Cận cảnh PTTM độn cằm: Đau đớn và nhiều rủi ro
Tiếp tục tìm hiểu về công nghệ độn cằm – xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ được phái đẹp vô cùng ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Bên cạnh nâng mũi thì phẫu thuật độn cằm là một trong những xu thế phẫu thuật thẩm mỹ được ưa chuộng nhất tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu như người ta tìm đến phẫu thuật nâng mũi bởi sự đơn giản và mong muốn cải thiện chiếc mũi tẹt đặc trưng của người Á Đông, thì phẫu thuật độn cằm lại được coi như một “tầm” mới dành riêng cho những cô nàng mong muốn vẻ đẹp hoàn hảo, cầu toàn. Tuy nhiên, khác với nâng mũi, độn cằm đòi hỏi sức chịu đựng đau đớn cao hơn rất nhiều cũng như tiềm ẩn nhiều những nguy cơ biến chứng.
Hoàng Yến
Video đang HOT
Thủy Tiên là những sao nữ được cho là đã qua độn cằm.
Điều đầu tiên khi bạn tới bệnh viện hoặc viện thẩm mỹ, như thường lệ, bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về việc nên hay không nên độn cằm. Tất nhiên, dù bạn có không ưng ý với chiếc cằm của mình đến đâu, các bác sỹ và chuyên viên vẫn sẽ đưa ra những lời khuyên hợp lý giúp bạn định hình lại được gương mặt của mình khi có chiếc cằm mới. Và dù muốn hay không, bạn vẫn nên nghe theo những lời khuyên này. Bởi bên cạnh việc sở hữu một vẻ đẹp hoàn thiện, bạn còn cần lo cho vấn đề sức khỏe, hậu phẫu của mình nữa. Liệu cơ thể bạn có chấp nhận chiếc cằm? Liệu da bạn có “dữ” đến mức nhiễm trùng và viêm nhiễm? Tất cả đều là những vấn đề cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định bước vào cuộc phẫu thuật.
Miêu tả đơn giản cho quá trình độn cằm.
Phẫu thuật độn cằm với thủ thuật bóc tách lớp da, thịt bên ngoài cằm rồi luồn miếng silicon vào trong.
Phẫu thuật độn cằm được hiểu nôm na là bác sĩ sẽ đưa một miếng silicon vào bên trong cằm bạn, tạo nên một khuôn cằm mới cho mặt. Có hai loại phẫu thuật độn cằm phổ biến nhất. Đó là:
Rạch từ ngoài
Với phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường phía ngoài da rồi nhét miếng silicon vào bên trong. Cách này đơn giản hơn nhưng có thể để lại sẹo ẩn lâu dài.
Rạch từ trong
Bác sĩ sẽ rạch và đưa miếng silicon từ bên trong miệng bạn, cụ thể là ở nướu dưới. Cách này không để lại sẹo lộ bên ngoài, tuy nhiên lại dễ nhiễm trùng và đòi hỏi bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi phẫu thuật.
Tuy nghe đơn giản, nhưng thực chất, phẫu thuật độn cằm tạo nên sự đau đớn lâu dài hơn nâng mũi rất nhiều. Rất nhiều quý cô sau khi trở về khỏi bàn mổ đã tốn khoảng 1 – 3 tháng mới phục hồi lại được hiện trạng sức khỏe ban đầu. Phẫu thuật độn cằm đòi hỏi phải bóc tách lớp thịt ở trong cằm rồi dùng khoan để cố định lại các phần được lắp ráp. Nếu bạn không có một “thần kinh thép” và tinh thần “đẹp bằng mọi giá” thì đừng vội nghĩ tới cuộc phẫu thuật độn cằm này.
Và dù phải trả giá lớn bằng sự đau đớn, nhưng không phải lúc nào phẫu thuật độn cằm cũng thành công. Bằng chứng là hàng loạt sao Việt xuất hiện với chiếc cằm méo mó, thậm chí là lệch hẳn sang một bên khi cười. Chính bởi vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định độn cằm bởi liệu, vẻ đẹp cuối cùng có xứng đáng với những đau đớn mà bạn đã bỏ ra trên bàn mổ? Chưa kể, chi phí cho một cuộc phẫu thuật độn cằm khá đắt, từ 15 – 30 triệu.
Ngọc Quyên
Đinh Ngọc Diệp là những ví dụ điển hình cho “chiếc cằm lỗi”.
Theo Afamily