Cận cảnh vùng đất có hàng triệu loài bướm độc đáo
Đảo Rhodes của Hy Lạp là nơi sinh sống của hàng triệu loài bướm đêm đặc hữu bao phủ hầu hết mọi bề mặt trong những tháng mùa hè. Nơi đây được gọi là Thung lũng Petaloudes hay Thung lũng Bướm.
Nằm ở phía Tây của Đảo Rhodes, cách sân bay khoảng 10 km và cách Thành phố Rhodes 25 km, Thung lũng Petaloudes là nơi có rừng cây Oriental Sweetgum (Liquidambar orientalis) tự nhiên duy nhất ở châu Âu.
Chính mùi hương do những cây này tỏa ra đã thu hút một loài sinh vật có tên là bướm hổ Jersey. Chúng tụ tập trong thung lũng nhỏ này, bao phủ hầu hết các bề mặt có thể nhìn thấy gần như một tấm chăn sống.
Loài bướm đêm phủ hầu hết mọi bề mặt Thung lũng Bướm.
Hàng năm, cuộc di cư ngoạn mục của loài bướm hổ Jersey đến Thung lũng Petaloudes bắt đầu vào khoảng cuối tháng 5 sau mùa mưa, khi chúng xuất hiện từ hình dạng sâu bướm.
Bị thu hút bởi hương thơm của cây Oriental Sweetgum, chúng đi dọc theo các tuyến đường thủy của hòn đảo, di chuyển hàng chục km về phía thung lũng Petoudes. Trong tiếng Hy Lạp, cái tên của thung lũng cũng có nghĩa là ‘bướm’.
Khi đến đích, bầy bướm bắt đầu bao phủ mọi thứ, từ những tán lá tươi tốt đến những tảng đá đủ hình dạng và kích thước. Loài bướm này thích ngủ trên những hàng cây râm mát hoặc xung quanh gốc cây.
Khách du lịch đến đây họ được khuyến khích chiêm ngưỡng khung cảnh trong im lặng vì tiếng ồn lớn có thể làm phiền những con bướm.
Nếu có nhiều tiếng động, loài bướm sẽ cảm thấy bất an, phải bay đi tìm nơi trú ẩn an toàn hơn. Việc di chuyển nhiều khiến chúng kiệt sức, cạn kiệt năng lượng dự trữ trước khi đến mùa sinh sản và chắc chắn đó là một trong những cách khiến toàn bộ phân loài bị tuyệt chủng.
Đó là bởi vì những con bướm này không có dạ dày, điều này khiến chúng không thể kiếm ăn. Chúng tồn tại nhờ các chất béo tích trữ trong giai đoạn sâu bướm, vì vậy chúng cần tiết kiệm năng lượng.
Video đang HOT
Trên thực tế, do số lượng lớn khách du lịch đến thăm Thung lũng Bướm hàng năm, quần thể bướm hổ Jersey đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Hy vọng rằng, sự sụt giảm du lịch do đại dịch Covid-19 gây ra có thể giúp loài sinh vật này phục hồi.
Như trang web chính thức của Thung lũng Bướm giải thích, rất nhiều du khách phớt lờ lời cảnh báo của hướng dẫn viên du lịch, vẫn tiếp tục vỗ tay, huýt sáo chỉ để xem đàn bướm bay lượn.
Tất nhiên, đó là một khung cảnh ấn tượng vì khi vỗ cánh tung bay, đàn bướm để lộ ra phần cánh màu cam tuyệt đẹp, nhưng nó được xem là sự đối xử tàn ác đối với động vật.
Nhiều con bướm trong số chúng chết vì sốc hoặc suy kiệt trong nỗ lực chạy trốn hoặc thậm chí do va phải đá và cây. Điều quan trọng là những con bướm cần làm là nằm yên trên cây vì họ phải giữ sức cho chuyến hành trình dài trong tháng 9.
Sau khi tận hưởng môi trường sống mát mẻ, ẩm ướt của Thung lũng Petaloudes trong những tháng mùa hè nóng nực, những con bướm đêm giao phối vào cuối tháng 8 và tháng 9.
Những con cái sau đó rời thung lũng, đi một quãng đường xa để tìm kiếm những nơi tối và an toàn để đẻ trứng trước khi vòng đời tự nhiên của chúng kết thúc. Sau đó, khi mùa mưa kết thúc vào năm sau, một thế hệ bướm hổ Jersey mới xuất hiện và chu kỳ lặp lại chính nó.
Một số hình ảnh về loài bướm hổ Jersey tại thung lũng bướm độc đáo của Hy Lạp:
Phát hiện kinh ngạc cây hóa thạch 20 triệu năm tuổi còn nguyên cả cành, rễ
Các nhà khoa học Hy Lạp đã có phát hiện kinh ngạc về một thân cây từ 20 triệu năm trước vẫn còn cả cành và hệ rễ sau khi hóa thạch bởi một vụ phun trào núi lửa.
Toàn cảnh cây hóa thạch "phi thường" tại khu vực khai quật trên đảo Lesbos. Ảnh: EPA
Theo CNN, Khu rừng Hóa thạch đảo Lesbos (Hy Lạp) đã được hình thành từ 20 triệu năm trước khi một núi lửa phun trào bao trùm vùng phía bắc của đảo, nhấn chìm cả khu vực trong tro bụi và dung nham.
Khu vực trải rộng 15.000 hecta này nổi tiếng với những thân cây hóa thạch sinh động và đầy màu sắc.
Nickolas Zouros, Giáo sư địa chất tại Đại học Aegean (Hy Lạp) cùng các cộng sự đã khai quật hệ sinh thái rừng hóa thạch này. Tuy nhiên Giáo sư Zouros phát biểu với CNN rằng ông chưa bao giờ chứng kiến một phát hiện nào đáng kinh ngạc như chiếc cây còn nguyên vẹn kể trên.
"Chúng tôi đã có nhiều phát hiện trong những năm qua, nhưng phát hiện mới nhất này là quan trọng nhất - thực sự phi thường", Giáo sư Zouros thốt lên. Các chuyên gia địa chất đã phát hiện chiếc cây khổng lồ, dài 19,6 mét, còn nguyên cả các cành và hệ rễ này trong một cuộc khai quật dọc theo cao tốc Kalloni-Sigri.
"Đây không phải là điều thường thấy trong các cuộc khai quật. Chúng tôi thường chỉ tìm thấy những khúc gỗ không có cành và rễ", Giáo sư Zouros cho biết.
"Đây là cái cây duy nhất được tìm thấy có cả cành và hệ rễ, được phát hiện nằm trên một lớp lá dày - chúng tôi đã có tất cả các bộ phận của cái cây nằm trong cả hệ thống khu vực. Đây là phát hiện độc nhất cho đến nay. Chúng tôi đã khai quật 25 năm qua và chưa bao giờ thấy một cái cây nào như vậy", ông Zouros cho biết thêm.
Các nhà khoa học cũng phát hiện vô số bằng chứng về thảm thực vật gồm cây lá kim, cây ăn quả và những cây sồi. Ảnh: Reuters
Các loại cây lá kim, cây ăn quả, cây sequoia, thông, cọ, quế và sồi cũng nằm trong số những loài thực phật được phát hiện tại Rừng Hóa thạch đảo Lesbos.
Khu rừng hóa thạch này đã được hình thành sau một vụ núi lửa phun trào, bao phủ khu vực bởi dung nham và tro bụi.
"Những cây này cho thấy khí hậu đã thay đổi ở khu vực Lesbos - cây này là cây vùng cận nhiệt đới. Điều kiện khí hậu là cận nhiệt đới cách đây 20 triệu năm khi cây bị phá hủy do núi lửa phun trào. Ngày nay bằng cách nghiên cứu hệ thực vật này - khu rừng hóa thạch - chúng ta có thể có thêm hiểu biết về cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái", Giáo sư Zouros nói.
Ông Zouros cũng cho hay, các dữ liệu về thảm thực vật cho thấy một nửa số loài từng tìm được trên đảo đã tuyệt chủng ở đây.
Các chuyên gia cho rằng trong 25 năm qua, họ chưa bao giờ tìm thấy một cái cây cổ đại phi thường đến vậy. Ảnh: Guardian
"Chúng không thể sốt sót trước biến đổi khí hậu. Đây là thông tin quan trọng mà chúng tôi có thể sử dụng để giải thích với du khách rằng biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng với các loài sinh vật sống ở nơi đây, với các hệ sinh thái hiện đại", Giáo sư Zouros nói.
Ngoài hóa thạch cây "phi thường", các chuyên gia Hy Lạp còn phát hiện hơn 150 thân gỗ tại một địa điểm khác, cách đó khoảng 200 km.
Một cây hóa thạch khác ở Khu Rừng hóa thạch quốc gia đảo Lesbos. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học vận chuyển cây hóa thạch tới địa điểm bảo tồn. Ảnh: Reuters
Chronis Tzedakis, Giáo sư địa vật lý tại Đại học London, nhận xét: "Phát hiện mới của Giáo sư Zouros thật tuyệt vời. Việc tìm lại một cái cây còn cả cành, rễ và lá là cực kỳ hiếm, trong khi 150 thân cây khác cùng được tìm thấy sẽ cung cấp một cái nhìn độc đáo tại một thời điểm, cho phép chúng ta đánh giá sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái".
Bướm đêm khổng lồ xôn xao mạng xã hội Để cho thấy con bướm đêm thực sự lớn đến mức nào, người phụ nữ còn chụp ảnh nó bên cạnh bàn tay đang mở của mình. Một người phụ nữ Úc gần đây đã chia sẻ lên mạng xã hội Facebook những bức ảnh về một con bướm đêm khổng lồ mà cô tình cờ bắt gặp ở ngoại ô Brisbane. Chú...