Cận cảnh rừng Cát Tiên hoang dã lớn nhất Tây Nguyên
Tây Nguyên chỉ còn lại một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận.
Vì vậy, vườn quốc gia Cát Tiên đang là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên trải dài trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước có tổng diện tích hơn 82.000 héc ta thuộc Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý. Trong đó, diện tích thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng là hơn 28.000 héc ta. Đây là rừng nguyên sinh còn lại lớn nhất Tây Nguyên.
Dòng sông Đồng Nai hiền hòa tạo nên hệ sinh thái phong phú đối với rừng quốc gia Cát Tiên. Nơi đây đã được cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ trình Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đánh giá cấp danh hiệu Danh lục Xanh. VQG Cát Tiên được bảo vệ nghiêm ngặt với số lượng cán bộ, nhân viên kiểm lâm và lực lượng quản lý bảo vệ rừng đông đảo tuần tra liên tục 24/24 giờ.
Đến đây du khách dễ gặp những chú chim công trên cánh đồng cỏ bát ngát.
Những chú nai ngơ ngác trên cánh đồng cỏ xanh
Đàn trâu rừng nhởn nhơ trên bãi cỏ
Chú voi bên bìa rừng
Video đang HOT
Theo thống kê, hiện nay, VQG Cát Tiên có hơn 340 loài chim rừng, chiếm hơn 40% tổng loài chim của Việt Nam. Vì thế, trong những chuyến trải nghiệm băng rừng, du khách còn dễ dàng bắt gặp, chiêm ngưỡng các loài linh trưởng quý hiếm như voọc chà vá chân đen – chân nâu, vượn đen má vàng; được ngắm nhìn các loài chim quý hiếm như hồng hoàng, hạc cổ trắng trên các ngọn cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Tại Bầu Sấu, du khách được chiêm ngưỡng tận mắt loài cá sấu nước ngọt ẩn mình săn mồi trong môi trường tự nhiên
Hình ảnh các loài hươu, nai hoang dã và mèo rừng được phóng viên ghi lại trong đêm 17/1/2014, khi tham gia tour ngắm thú rừng tại các đồng cỏ VQG Cát Tiên.
Ngoài động vật, VQG Cát Tiên có hệ thực vật rất phong phú với hơn 1.650 loài thân gỗ. Các loại gỗ quý hiếm phải kể đến như cẩm lai, gõ đỏ, căm xe, giáng hương… Đặc biệt, tại VQG Cát Tiên đang lưu giữ nhiều cây tùng cổ thụ có đường kính gốc hàng chục mét với bộ rễ khổng lồ và thân cây cao chót vót có tuổi đời trên 500 năm.
Khám phá Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ hai ở Tây Nguyên
Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc - UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 15/9/2021, trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ hai ở khu vực Tây Nguyên.
Trước đó, Langbiang (tỉnh Lâm Đồng) là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Tây Nguyên được UNESCO công nhận.
Trải rộng trên diện tích 413.512 ha, những khoảnh rừng nguyên sinh, thảm thực vật, hệ thống hồ, suối cũng như tầng khí hậu mát mẻ ôn hòa được điều tiết bởi hệ động, thực vật phong phú, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng đang mở ra triển vọng phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, trở thành thành điểm đến hấp dẫn tại mảnh đất Tây Nguyên.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng...
...rừng thưa thường xanh cây lá rộng; rừng thưa thường xanh lá kim; thảm cây bụi; trảng cỏ...
Những cây cổ thụ ở Cao nguyên Kon Hà Nừng được lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt.
K50 (hay còn gọi là Hang Én) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng) có độ cao hơn 50 m. Thác K50 còn được gọi là "dải lụa bạc của đại ngàn" là một trong những thác nước đẹp nhất ở Tây Nguyên.
Phía trong thác K50 một hang đá lớn, là nơi trú ngụ của hàng nghìn con chim én.
Thác K40 có dòng chảy theo tầng từ cao xuống thấp với chiều dài khoảng 40 m tạo nên khung cảnh mờ ảo, hùng vĩ giữa núi rừng. Đặc biệt, thác K40 đổ xuống theo tầng không chảy thẳng đứng như thác K50, do đó được ví von như "nàng công chúa" giữa rừng già.
Dòng nước trong vắt chảy qua rễ cây cổ thụ, tạo sự độc đáo của con suối ở Cao nguyên Kon Hà Nừng.
Hệ thực vật đa dạng ở Cao nguyên Kon Hà Nừng...
Cùng với đó là hệ động vật phong phú. (Trong hình là rắn cạp nong - Bungarus fasciatus)
Vọc chà vá chân xám - Pygathrix cinerea.
Cú mèo.
Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. (Trong hình du khách thích thú treckking tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh)
Cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vì đáp ứng được 7 tiêu chí: có các hệ sinh thái đại diện vùng địa lý sinh học; có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học; có cơ hội cho phát triển bền vững vùng; có diện tích đủ lớn; thực hiện đầy đủ 3 chức năng (bảo tồn, phát triển và trợ giúp); có sự tham gia của cộng đồng; có cơ chế quản lý, chính sách, quản trị rõ ràng.
Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa, Ninh Thuận - điểm đến hấp dẫn Sau khi được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, được cộng đồng biết đến ngày một nhiều hơn. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà khoa học, du khách...