Cận cảnh núi lửa dưới đáy biển phun trào gây sóng thần ở nhiều nước
Một núi lửa dưới đáy biển ở Thái Bình Dương phun trào dữ dội đã gây ra sóng thần ở Tonga, Nhật Bản, Mỹ và khiến một số nước cũng phải ban bố cảnh báo sóng thần.
Theo hãng tin RT, núi lửa Tonga-Hunga Haʻapai dưới đáy Thái Bình Dương ngày 15/1 đã phun trào dữ dội. Tonga-Hunga Haʻapai nằm cách đảo chính Tongatapu của Tonga khoảng 65 km về phía nam. Đợt phun trào đã gây ra tiếng nổ lớn có thể nghe rõ ở nơi cách đó 800 km.
Hình ảnh về vụ phun trào núi lửa đã được một số vệ tinh ghi lại, trong đó có vệ tinh của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). Các video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một vụ nổ kèm theo cột khói màu xám khổng lồ trên mặt biển Thái Bình Dương. Theo Cơ quan Địa chất Tonga, các cột khói, bụi và khí này cao tới 20 km.
Đây là một trong những đợt phun trào lớn nhất trong hàng chục năm qua của núi lửa này và là đợt phun trào thứ hai trong 2 ngày qua.
Cận cảnh núi lửa dưới đáy biển phun trào gây sóng thần ở nhiều nước
Vụ phun trào gây ra tiếng nổ lớn vọng xa hàng trăm km. “Cảm giác như sấm rền”, một người dân ở Fiji, nơi cách núi lửa khoảng 800 km, cho biết. Thậm chí ở New Zealand cách Tonga khoảng 2.300km, một số người dân cũng nghe thấy tiếng nổ.
Một loạt quốc gia đã ban bố cảnh báo sóng thần như Tonga, Fiji, Vanuatu, Nhật Bản, Mỹ. Tại Tonga, sóng thần cao 1,2 m đã ập vào khu vực thủ đô Nukualofa. Theo các video chia sẻ trên mạng xã hội, các đợt sóng lớn đã nhấn chìm bờ biển Tonga, phá hủy đê chắn sóng, làm ngập nhiều tuyến đường và nhà cửa ở đây. Người dân Tonga buộc phải chạy sóng thần khi trời đã nhá nhem tối. Hiện chưa có thông tin về thương vong, thiệt hại do sóng thần gây ra ở Tonga.
Sóng thần tấn công Tonga
Một số khu vực của Nhật Bản cũng chứng kiến sóng thần do ảnh hưởng của vụ phun trào. Theo Japan Times, sóng thần được ghi nhận ở khu vực bờ biển từ đảo Honshu đến đảo Okinawa. Tuy nhiên, nguồn tin không nêu rõ chiều cao của sóng thần. Trước đó, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần cao 3 m ở các đảo Amami và Tokara. Cảnh báo cũng được đưa ra đối với khu vực cảng Nagoya và Yokkaichi ở tỉnh Mie. Cư dân ở các khu vực này được khuyến cáo tránh xa các vùng biển để đảm bảo an toàn.
Tại Mỹ, sóng thần cũng xảy ra ở California, tuy không lớn, nhưng cơ quan thời tiết ở đây vẫn khuyến cáo người dân thận trọng. “Sóng thần đang đến. Nên nhớ rằng đợt sóng đầu tiên có thể không phải đợt sóng lớn nhất. Đề nghị người dân tránh xa các bờ biển và trú ẩn ở nơi cao ráo”, Cơ quan Dự báo Thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo. Một số hình ảnh chia sẻ trực tuyến cho thấy, sóng thần gây ngập ở một số nơi của California.
Trước đó, Mỹ đã phát cảnh báo sóng thần có thể xảy ra ở các tiểu bang nằm ở bờ Tây nước này gồm California, Oregon, Washington và phía nam Alaska. Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Mỹ cho biết nhiều khả năng có sóng lớn và dòng chảy xiết tại những khu vực trong phạm vi cảnh báo. “Tác động có thể kéo dài từ nhiều giờ cho đến nhiều ngày sau đợt sóng đầu tiên”, cơ quan trên cảnh báo.
Bang British Columbia của Canada cũng nhằm trong phạm vi có nguy cơ ảnh hưởng bởi sóng thần.
Nhiều nước ban bố cảnh báo sóng thần sau khi núi lửa ở Tonga phun trào
Nhiều nước, trong đó có Mỹ, Canada, New Zealand, Fiji đã ban bố cảnh báo sóng thần trong bối cảnh sóng thần đã ập vào bờ biển Tonga sau khi núi lửa ở đảo Hunga Haapai phun trào dữ dội trước đó một ngày.
Những đám mây bụi bốc lên trời sau khi núi lửa trên đảo Hunga Haapai, quốc đảo Tongo, phun trào, ngày 21/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ đã ban bố cảnh báo sóng thần ở khu vực bờ Tây từ bang California đến bang Alaska, trong khi Canada cảnh báo sóng thần ở tỉnh cực Tây British Columbia. New Zealand cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần ở khu vực bờ biển miền Bắc và miền Đông. Trong khi đó, Fiji cũng ban bố cảnh báo sóng thần, yêu cầu người dân tránh xa bờ biển do có các con sóng nguy hiểm.
Trong thông báo trên Twitter, Cục Khí tượng Australia cho biết những đợt sóng thần cao đến 1,2 mét đã được ghi nhận ở thủ đô Nukualofa của Tonga. Trước đó, con sóng cao nhất đo được sau khi xảy ra vụ phun trào núi lửa là 30 cm. Quốc vương Tonga và người dân nước này đã nhanh chóng sơ tán đến những khu vực cao hơn, sau khi nước biển tràn vào thành phố. Hiện chưa có thông báo về thiệt hại và thương vong sau trận sóng thần.
Núi lửa ở đảo Hunga Haapai của đảo quốc Tonga ngày 14/1 đã lại phun trào tro bụi, hơi nước và khí độc vào không khí. Theo trang tin tức Matangi Tonga Online của Tonga, ngọn núi này - nằm cách Nukualofa 65 km về phía Bắc, đã phun trào liên tục từ sáng cùng ngày, tạo ra cột tro bụi cao hơn từ 5-20 km so với mực nước biển và có thể quan sát được từ nhiều hòn đảo khác ngoài đảo Hunga Haapai.
Vụ phun trào cũng phát ra những tiếng nổ lớn, có thể nghe thấy từ Fiji cách đó hơn 800 km. Người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu Địa chất của Tonga, Taaniela Kula, cho biết vụ phun trào trên có thể gây thiệt hại trong bán kính 260 km, mạnh hơn khoảng 7 lần so với vụ phun trào trước đó của núi lửa Hunga Haapai hồi cuối năm ngoái.
Núi lửa Hunga Haapai nằm trên một hòn đảo không có người ở, cách thủ đô Nukualofa của Tonga 65 km về phía Bắc.
Nhật Bản nỗ lực tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa kép Chính phủ Nhật Bản đã chi tổng cộng 31 nghìn tỷ yen trong 10 năm tính đến năm 2020 cho hoạt động tái thiết ở các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Người dân sơ tán khỏi khu vực bị tàn phá sau thảm họa động đất sóng thần tại Natori, tỉnh Miyagi, Nhật...