Cận cảnh trường hợp cấy ghép mặt và tay thành công đầu tiên trên thế giới, nhìn dung mạo trước khi phẫu thuật mới thấy quả là kỳ diệu!
Phải trải qua rất nhiều thử thách, với sự kiên nhẫn và can đảm của mình, chàng trai trẻ mới có được kết quả thành công mĩ mãn như ngày hôm nay.
Tháng 7 năm 2018, Joe DiMeo đến từ bang New Jersey (Mỹ) khi ấy mới 20 tuổi đang lái xe về nhà sau một ca làm việc muộn thì lỡ ngủ gật trên tay lái. Chiếc xe của anh xảy ra va chạm, lật và bốc cháy. Một người đi đường tốt bụng đã kéo anh chàng ra khỏi chiếc xe. Sau đó, Joe hoàn toàn bất tỉnh cho đến tận 3 tháng sau, sau khi đã trải qua 20 cuộc phẫu thuật tái tạo do bị bỏng 80% toàn bộ cơ thể, anh mới tỉnh dậy.
Joe đã sống sót, nhưng phải chịu những tổn thương đáng kể – các bác sĩ đã phải cắt cụt các ngón tay của anh do vết bỏng quá nặng, anh không còn môi và mí mắt hoàn toàn dính chặt vào nhau. “Thời điểm đó, họ đã làm những gì tốt nhất có thể cho tôi” , Joe nói với tờ People .
Một tai nạn thảm khốc đã xảy đến với anh chàng tuổi đôi mươi, khiến anh phải bước vào những ngày tháng thử thách nhất cuộc đời mình
Rời khỏi bệnh viện, cuộc sống của chàng trai mới hơn 20 tuổi gần như hoàn toàn thay đổi. Anh chỉ loanh quanh trong nhà, nằm xem TV vì không thể làm được gì hơn. Đến tháng 3/2019, Joe đã nói chuyện với bác sĩ Eduardo Rodriguez – một chuyên gia nổi tiếng thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ tái tạo tại Bệnh viện NYU Langone ở thành phố New York – về việc cấy ghép mặt và tay cho anh.
Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những rủi ro cực lớn. Mặc dù đã có khoảng 50 ca cấy ghép mặt trên thế giới (trong đó có hai ca do Rodriguez thực hiện) và khoảng 100 ca cấy ghép tay, nhưng chúng lại chưa bao giờ được thực hiện thành công cùng một lúc. Phẫu thuật cấy ghép có thể dễ dàng bị nhiễm trùng hoặc suy mạch sau khi nối lại mạch máu, hoặc cơ thể bệnh nhân có thể đào thải phần cấy ghép sau khi phẫu thuật.
“Khi chúng tôi nói về việc cấy ghép cả tay và mặt, tôi phải cho anh ấy biết rằng, trên thế giới đã có 2 ca phẫu thuật tương tự và đều không thành công. Một trong hai thậm chí đã tử vong. Tuy nhiên Joe vẫn muốn cho bản thân một cơ hội dù anh chàng hoàn toàn hiểu rõ về những rủi ro có thể xảy ra”, bác sĩ Rodriguez cho hay.
Joe là người đầu tiên trên thế giới được ghép mặt và tay thành công
Bước tiếp theo và quan trọng nhất là tìm người hiến tặng tương thích. Joe đã được truyền nhiều máu trong thời gian nằm viện sau tai nạn, vì vậy xác định chỉ có 6% người hiến có thể phù hợp với anh. Trong một năm tiếp theo đó, cả Joe và các bác sĩ đều kiên nhẫn chờ đợi “mảnh ghép” phù hợp sẽ đến. Ngày 10/8/2020, cuối cùng, tin vui cũng xuất hiện. Ngay sau đó 2 ngày, Joe đã có mặt tại bệnh viện, sẵn sàng cho ca cấy ghép, không mang theo bất kỳ nỗi sợ hãi nào trong tâm trí anh.
Họ lập tức bắt tay vào việc kết nối hai xương, 21 gân, năm tĩnh mạch, hai động mạch chính và ba dây thần kinh chính để cấy ghép bàn tay và khuôn mặt của người hiến tặng cho Joe. Ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong 23 giờ, kỷ lục nhanh nhất trong lịch sử. Trước đó, chỉ riêng các ca ghép mặt đã cần đến 24, 25 tiếng đồng hồ.
May mắn thay, ca phẫu thuật được xem là bước ngoặt lớn cho cuộc đời Joe cũng đã trở thành cuộc phẫu thuật cấy ghép mặt và tay cùng lúc thành công đầu tiên trên thế giới. Tất cả các y bác sĩ đều vui mừng, hạnh phúc và phấn chấn trước kết quả ngoài mong đợi. Joe tỉnh dậy vài ngày sau đó, sớm bắt đầu luyện tập để lấy lại sức mạnh trên đôi bàn tay mình. “Tôi làm rất nhiều công việc vận động bằng cách véo, bóp và ép tất cả các cơ từ bé nhất phải hoạt động”. Nhìn gương mặt trước và sau khi anh chàng này trải qua phẫu thuật, ai cũng phải công nhận điều kỳ diệu đã thật sự đến với một người can đảm như Joe.
Hình ảnh của Joe trước và sau khi cấy ghép mặt và tay thành công
5 tháng sau ca cấy ghép với rất nhiều giờ vật lý trị liệu, sức khỏe của Joe hiện tại thậm chí hồi phục nhanh hơn dự đoán. Anh có thể cầm nắm vật nặng 9kg, điều mà những bệnh nhân khác thường phải cố gắng trong 1 năm mới đạt được. Giờ đây, Joe đã có thể tự ăn, tắm, rửa tay, chơi bi-a – tất cả những điều anh không thể làm trước khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép. “Tôi cảm thấy thực sự biết ơn”, Joe nói. “Tôi có thể cảm nhận được bộ lông của con chó cưng, hay khi nó liếm vào lòng bàn tay tôi, những điều nhỏ nhặt đó thôi cũng đủ khiến tôi hạnh phúc. Đó là những việc rất nhỏ bạn làm hàng ngày nhưng bạn không biết trân trọng cho đến khi thật sự mất nó.”
Video đang HOT
Joe giờ đây đã có cuộc đời mới và anh cũng hiểu rằng, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhất
Sử dụng thuốc trong điều trị đau thần kinh tọa
Bất cứ nguyên nhân nào gây chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh tọa đều có thể gây ra cơn đau lan xuống mặt sau của một bên mông hoặc đùi. Cơn đau có thể rõ nét, bỏng rát.
Hoặc là cảm giác tê, yếu, ngứa ran khó chịu. Tình trạng đau trở nên tồi tệ khi ngồi lâu, đứng lên, ho, vặn mình hoặc hoạt động gắng sức.
Trung bình cứ 10 người thì có ít nhất 4 người sẽ bịđau thần kinh tọa, hoặc dây thần kinh tọa bị kích thích tại một thời điểm nào đó trong đời. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, còn gọi là dây thần kinh hông to. Nó xuất phát từ hông, qua phía sau xương chậu, qua mông, dọc theo mặt sau của mỗi đùi và phân chia tại đầu gối thành các nhánh đi đến bàn chân.
Dây thần kinh tọa
Bất cứ nguyên nhân nào gây chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh tọa đều có thể gây ra cơn đau lan xuống mặt sau của một bên mông hoặc đùi. Cơn đau có thể rõ nét, bỏng rát. Hoặc là cảm giác tê, yếu, ngứa ran khó chịu. Tình trạng đau trở nên tồi tệ khi ngồi lâu, đứng lên, ho, vặn mình hoặc hoạt động gắng sức.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa do sai tư thế, bê vác nặng, căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý. Tuy nhiên 80% nguyên nhân là do bệnh lý cột sống:
Các vấn đề về đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất. Đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào dây thần kinh tọa. Hoặc nhân nhện đĩa đệm phình to gây hẹp ống sống cũng là một nguyên nhân gây đau.
Chấn thương
Xảy ra do va chạm, tai nạn hoặc gắng sức nâng một vật nặng gây tổn thương cột sống, chèn ép dây thần kinh tọa.
Các bệnh lý cột sống
Viêm khớp, loãng xương, ung thư hoặc nhiễm trùng cột sống cũng là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị đau thần kinh tọa phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm sau vài tuần với các biện pháp khắc phục không can thiệp phẫu thuật. Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa là giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
Vật lý trị liệu và các bài tập
Đây là biện pháp được ưu tiên trước tiên đối với đau thần kinh tọa. Các bác sỹ trị liệu sẽ giúp người bệnh sửa tư thế sai, tăng cường các cơ hỗ trợ lưng dưới. Hướng dẫn các bài tập hiệu quả dành cho đau thần kinh tọa.
Sử dụng thuốc
Thuốc giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và có thể nhanh chóng hồi phục vận động. Ngoài ra thuốc chống viêm cũng được chỉ định cho các trường hợp đau do viêm dây thần kinh tọa.
Tiêm ngoài màng cứng
Trong một số trường hợp các biện pháp vật lý trị liệu, sử dụng thuốc không cải thiện tình trạng đau. Bác sỹ có thể chỉ định tiêm steroid ngoài màng cứng cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật. Ngoại trừ các trường hợp cấp cứu như mất kiểm soát bàng quang, ruột, hoặc khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật sẽ do bác sỹ điều trị quyết định, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa
Sử dụng thuốc trong điều trị đau thần kinh tọa
Thuốc được kết hợp cùng chăm sóc tại nhà cho người bệnh. Có 5 nhóm thuốc thường được sử dụng cho điều trị:
Thuốc giảm đau không kê đơn (thuốc OTC) và NSAID
Thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ như acetaminophen, aspirin, ibuprofen, naproxen, thường hữu ích khi giảm đau cấp tính. Các thuốc này chỉ giúp giảm đau trong thời gian ngắn.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau dạ dày, kích ứng niêm mạc tiêu hóa. Thuốc có xu hướng gây ra tình trạng ra máu nhiều hơn và làm gia tăng các vấn đề trên gan, thận. Để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, khi sử dụng nhóm thuốc này cần phối hợp thêm một thuốc bảo vệ dạ dày.
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ sẽ hiệu quả khi nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do co thắt cơ. Một số thuốc giãn cơ như methocarbamol, carisoprodol, cyclobenzaprine.
Tác dụng phụ thường gặp gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng và giảm huyết áp.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc giúp giảm đau thần kinh. Khi sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa, bác sỹ sẽ kê liều thấp hơn liều điều trị trầm cảm. Một số thuốc nhóm này như amitriptyline, nortriptyline.
Tác dụng phụ thường gặp là khô miệng, táo bón, tăng hoặc giảm cân, huyết áp thấp, phát ban, tăng nhịp tim.
Thuốc chống động kinh
Làm giảm tín hiệu đau tại dây thần kinh, giảm cơn đau do dây thần kinh tọa. Khi sử dụng nhóm thuốc này cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ kể cả khi cơn đau của bạn đã hết. Thuốc thuộc nhóm này là gabapentin, pregabalin.
Tác dụng phụ thường gặp gồm chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, run, phát ban và tăng cân.
Thuốc steroid
Prednisone là một loại steroid đường uống giúp giảm viêm. Các tác dụng phụ của thuốc như tăng huyết áp, mất ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, tăng sự phát triển của lông trên cơ thể, mờ mắt.
Steroid cũng có thể được tiêm trực tiếp ngoài màng cứng để giảm sưng và viêm. Việc giảm đau do tiêm steroid có thể kéo dài trong vài tháng. Các tác dụng phụ bao gồm tổn thương sụn, nhiễm trùng khớp, làm suy yếu gân và mỏng xương, da và mô mềm xung quanh vị trí tiêm, suy tuyến thượng thận.
Sử dụng thuốc trong điều trị đau thần kinh tọa
Có nhiều lựa chọn khác nhau trong các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa. Và không có loại thuốc nào là thuốc tốt nhất. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với một loại thuốc. Đôi khi các bác sỹ sẽ cần thời gian để xác định loại thuốc và liều lượng nào là phù hợp cho mỗi người bệnh.
Phòng ngừa đau thần kinh tọa
Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất chúng ta nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa trước khi xảy ra tình trạng đau thần kinh tọa.
Tập luyện: Đi bộ, tập yoga, các bài tập kéo giãn... đều giúp cải thiện cũng như ngăn ngừa tái phát đau thần kinh tọa hiệu quả. Nên tập luyện thường xuyên và phù hợp với cơ thể, không nên tập quá sức.
Giữ tư thế tốt: Luôn giữ lưng vai thẳng, giảm áp lực lên cột sống thắt lưng. Chú ý khi nâng vác vật nặng, sử dụng lực chân và tay, hạn chế lực tác động vào lưng.
Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì khiến trọng tâm cơ thể lệch ra ngoài, rất dễ sai tư thế khi vận động. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể tăng làm tăng áp lực lên cột sống.
Đảm bảo giấc ngủ tốt: Cơ thể sau một ngày làm việc cũng cần được nghỉ ngơi. Lựa chọn một tấm đệm tốt giúp duy trì độ cong sinh lý của cột sống. Ngủ đủ giấc để cơ thể sảng khoái, giảm căng thẳng sẽ hạn chế các tình trạng viêm.
Thay đổi lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, uống rượu, hạn chế ăn nhiều đường, muối, các chất béo bão hòa. Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu magie, vitamin B6, B9, B12.
An toàn cho bản thân: Những chấn thương vùng lưng, đùi là nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa. Lựa chọn một đôi giầy thoải mái chắc chắn. Chú ý khi lên xuống những bậc cao. Giữ gìn an toàn cho bản thân là cách tốt nhất để phòng bệnh.
Anh nghiên cứu gen cá ngựa vằn để điều trị sẹo Đại học Bristol, Anh đang tiến hành một chương trình nghiên cứu trị giá 1,5 triệu bảng nhằm cải thiện cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi sẹo. Nguồn: Independent Dự án kéo dài 5 năm sẽ tìm cách xác định các gen gây ra sẹo để giúp phát triển các phương pháp điều trị trong tương lai. Các nhà nghiên...