Cận cảnh trung tâm ứng cứu mất điện sân bay
Trong bối cảnh Trung tâm quản lý bay đường dài HCM (ACC HCM) mất khả năng điều hành do sự cố mất điện không lưu hôm 20/11, dẫn đến nguy cơ uy hiếp an toàn bay, rất may hệ thống điều hành dự phòng tại ACC Hà Nội đã được đưa vào sử dụng và ứng phó thành công sự cố ngoài mong đợi.
Trung tâm Chỉ huy khẩn nguy hàng không quốc gia thuộc ACC Hà Nội là “Trung tâm đầu não” quản lý điều hành bay quốc gia và thực hiện công tác huấn luyện, đào tạo không lưu, nhưng hiện công trình mới chỉ đang trong giai đoạn nghiệm thu.
Trong sự cố hôm 20/11, khi ACC HCM đột ngột mất điện, uy hiếp an toàn bay của gần 100 máy bay, ACC Hà Nội đã được đưa vào sử dụng để ứng phó sự cố khẩn nguy đang diễn ra tại Tân Sơn Nhất và toàn bộ Vùng Thông báo bay HCM (FIR Hồ Chí Minh).
Những hình ảnh tại Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội ứng phó thành công sự cố mất điện đài không lưu Tân Sơn Nhất hôm 20/11:
ACC Hà Nội được xây dựng tại đường Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội), thay thế cho ACC Hà Nội hiện tại đang đặt tại khu vực Sân bay Quốc tế Nội Bài. Sau 2 năm thi công đến nay dự án đã hoàn thành và đang hoàn thiện việc lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ công tác điều hành bay. Các thiết bị ở đây đều được nhập từ các nước phát triển thuộc nhóm G7. Tổng kinh phí đầu tư của Trung tâm được phê duyệt khoảng 710 tỷ đồng.
Trung tâm có 2 máy phát điện dự phòng, mỗi máy có thể cung cấp điện cho toàn bộ trung tâm. Trong trường hợp nguồn điện lưới bị mất thì 2 máy phát này sẽ tự động nổ và cung cấp điện cho trung tâm điều hành bay.
Khác với ACC HCM, ACC Hà Nội có 4 cục lưu điện (UPS). Mỗi UPS có thể duy trì hoạt động cho hệ thống trong 2h. Hệ thống UPS được thiết kế riêng biệt theo 2 cặp song song nên nếu khởi động lại 2 máy thì 2 máy kia vẫn hoạt động cung cấp điện cho trung tâm điều hành bay, do vậy không thể xảy ra sự cố như ACC HCM hôm 20/11 vừa qua.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thăng – Phó TGĐ Tổng công ty Quản lý bay VN cho biết: Mỗi UPS có cửa đóng khóa bảo vệ hệ thống ấn nút (bật, tắt) nguồn điện.
Khu vực chứa và truyền dữ liệu được xem như bộ não của trung tâm đang được các chuyên gia người Ý lắp đặt và cho chạy thử nghiệm.
Phòng điều hành chính là vị trí của kíp trưởng và các nhân viên nhập số liệu chuyến bay. Các vùng FIR được phân khá rõ. Theo đó, FIR Hà Nội từ vĩ tuyến 17 trở ra có diên tích khoảng 32.000 km2 được chia làm 2 phân khu, FIR HCM có diện tích 1 triệu km2 được chia làm 5 phân khu.
Sự cố mất điện không lưu tại Tân Sơn Nhất đã được khắc phục nhờ hệ thống điều hành bay dự phòng tại ACC Hà Nội. Ngoài khả năng điều hành bay thay cho FIR HCM thì công nghệ áp dụng tại Trung tâm này có thể tính toán để phát ra tín hiệu cảnh báo về nguy cơ va chạm giữa các máy bay.
Mỗi vị trí trực có một nhân viên điều hành chính và một nhân viên hiệp đồng bay (liên lạc với không quân và các đơn vị liên quan), trong trường hợp lượng máy bay cao thì tăng cường thêm. Ngoài khả năng điều hành bay thay cho FIR HCM, công nghệ áp dụng tại trung tâm này có thể tự tính toán để phát ra các cảnh báo về nguy cơ va chạm giữa các máy bay.
Chảo vệ tinh kết nối thông tin giữ liệu từ các nơi vể Trung tâm ACC Hà Nội và được phân phối cho điều hành bay ở các vùng.
Theo Vietnamnet
'Tê liệt sân bay': TS Nguyễn Bách Phúc lật tẩy sự cố
Trao đổi với PV vào ngày 22/11, TS Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử- Tin học EEI cho rằng vụ trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh mất điện hàng giờ vào trưa 20/11 không phải là sự cố kỹ thuật.
Sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Phúc nói, đây là một sự cố hàng không đặc biệt nghiêm trọng, hy hữu. Các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ để khắc phục, tránh tái diễn trong thời gian tới.
- Cơ sở nào để khẳng định sự việc đáng tiếc vừa qua không phải là sự cố kỹ thuật?
- Cung cấp điện cho trung tâm điều khiển không lưu trên thực tế không phải ba mà có tới bốn nguồn, gồm nguồn chính, nguồn dự phòng từ lưới điện quốc gia, động cơ điện và bộ lưu điện UPS. Trung tâm kiểm soát không lưu là đối tượng được ngành điện xếp vào diện hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai đường dây, hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới quốc gia. Nguồn thứ nhất bị sự cố, gián đoạn việc cung cấp điện thì nguồn thứ hai lập tức hoạt động. Việc chuyển đổi giữa hai nguồn nói trên hoàn toàn tự động. Cái này có trong hợp đồng giữa cơ quan quản lý trung tâm kiểm soát không lưu và ngành điện, nếu không có, ngành điện sẽ bị phạt rất nặng.
Chẳng hạn doanh nghiệp luyện thép cũng được xếp vào hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai nguồn, đề phòng trường hợp việc cung cấp điện bị gián đoạn khiến nguyên liệu trong lò bị đông cứng, phải đập bỏ lò, thiệt hại rất lớn. Vì vậy, khó có khả năng cả hai nguồn từ điện lưới quốc gia đều gặp sự cố.
TS Nguyễn Bách Phúc.
- Nhưng thưa ông, Cục Hàng không Việt Nam đã thông tin chính thức nguyên nhân là do các thiết bị tích điện trong bộ lưu điện UPS cung cấp cho trung tâm kiểm soát không lưu gặp sự cố, gây mất điện?
- Giả sử cho rằng cả hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới đều mất thì nguồn cung cấp thứ ba là động cơ diezen sẽ lập tức hoạt động, đảm bảo việc cung cấp điện cho trung tâm kiểm soát không lưu. Quy trình này hoàn toàn tự động, không cần mất nhiều thời gian. Các nhà hàng, khách sạn, thậm chí một chung cư hạng trung bình tại TPHCM cũng được thiết kế như vậy để đề phòng mất điện đột ngột, cư dân bị kẹt trong thang máy sẽ gặp nguy hiểm, huống hồ đây lại là trung tâm điều khiển không lưu cho một sân bay lớn.
Nguồn thứ tư là hệ thống tích điện UPS. Bình thường, UPS nạp và lưu điện từ điện lưới. Khi hệ thống mất điện đột ngột thì UPS tự động chuyển sang chế độ cung cấp điện, đảm bảo hoạt động trong một thời gian. UPS không phải là thứ gì quá cao siêu. Nhà tôi cũng xài UPS cho mấy cái máy vi tính, đề phòng cúp điện đột ngột, dữ liệu vừa cập nhật trên máy sẽ không bị mất. Trung tâm điều khiển không lưu sử dụng điện năng không nhiều. Những nhà máy tiêu thụ điện gấp nhiều lần còn sử dụng UPS.
Nếu đã sử dụng đến UPS cũng có nghĩa là cả ba nguồn kia đã bị hỏng. Nếu tính cả USP thì cả bốn nguồn cung cấp điện đều gặp sự cố. Làm kỹ thuật điện từ 53 năm nay, tôi khẳng định chưa bao giờ có chuyện như vậy, kể cả trên thực tế hay lý thuyết. Càng kỳ lạ hơn là sự cố mất điện vừa qua xử lý rất đơn giản nhưng không hiểu sao phải mất đến hơn một giờ.
- Cảm ơn ông.
Theo Tiền Phong
Mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất: Do kíp trưởng thao tác kỹ thuật sai Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam lý giải sự cố dẫn đến sập cùng lúc 3 bộ UPS khiến Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài - tiếp cận Hồ Chí Minh (AACC Hồ Chí Minh) tê liệt mất quyền điều hành do kíp trưởng thực hiện sai thao tác kỹ thuật. Hơn 92 chuyến bay bị ảnh hưởng bởi...