Cận cảnh ‘vết thương’ tàu KN 951 bị Trung Quốc đâm hung bạo
Sáng 29.6, tàu Kiểm ngư (KN) 951 cập cầu cảng Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn (Nhà máy X50) để tiến hành sửa chữa các hư hỏng sau khi bị các tàu Trung Quốc đâm hung bạo vào hôm 23.6.
Mạn trái tàu KN 951 bị đâm rách nát
Trước đó, như PV đã thông tin, lúc 9 giờ 30 phút sang 23.6, tai vung biên mà Trung Quôc đang ha đăt gian khoan Hai Dương-981 trai phep xâm pham chu quyên cua Viêt Nam, tau kiêm ngư KN 951 cua Viêt Nam đa bi nhiều tau Trung Quôc bao vây đâm huc lam hư hong nặng.
Kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm của tàu KN 951 kể lại, sáng 23.6, tàu KN 951 nhận nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để đấu tranh tuyên truyền yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan.
Tàu KN 951
Khi còn cách giàn khoan 9,1 hải lý, tàu KN 951 đã bị cac tau Trung Quôc chu đông dan trân truy đâm.
“Khi thấy tàu KN 951 phát loa phóng thanh đấu tranh khẳng định vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, tổng cộng 7 tàu Trung Quốc đã dàn đội hình truy đâm và bao vây tàu KN 951, kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm kể lại.
Lúc này, tàu Hữu Liên 9 là loại tàu kéo, lai dắt ghì chặt mạn phải tàu KN 951 trong khi tàu Hải tuần 11 của Trung Quốc đuổi sát phía sau KN 951 và phun nước.
Kiểm ngư viên Nguyễn Viết Chinh kể vào thời điểm đó, tàu Tân Hải 285, là loại tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc, to gấp 3 – 4 lần tàu KN 951, từ bên trái lao vào với ý đồ đâm vuông góc mạn trái của tàu KN 951. Đây là cú đâm mà lực lượng kiểm ngư viên nước ta không thể tránh được bởi nếu tránh tàu Tân Hải 285 thì tàu ta sẽ bị tàu Hải tuần 11 đâm trúng và khả năng KN 951 bị chìm là rất cao.
Video đang HOT
Tàu KN 951 bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc đâm mạn phải và ghì lại
Theo kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm, Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm đâm chìm tàu KN 951 và sát thương các kiểm ngư viên, bởi lẽ vị trí tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nằm ở mạn trái, là khu vực chứa rất nhiều trang thiết bị quan trọng của tàu.
Đặc biệt nguy hiểm cho lực lượng của ta khi tàu Tân Hải 285 đâm trực diện vào mạn trái tàu KN 951, gây thủng vào buồng chứa 8 bình CO2 dung tích hơn 70 lít/bình dùng để chữa cháy.
“Chỉ cần mũi tàu Tân Hải 285 đâm sâu vào thêm một gang tay nữa thôi thì các bình CO2 sẽ phát nổ, lúc đó hậu quả thật khó lường”, kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm nói.
Sau cú đâm chí mạng, tàu KN 951 bị tràn nước vào. Mặc dù bị tấn công kinh hoàng như vậy nhưng các kiểm ngư viên vẫn xông ra ngoài dùng chăn màn, giẻ, bịt các vết thủng để ngăn nước. Một số kiểm ngư viên đã bị thương trong quá trình gia cố tàu này.
Các đoạn lan can hư hỏng
Tàu KN 951 bị đâm thủng phía mạn trái
Kiểm ngư viên dùng giẻ nhét vào các vết thủng để ngăn nước vào
Đoạn lan can tàu KN 951 bị đâm gãy
Chỉ cần tàu Tân Hải 285 đâm sâu thêm một gang tay trúng các bình C02 thì tàu KN 951 sẽ phát nổ
8 bình C02 tàu KN 951 suýt nổ tung
Mạn trái và thuyền cứu sinh tàu KN 951 bị đâm thủng
Theo kiểm ngư viên Đỗ Thành Lâm, dũng cảm nhất là kiểm ngư viên Vũ Hoàng Sơn, người đã nằm sát sàn, giữ chặt máy quay để ghi lại cận cảnh cảnh tàu Tân Hải 285 đâm trực diện mạn trái tàu KN 951, mặc cho lúc này các đoạn lan can và trần tàu đang sập xuống.
Sau đó, 7 tàu Trung Quốc tiếp tục giằng co với KN 951 cho đến khi cách giàn khoan 16 hải lý mới ngừng.
Theo Thanh Niên
Tàu TQ: Vòng ngoài bao vây, vòng trong áp sát tàu VN
Tại khu vực giàn khoan, các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, vòng trong áp sát ngăn cản tàu Việt Nam.
Tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều 29/6 cho biết, tại khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981, vị trí giàn khoan vẫn không thay đổi. Trung Quốc duy trì khoảng 116-122 tàu các loại, trong đó có 45-47 tàu hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 34 tàu vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Trung Quốc đã chia các tàu trên hiện trường giàn khoan thành 2 vòng: Vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 của các tàu Việt Nam.
Vòng trong gồm các loại tàu nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.
Các tàu kiểm ngư của Việt Nam vẫn thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan, đấu tranh truyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ở phạm vi cách giàn khoan 10-11 hải lý.
Cục Kiểm ngư cho hay, khi các tàu của ta tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đều tăng tốc độ, tập trung ngăn cản.
Tàu kiểm ngư 951 cập cảng Đà Nẵng với thương tích đầy mình sau cú đâm va của tàu Trung Quốc ngày 23/6 (Ảnh: Dân Việt)
Các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, vòng trong áp sát ngăn cản phối hợp với vòng ngoài sẵn sàng ủi đẩy, đâm va (lúc gần nhất cách tàu ta khoảng 100m), kiên quyết không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan.
Tuy nhiên, dưới sự ngăn cản của các tàu Trung Quốc, các tàu kiểm ngư của ta đã vòng tránh đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Các tàu của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn đánh bắt ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý.
Ở khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng các tàu cá của ta, không cho tàu cá của ta tiến bào gần khu vực giàn khoan.
Cục Kiểm ngư cho hay, dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá, bảo đảm an toàn.
Theo Khampha
5 biện pháp Mỹ nên giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc Tiến sĩ Patrick M. Cronin (*) chuyên về châu Á - Thái Bình Dương vừa có bài viết trên tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương (Trung tâm Đông - Tây tại Washington) ngày 26.6, nêu 5 biện pháp Mỹ nên tiến hành để giúp Việt Nam đối phó các hành vi hung hăng từ Trung Quốc. Việc hạ đặt giàn khoan...