Cận cảnh thế hệ trực thăng Mil huyền thoại của Nga
Các trực thăng Mil đã liên tục thay đổi và phát triển trong suốt 70 năm lịch sử và trở thành một trong những thương hiệu trực thăng huyền thoại của Không quân Nga.
Nhà máy trực thăng Mil Moscow, nhà thiết kế và chế tạo trực thăng hàng đầu thế giới với những mẫu trực thăng nổi tiếng như Mi-8, Mi-24 và Mi-26, đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 vào tháng 12 năm nay. Là mẫu trực thăng đầu tiên của Liên Xô được đưa vào sản xuất hàng loạt, Mi-1 (ảnh) đã được sản xuất với số lượng hơn 1.000 chiếc tại Liên Xô và 1.594 chiếc tại Ba Lan. (Ảnh: TASS)
Ra đời ngày 12/12/1947, nhà máy trực thăng Mil Moscow gắn liền với tên tuổi của kỹ sư về không gian vũ trụ Mikhail Mil. Nhà máy Mil Moscow đã thiết kế trực thăng Mi-8 (ảnh) từ đầu thập niên 1960 và đây cũng là một trong những mẫu trực thăng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới với 92 quốc gia sử dụng. Mi-8 có thể đóng vai trò như một trực thăng vận tải, trinh sát, chỉ huy trên không, chiến đấu,…
Là trực thăng vận tải quân sự từ thời Liên Xô, Mi-10 được phát triển dựa trên mẫu trực thăng Mi-6 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1963. Mặc dù cùng sử dụng động cơ, hệ thống truyền động, thủy lực và cánh quạt tương tự Mi-6, song Mi-10 đã loại bỏ phần khoang vốn được sử dụng để chở binh lính và thay đổi một số chi tiết để có thể chở được hàng hóa cồng kềnh hơn.
Mi-12 được xem là siêu trực thăng vận tải lớn nhất và mạnh nhất thế giới do Liên Xô chế tạo trong đầu thập niên 1960. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, khi các trực thăng được thiết kế để có thể mang được các tên lửa hạt nhân cỡ lớn, Mi-12 là một lựa chọn tối ưu khi khoang chứa hàng của máy bay này lên tới 600 m3 và có tải trọng tối đa khoảng 40 tấn. Mặc dù Mi-12 từng được trình làng tại triển lãm hàng không Paris năm 1971, song chương trình phát triển dòng máy bay này đã chấm dứt vào năm 1974 do chi phí tốn kém và nhiệm vụ dành cho Mi-12 không còn phù hợp.
Mi-14 là mẫu trực thăng săn ngầm có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Mi-14 được phát triển trên cơ sở mẫu trực thăng săn ngầm Mi-8 nổi tiếng của Hải quân Liên Xô. Năm 1996, tất cả các trực thăng Mi-14 đều bị “đắp chiếu” theo thỏa thuận ký kết giữa Nga và Mỹ về việc cắt giảm vũ khí hạt nhân và thông thường sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, năm 2016, Nga tuyên bố lên kế hoạch tái sản xuất loại trực thăng này.
Trực thăng tấn công Mi-24 bắt đầu được Không quân Liên Xô sử dụng từ năm 1972 và đã có hơn 45 nước từng vận hành loại trực thăng này. Các phi công Liên Xô gọi Mi-24 là “ xe tăng bay” vì khả năng vận chuyển linh hoạt kết hợp với hỏa lực mạnh để hỗ trợ cho lực lượng bộ binh dưới mặt đất. Mi-24 có thể mang theo bom, tên lửa, rocket và súng để tiêu diệt các mục tiêu như xe bọc thép, lính bộ hay công sự của đối phương.
Video đang HOT
Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 là một trong những mẫu trực thăng nổi tiếng của Mil Moscow. Được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự, Mi-26 là trực thăng lớn nhất và mạnh nhất của Nga được sản xuất hàng loạt. Từ khi ra đời trong thập niên 1970, Mi-26 đã gây ấn tượng với khả năng vận chuyển hàng hóa mạnh hơn nhiều so với các trực thăng cùng thời. Mi-26 có thể chở nhiều loại hàng hóa siêu nặng như xe tăng, thậm chí có thể mang theo cả một trực thăng khác.
Ngoài các mẫu trực thăng có tuổi thọ hàng chục năm, Nga cũng đang phát triển mẫu trực thăng siêu tốc tương lai Mi-PSV. Đây là phiên bản trực thăng thử nghiệm dựa trên trực thăng Mi-24. Trong các cuộc thử nghiệm gần đây, trực thăng mẫu Mi-24LL PSV đã bay với tốc độ 405 km/giờ.
Thành Đạt
Ảnh: TASS
Theo Dantri
15 bức ảnh ấn tượng nhất năm 2017 của quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ là 1 trong những lực lượng thiện chiến nhất và có hàng trăm căn cứ quân sự trên khắp thế giới. Sau đây là 15 hình ảnh ấn tượng nhất năm 2017 về lực lượng vũ trang xứ cờ hoa.
Kỹ sự điện hàng không cấp 2 Lus Mclean, trực thuộc Phi đội Tấn công 154 "Hiệp sĩ đen", khoe hình xăm trên tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68) (chụp ngày 30/06/2017)
Thủy thủ tàu khu trục tên lửa lớp Arleugh Burke USS Ross (DDG 71) đứng cùng súng máy Browning M2 khi đang quá cảnh ở biển Na Uy (chụp ngày 29/06/2017)
Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle thả bẫy mồi khi bay hỗ trợ chiến dịch "Nhổ tận gốc" (chụp ngày 21/07/2017)
Từ 1 chiếc trực thăng MH-60 Jayhawk, thành viên lực lượng tuần duyên Mỹ nhảy xuống vịnh Cold (Alaska) để khảo sát khu vực xung quanh 1 chiếc thuyền đánh cá. Sau đó, người này đã sơ tán 3 người dân gần càng Akutan (Alaska) lên trực thăng (chụp ngày 13/02/2017)
Lính thủy đánh bộ thuộc Đơn vị Viễn chinh số 11 khai hỏa pháo M777 Howitzer trong chiến dịch "Nhổ tận gốc" (chụp ngày 24/03/2017)
Thành viên Nhóm kiểm soát hàng không chiến thuật, trực thuộc Phi đoàn Đặc nhiệm hỗ trợ chiến dịch, nhảy ra khỏi chiếc CH-47 Chinook trong 1 nhiệm vụ huấn luyện tại căn cứ không quân Eielson, Alaska (chụp ngày 07/06/2017)
Hải quân hạ thủy chiến hạm USS Billings (LCS 15) ở sông Menominee thuộc thành phố Marinette, bang Wisconsin (chụp ngày 01/07/2017)
Binh sĩ diễn tập bắn đạn thât trong nhiệm vụ giả định tại Khu vực huấn luyện Hohenfels ở Đức (chụp ngày 15/03/2017)
Một binh sĩ cùng với Nhóm hậu cần thủy quân lục chiến số 1 tham gia buổi huấn luyện nâng cao kỹ năng sinh tồn dưới nước tại trại Pendleton ở bang California (chụp ngày 14/06/2017)
Binh sĩ biểu diễn võ thuật cận chiến với "tình nguyện viên" trong 1 sự kiện ngoài trời tại căn cứ không quân Eglin thuộc bang Florida (chụp ngày 29/04/2017)
Phi công điều khiển máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon chuẩn bị biểu diễn ghi hình cho các phóng viên tại thành phố Houston (chụp ngày 01/02/2017)
Tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68, bên trái) và tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke USS Howard (DDG 83, bên phải) thực hiện tiếp tế trên biển với tàu hậu cần chở dầu lớp Henry J. Kaiser USNS Yukon (chụp ngày 30/06/2017)
Binh sĩ thuộc Lữ đoạn nhảy dù 173 đáp xuống khu vực tiếp đất Juliet ở Pordenone, Italy sau khi rời máy bay vận tải không quân C-130 Hercules thuộc Phi đoàn không quân 96 (chụp ngày 08/06/2017). Lữ đoạn nhảy dù 173 là Lực lượng phản ứng dự bị của Mỹ tại châu Âu, có khả năng triển khai hoạt động tại bất kỳ đâu tại châu Âu, châu Phi và nhiều nơi khác chỉ trong vòng 18 giờ
Lính đặc nhiệm khai hỏa vào xe của đối phương trong một buổi luyện tập khả năng chiến đấu được tổ chức bởi Bộ chỉ huy Đặc nhiệm quân đội tại Đồn Bragg, bang Bắc Carolina (chụp ngày 06/06/2017)
Binh sĩ thuộc Đơn vị bảo dưỡng trực thăng 41 đẩy 1 chiếc trực thăng HH-60G Pave Hawk vào máy bay vận tại C-17 Globemaster 3 tại căn cứ không quân Moody thuộc bang Georgia (chụp ngày 15/03/2017)
Theo Mai Đại (Bussiness Insider)
Blackhawk "made in China" bất ngờ lộ ảnh bay thử Truyền thông Trung Quốc mới đây đã bất ngờ đăng tải những hình ảnh nước này thử nghiệm nguyên mẫu trực thăng Z-20. Đây là lần đầu tiên dòng trực thăng được cho là nhái lại trực thăng Blackhawk trứ danh của Mỹ xuất hiện trở lại sau hơn 2 năm vắng bóng. Hình ảnh được công bố cho thấy, chiếc Z-20 tái...