Cần chính sách đột phá phát triển công nghiệp ô tô
Ngành công nghiệp ô tô đang cần có chính sách đột phá như hoàn thiện chính sách thuế, hỗ trợ tài chính doanh nghiệp… để thúc đẩy phát triển.
Theo TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ( CIEM), ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô là 1 trong 6 ngành công nghiệp chủ lực hiện nay. Số liệu từ Cục công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đã có sự phát triển nhanh trong vài năm lại đây. Số lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10% trong giai đoạn 2015 – 2018, đạt 250.000 xe vào năm 2018.
Tuy nhiên, sản lượng năm 2017 và 2018 lại giảm khoảng 9% và 3% so với năm trước đó. Việc sụt giảm này được đánh giá là do tác động của việc giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN, từ mức 50% năm 2015, xuống 40% năm 2016, 30% năm 2017 và 0% năm 2018. Nền tảng sản xuất còn thấp là một trong những nguyên nhân làm nền công nghiệp ô tô không ứng phó được với cạnh tranh về giảm thuế. Sau gần 20 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, đến nay phân khúc xe khách, xe tải cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra là 20% và 45% theo từng loại xe. Riêng với xe dưới 9 chỗ, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt bình quân 7 – 10%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra, trong khi tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt tới 70 – 80% như ở Thái Lan.
Dây chuyền lắp ráp ô tô du lịch tại nhà máy THACO (Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Bên cạnh đó, ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ, hơn 80% linh kiện cho sản xuất xe trong nước là nhập khẩu. Do đó, cần xác định linh kiện có lợi thế để nội địa hóa, nếu không vẫn phải buộc xuất khẩu. Đây là những đánh giá được đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA) nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban chính sách (VAMA) cho biết, đến hết năm 2018, cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… số lượng doanh nghiệp này thấp hơn so với các nước trong khu vực ở Malaysia và Thái Lan. Ngoài ra, số doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ là khoảng 1.800 doanh nghiệp, trong đó, chỉ có khoảng 300/1.800 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Video đang HOT
“Công nghiệp ô tô đang đi sau các nước trong khu vực khoảng 20 năm, nên cần có chính sách khuyến khích đột phá, chính sách hỗ trợ cụ thể và thiết thực. Nếu vẫn làm như chính sách đang có, khoảng cách vẫn thế, 10 năm nữa họ vẫn đi trước, do đó cần có chính sách đột phá để bắt kịp xu thế…”, ông Nguyễn Trung Hiếu nhìn nhận.
Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cũng chỉ ra một số nguyên nhân chính mà ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam chưa phát triển được là do chính sách. Do vậy, trong thời gian tới, để đảm bảo chủ trương phát triển ngành công nghiệp chủ lực này cần hoàn thiện một số cơ chế chính sách khuyến khích nội địa, gỡ bỏ rào cản nhập khẩu.
Hiền Sơn
Theo Báo tin tức
Dư nợ tín dụng bất động sản đến tháng 8 tăng gần 15%, chiếm gần 1/5 tổng dư nợ tín dụng
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến tháng 8/2019, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng này cao hơn hẳn tăng trưởng tín dụng bình quân toàn nền kinh tế.
Dư nợ tín dụng bất động sản đến tháng 8 tăng gần 15%, chiếm gần 1/5 tổng dư nợ tín dụng
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước gửi đến các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết đến ngày 30/9/2019, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018.
Được biết, cả năm nay, định hướng tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đặt ra là 14%.
Thống đốc thông tin thêm, đến tháng 8/2019, tín dụng đối với ngành công nghiệp tăng 6,76% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng 19,61%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,4%, chiếm 14,98%; tín dụng đối với ngành xây dựng tăng 7,61%, chiếm 9,66%.
Trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với ngành dịch vụ tăng 9,27%, chiếm 61,8%.
Cùng thời điểm, ở góc phân loại khác, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.
Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 8,7%, chiếm 0,4%; tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%.
Ước đến tháng 9/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.
Báo cáo với Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp điều hành tín dụng.
Cụ thể, cơ quan này đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng tổ chức tín dụng (TCTD) trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tín dụng lành mạnh; trong đó, ưu tiên chỉ tiêu cao hơn đối với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, các TCTD hỗ trợ QTDND yếu kém...
"Trong quá trình điều hành, Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một số TCTD nhằm đảm bảo hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả cho doanh nghiệp và người dân", Thống đốc cho hay.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...; Tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông; Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và đưa ra lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.
Bên cạnh đó, triển khai nhiều giải pháp căn cơ, cụ thể nhằm mở rộng tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Chỉ đạo các TCTD đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo, ngành chăn nuôi lợn, ngành hồ tiêu.
Ngoài ra, cơ quan này cũng triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù như: chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao; chính sách cho vay hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá xa bờ; chính sách tín dụng đối với nhà ở xã hội; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội...
Thanh Long
Theo Vetnamfinance.vn
HDBank miễn phí chuyển khoản nội địa cho khách hàng doanh nghiệp Mừng sinh nhật 30 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho mùa kinh doanh cuối năm, HDBank triển khai chương trình miễn phí không giới hạn đối với các giao dịch chuyển khoản nội địa của doanh nghiệp. Chương trình diễn ra từ nay đến hết 30.6.2020 trên cả nước. Theo đó, HDBank sẽ miễn phí hoàn toàn cho tất cả các giao...