Cận cảnh ‘vết thương’ trên tàu CSB từ Hoàng Sa trở về
Không chỉ tàu ngư dân đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị tàu TQ đâm, cả tàu của lực lượng kiểm ngư và CSB khi thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng bị tàu TQ tấn công gây hư hỏng nặng…
Tàu Cảnh sát biển 2016 bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng đã cập cảng vào chiều tối hôm qua (3/6).
Ngay sau khi tiếp nhận, sáng 4/6, hàng chục công nhân Tổng Công ty Sông Thu (Đà Nẵng) đã bắt tay vào công việc sửa chữa những vết thủng và móp do bị tàu TQ đâm.
Cận cảnh các vết bị đâm
Sửa chữa tàu CSB 2016
Thuyền trưởng Quản Đình Dương cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay, tàu CSB 2016 đã 2 lượt ra khơi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và thực thi pháp luật tại khu vực TQ hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Chuyến đi đầu tiên vào ngày 5/5 và về ngày 20/5. Ngay chiều 20/5, tàu tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ đợt 2 và cập cảng vào chiều 3/6.
Video đang HOT
Các vết đâm trên thân tàu cảnh sát biển
Theo thuyền trưởng Quản Đình Dương, tàu CSB 2016 đã bị tàu Hải cảnh TQ đâm 2 lần. Lần đầu tiên bị đâm móp đuôi bên phải và 6m lan can vào ngày 23/5. Lần 2 bị tàu Hải cảnh TQ đâm thủng 4 lỗ bên mạn phải vào hiều ngày 1/6.
Thuyền trưởng Dương khẳng định, sau khi sửa chữa xong, tàu CSB 2016 sẽ tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Công nhân Sông Thu tập trung hàn và gia cố lại lan can tàu bị đâm gãy
Các kỹ sư của Tổng công ty Sông Thu đánh giá mức độ thiệt hại trên thân tàu và hệ thống máy móc là rất lớn. Nếu tập trung khắc phục nhanh cũng mất gần 1 tuần.
Vũ Trung
Theo_VietNamNet
Ngư dân quyết kiện Trung Quốc
Chủ tàu cá ĐNa 90152 cho biết sẽ giữ con tàu hư hỏng để làm bằng chứng đấu tranh với hành động hung hăng, ngang ngược của phía Trung Quốc
"Chiếc tàu cá là cả gia tài của gia đình tôi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm, hư hỏng gần 80%. Vì vậy, gia đình tôi quyết kiện ra tòa để buộc phía Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại". Đó là khẳng định của bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90152 bị "tàu cá" vỏ sắt của Trung Quốc đâm chìm hôm 26-5 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khó thể sửa chữa
Sáng 3-6, tàu ĐNa 90152 đã được HTX Trục vớt - Đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An (TP Đà Nẵng) đưa lên bờ để kiểm định mức độ thiệt hại.
Ông Ngô Văn Sỹ, Phó Chủ nhiệm HTX Trục vớt - Đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An, cho biết theo đánh giá sơ bộ, tàu hư hỏng gần 80%. Bên phải thân tàu thủng lỗ lớn, bên trong cabin và khoang lái cùng toàn bộ máy móc, ngư cụ đều hư hại. Nhiều cửa kính, cửa chắn gió bị vỡ, gãy.
Theo ông Sỹ, việc sửa chữa ĐNa 90152 rất khó khăn và tốn kém, ngang với đóng một tàu mới mà độ ổn định kết cấu, thân tàu sẽ không cao.
Vết hư hỏng trên tàu ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa do bị tàu Trung Quốc đâm
Bà Hoa quả quyết gia đình sẽ giữ con tàu lại làm bằng chứng để đấu tranh với hành động hung hăng, ngang ngược của phía Trung Quốc, cho con cháu đời sau thấy rõ tội ác mà họ gây ra.
Bà Hoa cho biết trong những ngày qua, khi nghe tin tàu của bà bị tàu Trung Quốc đâm chìm, rất nhiều tổ chức, đoàn thể và người dân cả nước đã quan tâm, động viên chia sẻ, giúp huy động các nguồn kinh phí đóng tàu mới để gia đình tiếp tục ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt.
"Đây là ngư trường truyền thống bao đời nay mà ngư dân chúng tôi đánh bắt nên không có gì phải sợ. Trung Quốc càng hung hăng thì ngư dân chúng tôi càng quyết tâm bám ngư trường truyền thống để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo" - bà Hoa khẳng định.
Theo bà Hoa, khó khăn lớn nhất trong việc khởi kiện phía Trung Quốc là thủ tục, lộ trình vì gia đình bà chưa nắm rõ. Vì vậy, bà mong muốn cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn pháp lý.
Nghe tin bà Hoa quyết tâm khởi kiện phía Trung Quốc, ngư dân TP Đà Nẵng đều bày tỏ sự ủng hộ. Ông Trần Minh Hoàng, chủ một tàu cá chuyên đánh bắt hải sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhấn mạnh: "Nếu chị Hoa quyết tâm kiện Trung Quốc, chúng tôi rất ủng hộ và luôn đồng hành cùng gia đình chị. Bởi lẽ, việc chị Hoa kiện không chỉ để phía Trung Quốc đền bù thiệt hại mà ngư dân chúng tôi còn có được ngư trường đánh bắt an toàn hơn. Ngư dân chúng tôi sẽ đóng góp thêm công sức để chị Hoa vững tâm khởi kiện".
Ông Lê Văn Ba, một ngư dân ở phường Xuân Hà, cho biết những năm qua, dù tàu của ông đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng rất nhiều lần bị các tàu Trung Quốc cản trở, hăm dọa khiến ngư dân rất bức xúc. Vì vậy, ông hết sức ủng hộ bà Hoa khởi kiện phía Trung Quốc.
Kiện là có cơ sở
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng, cho biết trước vụ việc tàu ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng nặng, hội đề xuất cơ quan chức năng, chính quyền nên giữ con tàu để làm chứng tích chứng minh hành động vô nhân tính của phía Trung Quốc.
"Hội Nghề cá TP Đà Nẵng luôn đồng hành với gia đình chị Hoa trong việc khởi kiện phía Trung Quốc" - ông Lĩnh nhấn mạnh. Ông cho biết trước mắt cần thu thập căn cứ và kết quả đánh giá thẩm định của cơ quan chức năng về mức độ thiệt hại của tàu, sau đó sẽ tham khảo ý kiến các cơ quan chức năng, đồng thời nhờ Đoàn Luật sư Việt Nam hướng dẫn để khởi kiện.
Luật sư Đỗ Pháp, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng, cho rằng bà Hoa khởi kiện là có cơ sở và phải quyết tâm kiện, dù thủ tục pháp lý sẽ không đơn giản. Trong vụ kiện này, bà Hoa là nguyên đơn và xác định rõ đối tượng bị kiện là chủ tàu Trung Quốc đâm vào tàu bà. Nguyên đơn được quyền lựa chọn nơi xảy ra thiệt hại để gửi đơn khởi kiện, cụ thể là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, thuộc huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng. Vì vậy, nơi thụ lý đơn khởi kiện của bà là TAND TP Đà Nẵng.
Luật sư Đỗ Pháp cho biết theo trình tự, TAND TP Đà Nẵng sẽ yêu cầu nguyên đơn cung cấp chứng cứ và thiệt hại cụ thể, yêu cầu bồi thường và nếu đủ điều kiện thì sẽ thụ lý. "Bà Hoa nên quyết tâm kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp sẽ nhận bảo vệ, giúp đỡ pháp lý miễn phí cho bà" - ông khẳng định.
Ngư dân tàu ĐNa 90152 tố chuyện bị đâm
Ngày 2-6, phóng viên của đài CNN đã phỏng vấn thuyền trưởng, thuyền viên và chủ tàu cá ĐNa 90152. Thông qua phiên dịch, thuyền trưởng Đặng Văn Nhân kể lại sự việc xảy ra: "Họ đâm vào mạn phải, mạn trái tàu chúng tôi rồi bỏ đi. Tàu chúng tôi bị lật, 10 thuyền viên phải bơi khoảng 10 phút trước khi được tàu cá ĐNa 90508 cứu".
Theo ông Nhân, từ khi ĐNa 90152 bị húc đến lúc thuyền viên phải bỏ tàu chỉ vỏn vẹn 4 phút. Mọi người không có thời gian để mặc áo phao. "Tàu Trung Quốc không hề có ý định cứu chúng tôi" - ông Nhân nói.
Trước thông tin mà hãng Tân Hoa Xã nói tàu Việt Nam "quấy rối và bị lật sau khi đâm tàu cá Trung Quốc" - ông Nhân bức xúc: "Tàu Trung Quốc to hơn tàu cá của chúng tôi gấp 6 lần. Tàu của chúng tôi vỏ gỗ, tàu của họ vỏ thép. Thật vô lý nếu nói tàu của chúng tôi cố tình tiếp cận và đâm vào tàu lớn cỡ đó".
H.Bình
Thêm một tàu cá bị tàu Trung Quốc cố tình đâm va
Sáng 3-6, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - cho biết thêm một tàu cá của ngư dân xã Bình Châu bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa vừa trở về đất liền. Đó là tàu QNg 90567 TS của ông Nguyễn Tấn Cu.
Ông Cu cho biết lúc 8 giờ ngày 5-5, khi tàu QNg 90567 TS đang đánh bắt ở đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), cách vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 6 hải lý thì bị 2 tàu Trung Quốc (số hiệu 4001 và 37101) liên tục kèm rồi xịt vòi rồng và va quệt mạnh. Sau đó, tàu 4001 tăng tốc đâm trực diện vào tàu QNg 90567 TS. Tàu của ông Cu mới đóng được 2 tháng và bọc thép xung quanh mạn nên mới chịu nổi cú đâm này.
Tiếp đó, tàu 4001 tiếp tục đuổi, dùng vòi rồng xịt khiến cabin và nhiều ngư lưới cụ trên tàu QNg 90567 TS hư hỏng, trôi xuống biển.
T.Trực
Theo NLĐ
Phải lên án tất cả những hành vi dùng vũ lực Chiều 3-6, tại Hà Nội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt của Quốc hội Pháp Pascal Deguilhem đã gặp gỡ báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam. Nghị sĩ Pascal Deguilhem cho biết: Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt của Quốc hội Pháp là một trong những nhóm nghị sĩ hữu nghị đông thành viên nhất trong các nhóm...