Cận cảnh những dự án trăm tỷ nằm ‘bất động’ giữa đất vàng trung tâm TP Huế
Nằm ở những vị trí đắc địa, diện tích rộng giữa trung tâm TP Huế nhưng nhiều dự án có vốn đầu tư lớn vẫn đang “án binh bất động” gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị Cố đô Huế.
Tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí tuần 27, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu và đầu tư, thực hiện triển khai dự án đúng tiến độ đã cam kết, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tiến độ triển khai chậm so với giấy chứng nhận đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải điều chỉnh, giãn tiến độ nhiều lần…
HĐND chỉ đạo rà soát, thu hồi đối với các dự án chậm tiến độ, dự án ngừng hoạt động, dự án sử dụng đất sai mục đích theo quy định của Luật đầu tư, Luật đất đai 2013.
Đến nay tỉnh đã có quyết định thu hồi 20 dự án và đang tiếp tục rà soát thu hồi 14 dự án, giám sát đặc biệt 22 dự án chậm tiến độ.
Nhiều dự án như dự án Tòa nhà VNPT Thừa Thiên Huế, Khách sạn Đông Dương, Khu du lịch Làng Việt , Trung tâm thương mại – Dịch vụ – Giải trí – Văn phòng và khách sạn Nguyễn Kim, Trung tâm thương mại An Hòa nằm trên các trục đường chính, cửa ngõ của TP Huế nằm trong danh mục các dự án chậm tiến độ từ năm 2017 nhưng hiện nay vẫn “án binh bất động”.
Dự án xây dựng tòa nhà VNPT Thừa Thiên Huế (Số 4, Hà Nội, TP Huế) do Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là chủ đầu tư với diện tích đất sử dụng rộng 0,35 ha, tổng vốn đầu tư hơn 215 tỷ đồng.
Cổng vào dự án khóa chặt, không có người và bên trong hoang vắng, cỏ mọc um tùm.
Video đang HOT
Bên cạnh những tòa cao đẹp giữa TP Huế, dự án Tòa nhà VNPT Thừa Thiên – Huế vẫn quây tôn nằm “bất động”
Khu du lịch Làng Việt (phường Thủy Biểu, TP Huế) với tiêu chuẩn resort 5 sao quốc tế do Công ty Cổ phần Royal Star Việt Nam làm chủ đầu tư với diện tích rộng 6,9 ha, tổng vốn đầu tư 298,97 tỷ đồng vẫn chỉ là nơi bán cây cảnh lẻ thế này.
Dự án Trung tâm thương mại – Dịch vụ – Giải trí – Văn phòng và khách sạn Nguyễn Kim (phường Phú Hội, TP Huế) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim làm chủ đầu tư với diện tích rộng 0,61 ha (vốn 822,83 tỷ đồng).
Hiện tại dự án của Nguyễn Kim vẫn im ắng chưa có dấu hiệu khởi động
Gần đó là dự án Trung tâm thương mại An Hòa (phường Phú Thuận, TP Huế) do Công ty TNHH Hoàng Phú làm chủ đầu tư với diện tích 6.257 m2, quy mô đầu tư xây dựng 2 tầng và 1 tầng hầm, tổng mức đầu tư là 36 tỷ đồng. Tuy nhiên dự án cũng đang dừng ở giai đoạn đổ cột bê tông, sắt thép hoen rỉ.
Theo Hà Oai
Infonet
Đất "vàng" thành đất hoang
Sốt ruột trước tình hình nhiều dự án đất "vàng" bị bỏ hoang, lãnh đạo TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo rà soát, thu hồi để chuyển mục đích phục vụ cộng đồng.
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy và UBND TP Đà Nẵng, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Xây dựng TP rà soát 40 dự án chậm triển khai trên địa bàn. Trong số này có 2 dự án đất "vàng" bỏ hoang từ nhiều năm qua.
10 năm chưa triển khai
Dự án trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian do Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ Viễn Đông làm chủ đầu tư, tọa lạc ở địa chỉ 84 Hùng Vương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, được cấp chứng nhận đầu tư ngày 6-5-2008. Sau hơn 10 năm, dự án vẫn nằm trên giấy.
Vì lý do trên, dự án này nhiều lần được đưa vào danh mục thu hồi nhằm triển khai các dịch vụ phục vụ cho công cộng. Tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Đà Nẵng khóa IX đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất và danh mục các dự án trọng điểm, mang tính động lực cần tập trung triển khai trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó xác định thu hồi dự án Viễn Đông Meridian để đầu tư công trình công cộng.
Dự án Viễn Đông Meridian (TP Đà Nẵng) và dư an toa nha VNPT (TP Huế) bỏ hoang từ nhiều năm nay, gây lãng phí lớn Ảnh: NHẬT VÂN
Đến cuối năm 2018, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch khu vườn dạo phía Đông Nhà hát Trưng Vương tại khu đất dự án Viễn Đông Meridian. Theo đó, khu vườn dạo này có diện tích sử dụng đất là 11.170 m2, được quy hoạch thành công viên công cộng với các hạng mục như: quảng trường, sân chơi, cây xanh, thảm cỏ, đường dạo, công trình phục vụ, bãi đỗ xe ngoài trời.
UBND TP Đà Nẵng giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị TP phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng Đà Nẵng) hoàn thiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và các thành phần hồ sơ còn lại của đồ án quy hoạch chi tiết đô thị gửi Sở Xây dựng xem xét, phê duyệt trước khi triển khai các thủ tục liên quan tiếp theo.
Dự án đất vàng thứ 2 thuộc diện phải thu hồi là Đà Nẵng Center - số 8 Phan Châu Trinh (ba mặt tiền đường Nguyên Thi Minh Khai - Hung Vương - Phan Châu Trinh) do Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long làm chủ đầu tư. Dự án là khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, khu căn hộ cao cấp cao 35 tầng, nằm ở vị trí đắc địa, sầm uất của TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, cũng giống như Viễn Đông Meridian, dự án này "đắp chiếu" đã hơn 10 năm nay.
Mới đây, UBND TP Đà Nẵng thống nhất đề xuất phương án điều chỉnh dự án thành bãi đỗ xe 4 tầng ngầm kết hợp công viên. Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, cho biết các cơ quan liên quan đang tính toán, lên phương án giải tỏa, đền bù tại dự án này.
Đổi chủ vẫn... im re
Trong 10 năm qua, khu đất vàng rộng 3.500 m2 ở giao lộ giữa các đường Hà Nội - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Tri Phương - Ngô Quyền ở TP Huế trải qua nhiều lần đổi chủ nhưng vẫn bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn.
Trước đây, khu đât này là trụ sở của một cửa hàng thuộc Công ty Thương mại tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 2003, cửa hàng này di dời, bàn giao lại mặt bằng cho Công ty CP Bất động sản Sông Đà triển khai dự án với tổng vốn đầu tư 170 ti đồng, dự kiến đưa vào sử dụng giữa năm 2006. Tuy nhiên, chưa triển khai được gì, dự án lại đổi chủ, chuyên cho chủ đầu tư mới là Công ty Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen). Và lần này, dự án cũng bị ngưng trệ.
Đên năm 2012, Tâp đoan Bưu chinh Viên thông Viêt Nam (VNPT) trúng đâu gia và được cấp chứng nhận đầu tư xây dưng dự án văn phong lam viêc, kêt hơp căn hô cao câp, văn phong cho thuê. Mãi đến cuôi năm 2018, VNPT mới khơi công dự án với giai đoạn 1 xây dựng tòa nhà chính cao 7 tầng, tổng vốn đâu tư 63 ti đồng. Nhưng sau khởi công, công trinh vân... im re. Sơ Kê hoach va Đâu tư tinh Thưa Thiên - Huê giải thích nguyên nhân là vì Chính phủ có chủ trương yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dừng đầu tư ngoài ngành nên VNPT phải dừng dự án.
Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ - giải trí - văn phòng - khách sạn Nguyễn Kim nằm trên khu đất hơn 6.100 m2, tại Khu Du lịch - thương mại Hùng Vương (phường Phú Hội, TP Huế) cung rơi vao tinh trang tương tự từ nhiều năm qua. Tháng 3-2016, sau gần 1 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư mới động thổ công trình 21 tầng với tổng mức đầu tư 900 tỉ đồng. Theo kế hoạch, dự án vận hành khai thác từ quý IV/2017 nhưng đên nay vân chưa thi công.
Hai dự án đất vàng này nằm trong số rất nhiều dự án "treo" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định sắp tới, nếu chủ đầu tư nào không thực hiện đúng tiến độ đã cam kết thì sẽ thu hồi đất, không để lãng phí về tài nguyên đất đai, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và dân sinh. Có tất cả 27 dự án "treo" đang được tỉnh này đưa vào diện sẽ thu hồi.
Khó có ngàn tỉ để đền bù
Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ Viễn Đông vừa có đơn kiến nghị gửi UBND TP Đà Nẵng về việc thu hồi dự án Viễn Đông Meridian. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng Tô Văn Hùng cho biết các cơ quan chức năng của TP đang xem xét đơn kiến nghị này.
Ông Trần Phước Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, cho rằng nếu thu hồi dự án Viễn Đông Meridian, TP Đà Nẵng phải đền bù cho nhà đầu tư 2.300 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn, khó có khả năng thực hiện. Vì vậy, ông Sơn đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xem xét lại chủ trương thu hồi, cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng dự án để dành vốn cho các công trình khác.
Bích Vân - Quang Tám
Theo Người lao động
Từ một đại gia dược, Vimedimex Group đã thâu tóm và phát triển các dự án đất vàng như thế nào sau 3 năm lấn sân BĐS? Gần đây, đại gia trong ngành dược gây chú ý trên thị trường địa ốc với việc thâu tóm 3 khu đất vàng tại Khu đô thị Ciputra để phát triển các dự án cao ốc chung cư, biệt thự tại đây. Trước đó, hàng loạt dự án đất vàng khác tại Hà Nội về tay đại gia này thông qua hình thức...