Cận cảnh những dự án ‘treo’ nằm trên đất ‘vàng’ của Tập đoàn Bảo Việt
Loạt dự án nằm trên những lô đất ‘vàng’ ở nội thành Hà Nội của tập đoàn Bảo Việt trong tình trạng bị ‘xẻ thịt’ sử dụng sai mục đích hoặc hoang tàn, cỏ mọc um tùm.
Nằm tại khu đất vàng giữa KĐT Cầu Giấy – Trung tâm hành chính mới của Hà Nội. Dự án Seven Star nằm trên ô đất D27, thuộc quận Cầu Giấy được UBND TP.Hà Nội chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Bảo Việt, Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long và Công ty Cổ phần đầu tư C.E.O làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch ban đầu Seven Star được khởi công trong tháng 12/2010 và hoàn thành trong quý IV/2013. Tuy nhiên đã hơn 1 thập kỷ trôi qua, dự án vẫn chưa được thực hiện.
Phía xung quanh lô đất dự án được quây tôn kín mít, ‘xẻ thịt’ thành những ki ốt cho thuê kinh doanh hàng ăn, gara ô tô, bãi tập kết vật liệu xây dựng…
Phía bên trong dự án, tổ hợp sân tennis tên ‘CLB Tennis Cát Qúy’ được dựng lên hoạt động kinh doanh đã nhiều năm nay.
Video đang HOT
Tổ hợp gồm 6 sân tennis rộng hàng nghìn m2 được xây dựng kiên cố.
Bên trong cũng nhận trông giữ một số xe ô tô, thu tiền trái quy định.
Cũng nằm trên khu đất vàng số 220 Trần Duy Hưng, ngay ngã tư Trần Duy Hưng giao Hoàng Minh Giám, dự án Tháp Tài chính Quốc Tế (IFT) do Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ làm chủ đầu tư cũng trong tình trạng bị ‘đắp chiếu’ nhiều năm.
Dự án này có diện tích nghiên cứu quy hoạch 13.159m2, với quy mô công trình cao 34 tầng, chiều cao tối đa 150m. Được biết, ngày 29/12/2005, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định 8506/QĐ-UB phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất khi giao khu đất này cho Công ty Bảo hiểm Nhân Thọ Việt Nam lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở. Năm 2013, dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT) được Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép quy hoạch cho Chủ đầu tư là Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ.
Tuy nhiên, sau nhiều năm trôi qua, dự án trên vẫn trong tình trạng cỏ mọc um tùm, trở thành nơi tập kết rác gây thất thoát tài nguyên đất, ô nhiễm môi trường.
Phía ngoài cổng dự án Tháp Tài chính Quốc Tế (IFT) số 220 Trần Duy Hưng.
Biển tên Công ty Cổ phần Đầu tư SCIC – Bảo Việt (Đơn vị chủ đầu tư – PV) được treo sơ sài bằng dây thép.
Phía bên trong, hai dãy nhà cấp 4 đã cũ luôn trong tình trạng cửa đóng then cài.
Hàng chục nghìn m2 đất còn lại của dự án trong tình trạng hoang tàn.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 sẽ được thanh lọc?
Hoạt động siết chặt nguồn tín dụng vào bất động sản trong thời gian qua được dự báo sẽ giúp thanh lọc thị trường mạnh mẽ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Nhiều biến động
Mặc dù thị trường bất động sản nửa đầu năm 2022 có nhiều biến động, đặc biệt đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, quỹ đất hạn chế song giới chuyên gia nhìn nhận thị trường vẫn ghi nhận có nhiều điểm sáng.
Dự báo thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 sẽ được thanh lọc.
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), có gần 2,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đổ vào bất động sản trong các tháng đầu năm 2022. Việt Nam vẫn tiếp tục được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có vị thế tốt để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành kinh doanh bất động sản.
Đánh giá về thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm, bà Võ Thị Khánh Trang - Phó Giám đốc, Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam - cho biết: Thị trường vẫn ghi nhận một nguồn cung mới nhất định vào thị trường, đặc biệt là đến từ các dự án có quy mô lớn.
Về nguồn cung thị trường này, Savills Việt Nam cho biết, cũng ghi nhận sự tăng trưởng trong nửa cuối 2022 vẫn duy trì tốc độ như giai đoạn nửa đầu 2022, với khoảng 10.000 căn hộ mở bán và hơn 200 sản phẩm nhà liền thổ. Trong đó, phân khúc căn hộ vẫn tập trung ở các khu vực như TP. Thủ Đức và quận 7, là những khu vực kề trung tâm với quỹ đất hiện hữu. Tuy nhiên, dòng sản phẩm nhà liền thổ chỉ ghi nhận 2 dự án mới ở huyện Nhà Bè và quận 9 cũ. Đây là xu hướng dịch chuyển tất yếu của thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh.
Chuyên gia của Savills cũng nhận định các khu vực lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong thời gian tới do nguồn cung tại TP. Hồ Chí Minh hạn chế. Lý giải về nhận đinh này vì chuyên gia này cho biết, giá căn hộ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh cũng đang ở mức cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân. Do đó, nhà ở tại các tỉnh phụ cận sẽ là điểm đến cho người dân TP. Hồ Chí Minh hay người dân nhập cư đang có nhu cầu mua nhà ở.
Ở góc độ đầu tư, giới chuyên gia cũng đánh giá việc Chính phủ kiểm soát thành công dịch Covid-19 và mở cửa cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ là động lực lớn cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, nguồn vốn vào thị trường sẽ được cải thiện tăng trở lại.
Thị trường bất động sản thanh lọc mạnh
Đánh giá về sự phát triển thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, thị trường bất động sản đang phải đối mặt với những đợt thanh lọc như: kiểm soát tín dụng bất động sản; thanh, kiểm tra; hoạt động phát hành trái phiếu; rà soát, hồi tố thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch nhà đất. Chính vì vậy, ở thời điểm này vẫn còn quá sớm để nhận diện tổng thể thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 chuyển hồng hay sắc xám.
Tương tự ở góc độ nghiên cứu thị trường, bà Khánh Trang cũng chỉ ra những vấn đề lớn của thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh là quỹ đất hạn chế, nguồn cung khá thấp, giá bán cao và quy trình cấp phép dự án còn đang bị siết chặt.
Liên quan đến vấn đề siết tín dụng vào bất động sản, vị chuyên gia này cho rằng đây là tín hiệu tích cực, vì điều này cho thấy thị trường đang có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Theo đó, chỉ những chủ đầu tư thật sự có nguồn lực về tài chính và phát triển bền vững thì họ sẽ tiếp tục tồn tại trên thị trường. Trong khi, chủ đầu tư phụ thuộc vào vốn vay và không có quy trình phát triển bền vững thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
Để phát triển bền vững, giới chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa nguồn vốn, tiếp cận các kênh thay thế như quỹ đầu tư, mua bán và sát nhập (M&A), liên doanh trong bối cảnh tín dụng bất động sản bị siết chặt. Việc đa dạng hóa các nguồn vốn sẽ giúp ổn định thị trường và giảm các rủi ro hệ thống.
Ở góc độ người mua nhà, bà Khánh Trang cũng cho biết, việc siết tín dụng có thể làm giảm nhóm người mua đầu cơ, lướt sóng và không có nhu cầu ở thực, từ đó giúp người mua nhà có nhu cầu thực đến gần với cơ hội sở hữu nhà hơn.
Dự báo của giới chuyên gia và các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung mới trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục duy trì như giai đoạn nửa đầu đầu năm. Đặc biệt, hoạt động siết chặt nguồn tín dụng vào bất động sản trong thời gian qua được dự báo sẽ giúp thanh lọc thị trường mạnh mẽ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Không phải Tp.HCM, đây mới là "điểm nóng" của nhà phố, biệt thự Quỹ đất tại Tp.HCM khan hiếm và giá bán ngày một tăng khiến một lượng lớn khách hàng chuyển sự quan tâm sang thị trường các tỉnh giáp ranh - nơi có nguồn cung đa dạng và mức giá bán còn thấp. Theo đại diện DKRA Vietnam, việc siết chặt dòng vốn vào hoạt động kinh doanh bất động sản khiến nguồn cung...