhận hơn và đồng tình với các đánh giá.
Cần đặt ra chỉ tiêu về phát triển văn hóa, trong đó có bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa… Trong ảnh: Di tich lich su – van hoa cap quoc gia tai quan 3 (TP HCM), cơ sở giấu vu khi cua Biet đong Sai Gon đánh Dinh Đoc Lap Tet Mau Than 1968 Ảnh: Hoàng Triều
Đề xuất thêm chỉ tiêu về phát triển văn hóa
Phần II – Tầm nhìn và định hướng phát triển. Mục 4 – Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, có 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường (trang 29 và trang 210). Thiếu chỉ tiêu về phát triển văn hóa. Xin đề xuất:
- Hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nội dung này phải được văn kiện đặt thành mục tiêu quan trọng và phải đề ra các chỉ tiêu để phấn đấu.
- Chủ trương xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa là một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng, nhà nước cùng các cơ quan quản lý. Đó cũng là kết quả của quá trình đổi mới tư duy về văn hóa gắn với đổi mới tư duy kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị trường. Điều này thể hiện rõ ở Quyết định 1755-QĐ/TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8-9-2016. Cần cụ thể hóa qua các chỉ tiêu để đạt tới những mục tiêu đã đề ra trong quyết định này.
- Một trong những mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 33-NQ/TW là “Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội”. Điều này cho thấy việc thu hẹp khoảng cách thụ hưởng văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực dân cư là một vấn đề lớn của cả nước. Vì vậy, văn kiện lần này cần đặt ra chỉ tiêu cụ thể nhằm bảo đảm công bằng về cơ hội và thụ hưởng văn hóa cho người dân cả nước.
- Thời gian qua, hệ thống cơ sở văn hóa, thể thao được xây dựng rất nhiều từ thành thị đến nông thôn, nhằm phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều nơi không sử dụng hết công năng do cơ sở vật chất chưa đi liền với trang thiết bị, tổ chức bộ máy, số lượng và trình độ cán bộ quản lý ngành văn hóa… Cần thiết đặt ra chỉ tiêu tỉ lệ dân cư thành thị và dân cư nông thôn được hưởng thụ thiết chế văn hóa hoàn thiện; chỉ tiêu về mức thụ hưởng văn hóa; bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa; phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc… Cụ thể qua các chỉ tiêu để người dân dễ dàng hình dung lộ trình.
Hà Nội triển khai hiệu quả việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
Ngày 11-11, UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 324/BC-UBND gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tổng kết Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn thành phố.
Nhiều hoạt động hấp dẫn được tổ chức tại Phố sách Hà Nội nhằm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Triển khai Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm và hiệu quả các kế hoạch triển khai.
Trong hơn 3 năm qua, công tác tuyên truyền phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được đẩy mạnh. Các đơn vị truyền thông trên địa bàn tích cực tuyên truyền, giới thiệu về vai trò của văn hóa đọc trong cộng đồng, tác động tích cực đến người dân.
Thành phố vẫn duy trì, phát triển mạng lưới thư viện, tăng cường hoạt động luân chuyển sách, báo đến cơ sở, phục vụ sách lưu động tại các điểm trường, đặc biệt chú trọng tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiện, thành phố có 91 thư viện công cộng, 1.076 thư viện cộng đồng, phòng đọc cơ sở, thư viện tư nhân. Riêng năm 2020, các thư viện đã phục vụ hơn 1,8 triệu lượt bạn đọc, với hơn 3,5 triệu lượt sách, báo.
Bên cạnh đó, thành phố tích cực tổ chức các hoạt động hiệu quả, như Hội sách Hà Nội, Phố sách xuân dịp Tết Nguyên đán, Hội sách thiếu nhi, cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc Thủ đô" và nhiều hoạt động ý nghĩa tại Phố sách Hà Nội, thu hút người dân tham gia tiếp cận tri thức.
Nhiều hoạt động xã hội hóa, hợp tác quốc tế thực hiện hiệu quả, góp phần phát triển nguồn tài liệu, không gian đọc cho người dân, đa dạng và hiện đại các loại hình dịch vụ dành cho bạn đọc.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về văn hóa đọc, duy trì hoạt động thư viện, đẩy mạnh phát triển thư viện theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu đọc và tiếp cận tri thức của nhân dân.
Hôm nay, Thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội Hôm nay (10/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có 2 tiếng trả lời các đại biểu Quốc hội kết thúc 2,5 ngày chất vấn (từ 6/11 đến hết sáng ngày 10/11/2020) của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Theo dự kiến, sáng nay (10/11), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thay mặt Chính phủ phát biểu giải trình,...