Cận cảnh thông hầm Dốc Sạn trước 3 tháng trên tuyến cao tốc Bắc Nam
Hầm Dốc Sạn xuyên núi Dốc Sạn qua tỉnh Khánh Hòa là một trong những “mắt xích” quan trọng trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 – 2020 thuộc dự án thành phần cao tốc Nha Trang – Cam Lâm.
Hầm gồm 2 ống trái phải song song, dài 700 m/ống, vừa được doanh nghiệp dự án (Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm – Tập đoàn Sơn Hải) đào thông ống hầm phải. Ống trái hầm dự kiến đào thông vào trung tuần tháng 6/2022.
Theo ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (Tập đoàn Sơn Hải), việc thông ống hầm phải hướng Bắc vào Nam đánh dấu mục tiêu đảm bảo tiến độ vượt 3 tháng theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (cơ quan đại diện quản lý Nhà nước) đề ra. Riêng ống hầm phải còn khoảng 60m dự kiến khoảng 20 ngày nữa sẽ được đào thông kỹ thuật.
Hai cửa ống hầm Dốc Sạn nhìn từ trên cao.
Thông tin bình đồ và các hạng mục thi công hầm Dốc Sạn.
Tập kết máy móc, thiết bị, nhân lực tại chỗ trước khi đào thông ống hầm phải.
Dự án cao tốc thành phần Nha Trang – Cam Lâm là một trong 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 -2020, có thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng. Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm đi qua 2 huyện Diên Khánh, Cam Lâm và TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), có tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong quý III/20223, trong đó gói hầm Dốc Sạn xuyên núi Dốc Sạn – gói thầu XL3 có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cửa ống hầm phải trước khi được đào thông.
Nhà thầu dự án đưa máy khoan chuyên dụng hàng nặng vào đào thông hầm.
Lớp vỏ đá cuối cùng trước khi được đào thông.
Đơn vị thi công đặt mìn nổ thông lớp vỏ đá cuối cùng trong ống phải hầm.
Ánh sáng bên ngoài ống phải hầm chiếu sáng vào trong hầm sau lớp vỏ đá cuối cùng được đào thông.
Và ánh sáng thông ống hầm phải.
Mục sở thị cảnh đào thông hầm Dốc Sạn, chúng tôi được chứng kiến cảnh doanh nghiệp dự án huy động tối đa máy móc thiết bị chuyên dụng, hàng trăm công nhân tại chỗ tập trung cao độ thi công những mũi khoan cuối cùng để đào thông hầm trong bối cảnh luôn hầm hập, ngột ngạt, thiếu khí… nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Ông Trần Văn Hợp, cán bộ giám sát thi công hiện trường hầm Dốc Sạn chia sẻ, doanh nghiệp dự án đã có kinh nghiệm thi công nhiều hầm xuyên núi ở các địa phương, nên tiến độ thông hầm được đảm bảo. Bên cạnh đó, địa chất hầm khô ráo, chủ yếu cốt đá cứng, không lẫn đất, nên công nhân thuận lợi khi khoan thăm dò, nổ mìn, lấy đá, phun bê tông… theo đúng kỹ thuật.
Không giải ngân được vốn đầu tư công sẽ không phát huy được hiệu quả đồng vốn
Sáng 19/5, chủ trì cuộc họp với 8 bộ, cơ quan Trung ương để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Tổ trưởng Tổ công tác số 2 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đã lưu ý các bộ, cơ quan nếu không triển khai được dự án cần mạnh dạn chuyển vốn về trung ương để điều tiết cho các đơn vị khác, không giữ vốn, bởi giữ vốn mà chưa thực hiện được là Chính phủ bị phê bình.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì làm việc với 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết nghị cho 8 bộ, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 2 là 3.477 tỷ đồng. Đến nay, các bộ, cơ quan trung ương đã phân bổ, giao chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án là 3.217,721 tỷ đồng, đạt 92,54% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao, còn lại chưa phân bổ chi tiết là 259,279 tỷ đồng, bằng 7,46% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Có 3 đơn vị chưa phân bổ hết vốn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 148,576 tỷ đồng; Thanh tra Chính phủ 41,44 tỷ đồng; Văn phòng Trung ương Đảng 69,263 tỷ đồng. Nguyên nhân chưa phân bổ là do số vốn này dự kiến cho các nhiệm vụ, dự án khởi công mới nhưng chưa có Quyết định đầu tư, Quyết định phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch nên chưa đủ điều kiện giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022 theo quy định của Luật Đầu tư công.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số vốn ngân sách Nhà nước của 8 bộ, cơ quan trung ương thuộc Tổ công tác số 2 đã giải ngân tính đến 30/4 là 119,539 tỷ đồng, đạt 3,44% kế hoạch năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (16,35%). Ước giải ngân đến hết tháng 5/2022 khoảng 337,329 tỷ đồng, đạt 9,70% kế hoạch, vẫn thấp hơn nhiều mức bình quân chung cả nước (20,27%). Cụ thể, Bộ Tài chính 8,17%; Bộ Kế hoạch và Đầu tư 13,87%; Thanh tra Chính phủ 4,13%; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 16,55%; Văn phòng Trung ương Đảng 2,54%; Thông tấn xã Việt Nam 8,74%; Đài Tiếng nói Việt Nam 4,1%; Đài Truyền hình Việt Nam 6,12%.
Những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm là do giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến, vướng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các dự án khởi công mới đa số đang trong giai đoạn đấu thầu và thương thảo hợp đồng. Một số dự án được bố trí vốn nhiều để đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng đến nay tiến độ thực hiện còn rất chậm nên giải ngân rất thấp. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có nhiều dự án khởi công mới cần thời gian hoàn thành thủ tục... do đó, chưa có thanh toán tạm ứng hoặc chưa có nhiều khối lượng thanh toán để giải ngân vốn.
Chỉ ra các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân như phần lớn các dự án đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của ngành, quy mô dự án và số vốn nhỏ, đầu tư rải rác trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố; việc chỉ đạo thực hiện còn phụ thuộc diễn biến tình hình dịch bệnh và sự phối hợp, tạo điều kiện của các tỉnh, thành phố..., báo cáo cũng nêu lên nguyên nhân chủ quan là do công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế; công tác chuẩn bị dự án chất lượng thấp nên vướng mắc khi triển khai; công tác thẩm định, tư vấn còn chậm; các đơn vị bộ, ngành còn gặp khó khăn thiếu cán bộ chuyên môn về xây dựng. Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu yếu kém về năng lực...
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, cơ quan này đang triển khai 3 dự án mới, trong đó có Đề án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập" mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/3/2022. Đây là những công việc khó, mới. Theo tính toán, trong năm 2022, Thanh tra Chính phủ sẽ không thể sử dụng hết số vốn được giao do không triển khai được dự án, không có khối lượng thanh toán. Sau cuộc họp, cơ quan này sẽ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng cho điều chuyển khoảng 20 tỷ đồng.
Bốn tháng đầu năm chưa giải ngân được đồng nào, song Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Minh Hùng khẳng định đến cuối năm sẽ giải ngân 100% số vốn được giao.
Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đinh Đăng Quang cho biết, căn cứ vào quyết định phân bổ vốn đầu tư, ngay từ đầu năm, đã phân bổ cho 7 dự án với kinh phí 129,5 tỷ đồng. Thông tấn xã Việt Nam đã thành lập tổ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, thay mặt cho Ban lãnh đạo cơ quan rà soát, phân tích nguyên nhân khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy công tác nghiệm thu...
Nguyên nhân giải ngân thấp là do các dự án chuyển tiếp đang thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch nhưng chưa đến điểm dừng nghiệm thu về khối lượng nên chưa thanh toán được. Còn với các dự án mới, đa số là các gói thầu mua sắm và đang ở bước lựa chọn nhà thầu. Ước hết năm 2022, sẽ giải ngân 100% vốn kế hoạch được giao.
Đánh giá các bộ, cơ quan đã có nhiều cố gắng trong giải ngân vốn đầu tư công, nhưng do tính chất phức tạp, trình tự thủ tục, đặc thù của các ngành nên giải ngân từ đầu năm đến nay vẫn thấp hơn so với bình quân chung cả nước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý các bộ, cơ quan nếu không triển khai được dự án cần mạnh dạn chuyển vốn về trung ương để điều tiết cho các đơn vị khác, không giữ vốn, bởi giữ vốn mà chưa thực hiện được là Chính phủ bị phê bình.
Theo Phó Thủ tướng, tính đến thời điểm hiện nay, số giải ngân vốn đầu tư công của cả nước xấp xỉ bằng cùng kỳ năm trước. Đồng tình với một số nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đã được chỉ ra trong báo cáo, song, Phó Thủ tướng cho rằng, lý giải vẫn chưa sát với tình hình. Thời gian tới, phải đánh giá, lường trước các vấn đề đặt ra để có dự báo sát hơn, sâu hơn, dự kiến tiến độ triển khai dự án để bố trí vốn cho hiệu quả. Trong vốn đầu tư công có vốn vay, vốn ODA, đã huy động rồi, phải trả lãi mà không giải ngân được sẽ không phát huy được hiệu quả đồng vốn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu từng bộ, ngành phải có kế hoạch giải ngân đối với từng dự án, có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên nắm bắt tình hình. Qua rà soát, nếu cam kết giải ngân được 100% vốn giao thì để lại, nếu không được, phải đề nghị điều chuyển sớm, có thể điều chuyển trong nội bộ ngành hoặc điều chuyển cho đơn vị khác. Cùng với đó, quan tâm đến thủ tục thanh toán liên quan đến khối lượng, phối hợp với các bộ, ngành, Kho bạc Nhà nước giải ngân sớm.
Các bộ, cơ quan nghiên cứu báo cáo Chính phủ thực hiện cắt vốn và điều chỉnh vốn theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.
Linh hoạt giải ngân nhanh vốn đầu tư công Chính phủ đang có các gói hỗ trợ kinh tế; trong đó, quyết liệt thúc đẩy đầu tư công và giải ngân nhanh nguồn vốn này được coi là "cú hích" cho nền kinh tế nhanh hồi phục. Để đẩy nhanh nguồn vốn này, một trong những giải pháp quyết liệt nhất vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số...