Cận cảnh pháo đài Trung Quốc đặt pháo 76 mm trên đảo nhân tạo ở Trường Sa
Tài khoản Twitter xinfengcao đã đăng ảnh công trình trên đá Tư Nghĩa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nói rằng vũ khí bố trí trên pháo đài hình lục giác của cơ sở này là súng phòng không 76 mm.
Công trình lục giác trên ảnh vệ tinh chụp Đá Tư Nghĩa gần đây chính là pháo đài hình lục giác nằm 4 góc của toà nhà chính trên Đá Tư Nghĩa. Trong ảnh: Pháo đài bên trái bố trí pháo 76 mmẢnh từ clip CCTV ngày 22.11.2016
Bức ảnh được tài khoản Twitter xinfengcao đăng ngày 14.12, là ảnh chụp từ clip của đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng ngày 22.11.2016.
Trước đó trong bản tin ngày 13.12, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Mỹ) công bố những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống vũ khí trên cả 7 đảo nhân tạo mà nước này xây đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
AMTI cho biết các chuyên gia đã theo dõi tình hình xây dựng những “cơ sở phi pháp hình lục giác” trên các đá Chữ Thập, Vành Khăn, Xu Bi từ tháng 6 và tháng 7.2016 và nhận thấy những cơ sở này nằm trong quá trình tăng cường phòng thủ của Trung Quốc, tương tự những cơ sở đã có trên các đá Gaven, Tư Nghĩa, Gạc Ma và Châu Viên.
Khu vực bố trí vũ khí trên đá Tư Nghĩa, ảnh chụp ngày 23.11.2016 AMTI/CSIS
Video đang HOT
Tòa nhà chính cao 9 tầng Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Tư Nghĩa của Việt Nam, ảnh chụp tháng 4.2016 Trung Hiếu
Hai trong số 4 pháo đài hình lục giác nằm 4 góc của toà nhà chính trên đá Tư Nghĩa. Pháo đài bên trái bố trí pháo 76 mm (phủ bạt), pháo đài bên phải có thể là hệ thống pháo cận chiến tầm gần CCTV
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy những cụm khí tài nhiều khả năng là súng chống máy bay và hệ thống pháo – tên lửa phòng thủ tầm gần (CIWS) có thể chống tên lửa hành trình và máy bay. Nay tài khoản Twitter xinfengcao chuyên đưa tin về quân sự của Trung Quốc xác nhận có súng phòng không loại 76 mm.
Loại pháo phòng không 76 mm này thực chất là pháo hạm 76 mm trên tàu chiến, vừa dùng chống tàu nổi lẫn bắn máy bay, tên lửa tầm gần. Hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6.2016, trong chuyến công tác Trường Sa, phóng viên Mai Thanh Hải (Báo Thanh Niên) đã có cơ hội tiếp cận gần đá Gạc Ma, chứng kiến các công trình xây dựng của Trung Quốc đang tồn tại trái phép tại đây.
Phóng viên Thanh Niên đã đếm được hơn 20 tổ hợp súng pháo hiện đại đã và đang được lắp đặt trên những nóc, tầng nhà, gồm pháo hạm 76 mm (chuyên dùng tấn công các tàu mặt nước) trên nóc các nhà thấp tầng; pháo phòng không AK-176 trên các tầng cao và các ụ pháo pháo phòng không cỡ nhỏ (chủ yếu là loại 23 mm, 14,5 mm) đặt san sát ngoài lan can khu nhà trung tâm cao 8 tầng.
Những vị trí được cho là cụm vũ khí phi pháp của Trung Quốc trên đá Gạc Ma Reuters
Các tổ hợp pháo hạm, pháo phòng không mọc lên ở các vị trí tại tòa nhà Trung Quốc xây dựng trái phép ở đá Gạc Ma, ảnh chụp đầu tháng 6.2016 MAI THANH HẢI
Vào ngày 22.11.2016, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) trong chuyên mục quốc phòng đã phát sóng cảnh hoạt động ở các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tại đá Tư Nghĩa, hình ảnh “cơ sở phi pháp hình lục giác” mà các chuyên gia phân tích từ ảnh vệ tinh chính là các pháo đài hình lục giác, trên đó bố trí vũ khí, theo các ảnh mà CCTV chụp.
Các pháo đài hình lục giác này cũng được xây ở các đảo nhân tạo phi pháp khác của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.
Các khu vực bố trí vũ khí trên đá Chữ Thập, ảnh chụp ngày 10.11.2016 AMTI/CSIS
Một góc nhìn khác về đá Chữ Thập của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm và xây thành đảo nhân tạo phi pháp với diện tích 2,8 km2, cùng đường băng dài 3 km có thể đón tất cả các loại máy bay quân sự CCTV
CCTV cũng khoe rằng Trung Quốc đã “phủ xanh” các đảo nhân tạo này để biến thành điểm du lịch (?). Đài này nói đảo quốc Maldives với đảo chính có diện tích chỉ 1,5 km2 mà có hơn 100.000 cư dân sinh sống, trong khi đá Chữ Thập có diện tích gấp đôi (2,8 km2, đường băng dài 3 km). CCTV cho hay đá Chữ Thập chưa phải lớn nhất mà đá Vành Khăn còn lớn hơn (5,6 km2), trong khi đá Xu Bi là 4,3 km2…
Việc xây dựng trên các đảo nhân tạo phi pháp này vẫn đang tiếp diễn để vài năm nữa chúng sẽ trở thành các “thành phố biển”, theo CCTV.
(Theo Thanh Niên)
Phản đối Trung Quốc kỷ niệm cái gọi là '70 năm thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa'
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định cộng đồng quốc tế đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đòi sở hữu hai quần đảo ở Biển Đông từ sau Thế chiến II.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh: VA
"Hoạt động của Trung Quốc không thể làm thay đổi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi ngược lại xu thế phát triển quan hệ hiện nay giữa hai nước, gây phức tạp tình hình. Việt Nam kiên quyết phản đối", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình chiều nay nhấn mạnh.
Ông Bình nhắc đến việc Hải quân Trung Quốc hôm 8/12 tổ chức kỉ niệm cái gọi là "70 năm thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa". Người phát ngôn khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ lâu đời của Việt Nam.
"Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cộng đồng quốc tế đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với hai quần đảo này", ông Bình nói.
Việt Anh
Theo VNE
"3 đường băng Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa ít có giá trị tác chiến" Trong thời chiến, việc cô lập các cung đường chiến lược ở Biển Đông có thể làm cho căn cứ ở Chữ Thập bị tê liệt. Lyle J. Goldstein, một học giả từ Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ ngày 28/11 cho biết trên The National Interest: Một phân tích mới đây ở Trung Quốc...