Cận cảnh nơi dự kiến làm siêu dự án của Hoa Sen Group – Tập đoàn đang vay nợ gần 16.000 tỷ đồng
Dự án thep Cà Ná được ĐHCĐ bất thường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) thông qua từ năm 2016, có tổng mức đầu tư 10,6 tỷ USD.
Công trình dự định được xây dựng theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, công suất mỗi phân kỳ đầu tư dự kiến đạt 1,5 triệu tấn/năm. Hồi tháng 4/2017,Thủ tướng yêu cầu dừng triển khai dự án này để làm rõ thêm một số vấn đề.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hoa Sen Group vẫn muốn xúc tiến đầu tư vào tổ hợp dự án hơn 10 tỷ USD này. Thông tin trước cổ đông tại ĐHCĐ thường niên của công ty hồi đầu năm 2018, chủ tịch Hoa Sen Group bho biết: “Cà Ná là dự án lớn, khi nào cơ quan nhà nước cấp phép thì làm”.
Trong kế hoạch đầu tư do Hoa Sen Group “vẽ” ra, ở phân kỳ đầu tư I.1 vốn tự có sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư trên 11 nghìn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD), tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.
Ngày 27/8/2016, Ngân hàng VietinBank và Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận cấp tín dụng cho dự án, bao gồm cam kết tài trợ vốn cho dự án,ưu tiên cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn, tài trợ thương mại và là đầu mối thu xếp vốn cho dự án thông qua các sản phẩm tín dụng ưu đãi.
Báo cáo tài chính mới nhất của HSG, cho thấy công ty đang có khoản vay nợ VietinBank lớn nhất.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho quá trình đầu tư dự án này, HSG cũng đã có một số ký kết với các tập đoàn công nghệ, tư vấn hàng đầu thế giới nhằm tiến hành thực hiện nghiên cứu khả thi, xây dựng quy hoạch cũng như các thiết kế quan trọng khác.
Theo báo cáo thường niên 2017, Hoa Sen công bố đã góp 15 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Đầu tư Khu liên hợp luyện cá thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận (HSIC) và 3 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận (HSIP) và 2,5 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận. Như vậy, Hoa Sen đã rót 20,5 tỷ đồng vào các công ty con thực hiện dự án thép Cà Ná. Các công ty còn lại chưa được góp vốn.
Khu vực Cà Ná của tỉnh Ninh Thuận được mệnh danh là nơi có vùng biển trong xanh, đẹp của miền Trung.
Tỉnh Ninh Thuận thời gian qua cũng đã đầu tư mạnh cho hệ thống hạ tầng giao thông kết nối một số khu công nghiệp tại Cà Ná với các vùng kinh tế khác trong vùng.
Video đang HOT
Trong khi đó, Báo cáo tài chính quý III, niên độ 2017-2018 của HSG, cho thấy doanh thu của tập đoàn tăng mạnh 42%, lên hơn 10.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi vay ngân hàng cũng tăng gần 40%, lên 190 tỷ đồng, chi phí bán hàng lên tới 505 tỷ đồng.
Đáng chú ý, báo cáo thể hiện tình hình vay nợ ngày một gia tăng, gây sức ép tiêu cực đến tăng trưởng của tập đoàn đại gia tôn Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT HSG. Tính đến hết quý III niên độ 2017 – 2018 (từ 1/4/2018 đến 30/6/2018), nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen là 18.385 tỷ đồng.
Cụ thể, trong niên độ này, Hoa Sen phát sinh 6 khoản vay mới, trong đó khoản vay 1.120 tỷ đồng của BIDV có giá trị lớn nhất. Dù cũng tất toán 8 khoản nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Hoa Sen vẫn lên mức kỷ lục là 3,02 lần.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong qúy chỉ gần 83 tỷ đồng, giảm rất mạnh so với con số 271,5 tỷ cùng kỳ 2017. Lũy kế 3 quý niên độ 2017-2018 (từ 1/10/2017 đến 30/6/2018), lãi ròng của doanh nghiệp đạt 512 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ.
Đến ngày 16/1/2018, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017-2018 (niên độ tài chính của Hoa sen Group bắt đầu từ 1/10 đến 30/9 năm sau), ông Vũ cho biết, hiện công ty đang triển khai xúc tiến, hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký đầu tư dự án, đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn có uy tín để lựa chọn giải pháp công nghệ và máy móc thiết bị phù hợp cho việc triển khai dự án.
Nhiều dự án nghỉ dưỡng tại Cà Ná thời gian dài qua hoạt động không hiệu quả.
Khu vực Cà Ná thuận lợi cho phát triển công nghiệp do sở hữu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển đồng bộ.
Trở lại, khu đất xây dựng dự án này, theo khảo sát thực địa thì hiện nay phần lớn là đất sản xuất muối, khá ít người dân sinh sống. Ông Trần Hữu Bạch, bảo vệ một công ty muối tại đây, cho biết biển Cà Ná được mệnh danh là bãi biển sạch đẹp nhất Việt Nam, nhưng do quá khô hạn nên không dự án BĐS nào làm được mà chủ yếu phát triển công nghiệp là chính.
Theo tìm hiểu, nằm cách xa địa điểm xây dựng dự án khoảng 2km, nơi có bãi biển trong sạch và tuyệt đẹp có một số dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư hơn 10 năm nay.
Tuy nhiên, đến nay những dự án này trở thành nỗi ám ảnh của người dân ở khu vực này, do bị bỏ hoang quá lâu. Nhiều người dân cho biết họ cũng không biết chủ đầu tư các dự án resort này là ai vì từ khi xây dựng lên nhưng không có khách đến ở nên họ cũng không hoạt động nữa.
Khu vực chính được Tôn Hoa Sen dự định rót hơn 10 tỷ USD làm dự án nhà máy thép.
Khu vực được ông chủ HSG dự định đầu tư xây dựng cảng biển để kết nối cùng nhà máy thép trong tương lai. Tai đây hạ tầng giao thông đã được tỉnh Ninh Thuận xây dựng khá đồng bộ.
Tuy nhiên, cuộc sống mưu sinh chính của người dân khu vực này vẫn là các ruộng muối. Tiếp xúc với nhiều diêm dân ở đây, được biết thời gian qua mọi người vẫn không còn nghe gì về thông tin sẽ di dời để giao đất làm dự án.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Bình Thuận: 105 dự án nghỉ dưỡng ven biển chậm tiến độ, hàng chục chủ đầu tư sẽ bị rút giấy phép đầu tư
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, tinh đên ngay 20/7/2018, Bình Thuận co 105 dư an du lich chưa triên khai. Trong đo, co 54 dư an vương đên bu, giai toa, 28 dư an vương khai thac khoang san titan, 23 dư an không co đương vao va vương quy hoach.
Cũng theo Sở này, nguyên nhân chính dẫn đến việc triển khai hàng loạt dự án chậm kéo dài là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, kéo dài do việc xác định tính pháp lý, nhiều trường hợp phức tạp, chính sách giá đền bù thay đổi.
Song song đó, các chủ dự án và người dân không thỏa thuận được giá đền bù, các khu tái định cư chưa triển khai xây dựng kịp thời để dân tái định cư. Một số dự án chỉ thỏa thuận được một phần diện tích đất dự án, trong đó có dự án có diện tích đất thỏa thuận bị da beo, không thể triển khai được.
Một số dự án chồng lấn quy hoạch cát đen (chờ thăm dò, khai thác), như khu vực Long Sơn - Suối Nước - Mũi Né, thành phố Phan Thiết; xã Hòa Thắng, Hồng Phong, Bắc Bình; xã Thuận Quý, Hàm Thuận Nam; xã Tân Thắng, Hàm Tân. Các dự án này phải tạm ngừng để ưu tiên cho việc thăm dò, khai thác khoáng sản.
Một số khu vực hạ tầng thiếu hoặc chưa có đường điện, hệ thống chiếu sáng, nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải...). Một số khu du lịch còn chưa có đường vào dự án để tập kết vật liệu thi công (do chưa bố trí được vốn đầu tư) làm cho các nhà đầu tư chậm triển khai xây dựng hoặc triển khai cầm chừng.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn, tiền thuê đất tăng cao, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, ngày càng có nhiều nhà đầu tư xin giãn tiến độ thực hiện dự án hoặc xin trả lại dự án"...
Như dự án Khu du lịch Nguyên Sa (diện tích gần 21.600 m2) và dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh (diện tích 24.150 m2) được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư đã hơn 17 năm nhưng chưa tiến hành xây dựng dù đã được cho gia hạn 6 tháng. Cạnh đó, Khu du lịch Minh Quân (diện tích khoảng 4,38 ha) cũng là dự án hơn 13 năm chậm triển khai và từng được UBND tỉnh cho gia hạn 6 tháng để hoàn chỉnh các thủ tục. Thế nhưng hết thời hạn, chủ đầu tư lại cam kết trong quý III này sẽ hoàn chỉnh phần thiết kế và hoàn tất hồ sơ pháp lý xin giấy phép xây dựng để quý IV/2018 khởi công, đưa dự án vào hoạt động trong quý II/2019...
Cùng trên địa bàn phường Mũi Né, dự án Khu du lịch Minh Sơn (diện tích hơn 4,5 ha) được chấp thuận đầu tư từ năm 2004 cũng một lần được UBND tỉnh đồng ý gia hạn 6 tháng nhưng chủ đầu tư chưa tích cực triển khai... Còn với dự án Khu du lịch Việt Hùng (diện tích 4,6 ha), Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết đã hai lần mời chủ đầu tư vào tháng 9/2017 và tháng 4/2018 nhưng không tham gia dự họp.
Trước tình hình trên, UBND tinh đa chi đao Sơ Kê hoach va Đâu tư chu tri, tich cưc phôi hơp vơi cac sơ, nganh va đia phương, lam viêc vơi chu đâu tư cac dư an chưa triên khai đê kip thơi xem xet, đê xuât biên phap xư ly nhưng vương măc, kho khăn nhăm đây nhanh tiên đô triên khai cac dư an; kiên quyêt thu hôi nhưng dư an châm triên khai xây dưng ma không co ly do chinh đang.
Riêng với những trường hợp dự án hiện còn đang vướng đền bù giải tỏa, tỉnh yêu cầu đến trước ngày 31/12/2018 phải thực hiện xong công tác này (ngoại trừ các dự án mới cấp Quyết định chủ trương đầu tư). Nếu sau thời hạn mà vẫn chưa triển khai thực hiện hoàn thành thì yêu cầu các chủ đầu tư đưa phần diện tích chưa thỏa thuận đền bù xong ra khỏi dự án, hoặc chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án...
Thực hiện ý kiến chỉ đạo, sắp tới đây Sở Kế hoạch - Đầu tư Bình Thuận sẽ mời chủ đầu tư các dự án nêu trên để quán triệt nội dung liên quan. Đồng thời hướng dẫn các chủ đầu tư có văn bản cam kết cụ thể tiến độ triển khai dự án trong thời gian được gia hạn, trường hợp dự án không thực hiện đúng theo nội dung cam kết thì sở chức năng kiên quyết trình UBND tỉnh thu hồi dự án và sẽ không giải quyết bất kỳ kiến nghị nào của chủ đầu tư.
Theo đó, Sơ Kê hoach va Đâu tư đa đê xuât thu hôi 20 dư an, trong đó tại TP Phan Thiêt sẽ thu hồi 8 dư an; huyện Ham Thuân Nam có12 dư an. Tiêp tuc ra soat cac dư an con lai, đê xuât UBND tinh xư ly cac dư an châm triên khai ma không co ly do chinh đang.
Đồng thời để tránh tình trạng chủ đầu tư không có nguồn lực tài chính, đăng ký rồi để đó chờ sang nhượng, giữ đất... gây lãng phí những khu "đất vàng" nguồn tài nguyên du lịch, các cấp, ngành chức năng cần mạnh tay hơn nữa để xử lý những dự án du lịch chậm triển khai.
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Siêu quần thể nghỉ dưỡng có sân golf gần 550 ha tại Thanh Hóa về tay một nữ đại gia bất động sản Dự án khu đô thị du lịch ven biển Quảng Nham có phạm vi nghiên cứu 546,5 ha đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết. Ngày 17/8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 3117/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô...