Cần chấm dứt sự tự mãn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Diễn đàn sức khỏe hành tinh châu Đại Dương đã khai mạc tại Nadi, thành phố lớn thứ ba của Fiji ngày 5/11
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Y tế nước chủ nhà Fiji, bà Rosy Akbar đã kêu gọi chấm dứt sự tự mãn trước những kết quả đạt được trong cuộc chiến chống thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.
Bà Akbar nhấn mạnh: “Biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và tình trạng tàn phá rừng đã ảnh hưởng đến cách thức, thời điểm và địa điểm các dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát. Biến đổi khí hậu, hạn hán, bão mạnh đã làm cho việc phát triển lương thực trở nên khó khăn hơn, trong khi sự mất cân bằng dinh dưỡng làm cho con người trở nên dễ bị suy dinh dưỡng và mắc bệnh.”
Great Barrier – rạn san hô lớn nhất thế giới ở Australia. (Nguồn: TTXVN phát)
Video đang HOT
Bà Akbar nêu rõ ô nhiễm không khí có thể đưa đến các bệnh tim mạch, hô hấp và các bệnh khác. Lốc xoáy và bão mạnh gây nguy hiểm cho tính mạng của con người. Người dân cũng phải đối phó với các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tâm thần. Chưa bao giờ tác động của con người lên tự nhiên trên Trái Đất lại lớn như vậy.
Phó Tổng Thư ký Diễn đàn các hòn đảo Thái Bình dương ( PIFS), bà Cristelle Pratt cũng lưu ý tác động nghiêm trọng của nhiệt độ nước biển và tình trạng acid hóa nước biển đang tăng đối với “sức khỏe” của Thái Bình Dương, sau đó sẽ tác động tới an ninh lương thực trong các cộng đồng.
Bà Pratt cho biết: “Hiện các dải san hô ngầm là một trong những hệ tự nhiên đang bị suy thoái nhanh nhất trên hành tinh và mối liên hệ của chúng với an ninh lương thực của người dân Thái Bình Dương là rất rõ rệt và gây lo ngại trong tương lai”.
Theo vietnamplus.vn
Châu Âu giằng co về việc cắt giảm lượng khí thải
Theo thỏa thuận Paris về khí hậu, các nước Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2030.
Tuy nhiên, cuộc họp Bộ trưởng Bộ Môi trường của các nước thành viên hôm 9/10 tại Luxembourg đã diễn ra các cuộc tranh luận khá gay gắt về tỷ lệ cắt giảm lượng khí thải, trong bối cảnh nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) công bố bản báo cáo, khuyến cáo thế giới hành động phải "nhanh hơn", nếu muốn khống chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5C so với thời tiền công nghiệp.
Bản báo cáo của GIEC, dựa trên 6.000 nghiên cứu khoa học, giải thích rằng nhiệt độ trái đất tăng thêm 2C tác động đến hệ sinh thái nghiêm trọng hơn nhiều so với mức chỉ tăng thêm 1,5C. Vậy mà khi ký kết thỏa thuận khí hậu Paris cách đây 3 năm, các quốc gia đã cam kết duy trì nhiệt độ tăng dưới ngưỡng 2C. Giới hạn 2C được cho là không đủ, các nhà khoa học của GIEC đánh giá rằng để duy trì được mức không tăng quá 1,5C, lượng phát thải khí CO2 sẽ phải giảm 45% từ giờ đến năm 2030. Việc này sẽ cần đến nhiều thay đổi trên quy mô chưa từng có và buộc các ngành công nghiệp phải quyết liệt giảm lượng khí thải.
Vì thế, các cuộc tranh luận của các bộ trưởng EU nhằm mục đích ấn định việc giảm khí CO2, theo tỷ lệ so với các mức đề ra cho năm 2021, đặc biệt là đối với xe du lịch và xe tải hạng nhẹ hoạt động tại những nước thành viên.
Một khó khăn khác nữa các bộ trưởng EU phải tính toán là vừa tôn trọng các mục tiêu của thỏa thuận khí hậu Paris, vừa làm hài lòng các quốc gia ít thân thiện với môi trường nhất, đồng thời phải tránh không để các nước láng giềng của EU bị chìm ngập trong hàng trăm nghìn xe hơi bị loại bỏ do quá gây ô nhiễm...
Về vấn đề này có 2 phe rõ ràng: Một bên ủng hộ cắt giảm 30% lượng khí thải CO2, do Đức và Ủy ban châu Âu (EC) chủ trương và bên kia là 17 nước khác, trong đó có Pháp, ủng hộ cắt giảm 40% như đã cam kết. Với tư cách là nước chủ trì cuộc họp, nhằm tìm kiếm sự thỏa hiệp của cả hai bên, Áo đã đưa ra một phương án khá hợp lý là 35%.
Vậy là sau 13 giờ tranh luận gay gắt, cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Môi trường các nước thành viên EU đã chấp nhận việc cắt giảm lượng khí thải ở mức 35%, nhưng kèm theo một loạt biện pháp nhằm thỏa mãn các nước, theo đó giảm 30% lượng khí thải CO2 đối với xe tải và xe tải nhỏ dưới 3,5 tấn và điều khoản quy định một cuộc họp giữa kỳ vào năm 2023 để hoàn thiện mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn dưới mức 40% mà Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua hồi tuần trước.
Thỏa thuận cấp Bộ trưởng về mức khí thải dự kiến sẽ được đưa ra đàm phán với Nghị viện và EC vào ngày hôm nay (11/10)./.
Tuyết Minh
Theo baochinhphu
Tờ giấy tiên đoán đúng số mệnh Trái đất từ cách cả trăm năm Trái đất ngày nay đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu nặng nề và một báo xuất bản từ năm 1912 đã tiên tri chính xác điều này. Ô nhiễm không khí trên Trái đất chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo Business Insider, tờ báo in của New Zealand ngày 14.8.1912 đã đăng tải thông tin mà không ngờ chính...