Cận cảnh nhà vườn rộng 10.000m2 khiến nghệ sĩ Giang Còi quyết bỏ thủ đô để về đây
Theo Giang “còi” chia sẻ mảnh đất này anh mua từ những năm 1994 với giá 27 triệu. Sau này Vĩnh Phúc được đổi về Hà Nội, mảnh đất này có giá hơn xưa nhưng đối với anh, mảnh đất này có giá thế nào, anh cũng không bán chúng.
Sinh ra và lớn lên ở nội thành nhưng nghệ sĩ Giang “còi” lại lựa chọn cuộc sống thôn quê khi về già. Hiện nay, anh cùng 2 con đang sống tại vùng ngoại ô Mê Linh (Hà Nội), cách thành phố hơn 20km.
Chia sẻ về quyết định mà nhiều người cho rằng anh “dại dột” khi rời bỏ thành phố về quê, nghệ sĩ Giang còi cho biết “Người ta ghét tôi như thế nào thì tôi ghét chung cư như vậy. Chính bởi vậy dù ai có khuyên bán đất mua chung cư tôi đều bỏ ngoài tai. Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình và vui vì các con được sống trong môi trường trong – sạch, thân thiện, gần gũi của những người dân thôn quê”.
Tuy điều kiện không được bằng nội thành như anh nói cái gì cũng tiện, chỉ cần bước chân ra cửa có đồ ăn nhưng chính nhờ vậy anh học hỏi được nhiều hơn bởi “muốn ăn thì lăn vào bếp”.
Nằm giữa cánh đồng, phía trước có vài nóc nhà thưa thớt, sau lưng là cả một bãi tha ma, nhưng dường như không gian sống của nghệ sĩ Giang còi thực sự trong lành và ấm áp bởi một màu xanh, dịu mát.
Qua khỏi con đường xanh hàng cây là đến chiếc cổng ngập tràn hoa giấy dẫn vào khu nhà vườn.
Khắp trong vườn đâu đâu cũng có hoa thơm, trái ngọt.
Video đang HOT
Không gian xanh, sạch được nghệ sĩ Giang còi tự tay trồng, tỉa, chăm sóc sau những giờ làm việc căng thẳng như một thú vui thư giãn hàng ngày, trừ những lúc đi diễn xa.
Những chiếc xích đu tự tay nghệ sĩ Giang còi mua nhôm về hàn. Chúng không chỉ dành cho các con anh vui chơi mà còn là nơi những người bạn của anh ngồi đàm đạo văn nghệ giữa thiên nhiên trong lành.
Những chú sóc tinh nghịch nhảy nhót khi có khách ghé chơi
Anh yêu những con vật nuôi trong nhà và luôn âu yếm chúng.
Những chú chó này đều được các con nghệ sĩ Giang còi đặt tên để nhận diện và gọi thân mật.
Với nghệ sĩ Giang còi, thích nhất là gọi lũ bồ câu xuống ăn và về tổ khi ánh chiều buông xuống.
Không đơn giản khi tự tay chăm sóc để có một không gian xanh phủ kín diện tích 10.000m2 của danh hài đất Bắc.
Với nghệ sĩ Giang còi, hạnh phúc là được làm điều mình thích.
Là nghệ sĩ trên nhưng cứ rời ánh đèn sân khấu thì Giang còi lại nghĩ ra đủ việc để làm, chẳng khi nào anh để thời gian chết. Được làm những gì mình thích và mong muốn cũng là hạnh phúc mà không phải ai cũng làm được.
Theo www.phunutoday.vn
Chưa đủ 3 điểm mỗi môn vẫn đỗ lớp 10 trường công Hà Nội
Ở nội thành học sinh cạnh tranh để vào được lớp 10 công lập thì một số trường ngoại thành lấy điểm trúng tuyển chưa đến 3 điểm mỗi môn.
Điểm chuẩn vào 110 trường THPT công lập do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quản lý có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi trường THPT Chu Văn An lấy 51,5 điểm thì các trường Đại Cường, Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa), Mỹ Đức C (huyện Mỹ Đức) chỉ lấy 21,5, cách biệt tới 30 điểm. Dù điểm chuẩn thấp nhất trong 5 năm qua, cả ba trường vẫn phải tuyển bổ sung nguyện vọng 3.
Theo cách tính của Hà Nội, học sinh kém nhất - dưới cả mức học lực trung bình trong suốt 4 năm THCS, được cộng 10 điểm vào tổng điểm xét tuyển. Điểm khuyến khích cho chứng nhận nghề phổ thông mà học sinh lớp 9 buộc phải thi là 0,5 cho loại trung bình và 1, 1,5 cho loại khá, giỏi.
Như vậy, với mức cộng tối thiểu 10,5, học sinh chỉ cần đạt 11 điểm (đã nhân hệ số 2) cho hai môn thi Toán, Ngữ văn là đỗ vào lớp 10 công lập ở huyện ngoại thành. Mỗi môn thi do đó chỉ cần 2,75 là đỗ.
'Theo lý thuyết, nếu là học sinh giỏi (điểm THCS là 20) thì chẳng cần điểm thi nào cũng đỗ vào trường. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lấy điểm chuẩn thấp để tạo cơ hội nhiều nhất cho các em vào học trường công', Hiệu trưởng trường THPT Đại Cường - Đào Xuân Hiến nói. Ông khẳng định, đến ngày 4/7 duy nhất một học sinh đỗ vào trường với mức điểm 21,5, số đông được 30-40 điểm.
Năm học 2018-2019 trường THPT Đại Cường được giao 310 chỉ tiêu lớp 10. Sau đợt đầu xét tuyển, trường nhận được 240 hồ sơ nhập học, còn thiếu 70 chỉ tiêu. Con số đã tuyển được chiếm 90% tổng số học sinh trong khu vực đã tốt nghiệp THCS năm nay. Do đó, trường Đại Cường mở rộng khu vực tuyển sinh nguyện vọng 3 sang nhiều quận huyện khác, trong đó có cả quận nội thành như: Đống Đa, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Xuân...
THPT Mỹ Đức C đã tuyển được 96% học sinh trong khu vực tốt nghiệp THCS năm nay, nhưng vẫn chưa đủ chỉ tiêu được giao. Đợt một, trường có 400 học sinh đến nhập học, còn thiếu 50 chỉ tiêu. Trong số này, có 6 em đạt mức 21,5-25 điểm xét tuyển; 150 em đạt điểm trên 40.
Hiệu trưởng Trần Xuân Thuấn cho biết, đầu vào không cao nhưng đầu ra của THPT Mỹ Đức C luôn đứng tốp 20 các trường tốt nhất Hà Nội, tỷ lệ học sinh giỏi nhiều năm của trường là trên 20%.
Cũng lấy 21,5 điểm đầu vào lớp 10, trưởng THPT Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa) đã tuyển được 356 học sinh, thiếu 94 chỉ tiêu. Số tuyển được phần lớn đạt trên 30 điểm. Một số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 trúng tuyển nhưng chưa nhập học, chủ yếu ở cách xa trường như vùng giáp huyện Thanh Oai (xa hơn 15km), Hiệu trưởng Nguyễn Khắc Thuật cho biết.
Trường THPT Lưu Hoàng do đó tuyển tiếp nguyện vọng 3 với mức điểm từ 23,5 trở lên, cho thí sinh ở nhiều quận huyện. 'Đây là chủ trương rất nhân văn, để nhiều học sinh có cơ hội vào học trường công', ông Thuật nói.
Ngoài 3 trường trên, còn một số cơ sở công lập ở ngoại thành như: THPT Bất Bạt, THPT Minh Quang (huyện Ba Vì); THPT Ứng Hòa B (huyện Ứng Hòa), THPT Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) cũng có điểm chuẩn vào lớp 10 thấp. Với mức trúng tuyển 22-24,5 điểm, học sinh chỉ cần đạt 3-3,5 điểm mỗi môn Toán, Ngữ văn là đỗ vào trường.
'Tuyển chưa đủ chỉ tiêu mà nguồn tuyển nguyện vọng 1 vẫn dồi dào nên nhà trường hạ điểm chuẩn, để tạo điều kiện cho các em', ông Đỗ Văn Chiến - Hiệu trưởng THPT Xuân Khanh - một trong 10 trường lấy chuẩn dưới 30 điểm, nói. Trong đợt xét tuyển lần một, trường tuyển được 475 học sinh trên tổng số 495 chỉ tiêu. Trường do đó hạ mức chuẩn từ 28,5 xuống 27,5 để tuyển nốt.
Câu chuyện tuyển sinh lớp 10 của các trường ngoại thành Hà Nội trái ngược với các trường nội đô, đặc biệt một số trường tốp. THPT Chu Văn An, THPT Kim Liên, Phan Đình Phùng, Lê Quý Đôn (Hà Đông), Nguyễn Thị Minh Khai, Yên Hòa, Nhân Chính... có mức trúng tuyển từ 49 điểm trở lên. Với mức chuẩn này, học sinh phải đạt 7,5 điểm mỗi môn thi mới đỗ.
'Chúng tôi đã tuyển được 534 trên tổng số 675 chỉ tiêu. Sau khi hạ điểm chuẩn, sáng nay có thêm 90 hồ sơ nhập học được gửi đến trường và buổi chiều vẫn có phụ huynh đến nộp hồ sơ', Hiệu trường THPT Yên Hòa nói. Trường hiện lấy chuẩn đầu vào là 49, thấp hơn 1 điểm so với mức công bố trước đó.
Năm học 2018-2019, số học sinh thi vào lớp 10 công lập của Hà Nội đông kỷ lục, tới gần 94.500, tăng hơn 18.700 em so với năm ngoái. Với chỉ tiêu 63.050, toàn thành phố có khoảng 31.900 em phải vào các trường tư thục có chi phí đắt đỏ hoặc học trường nghề, giáo dục thường xuyên.Cuộc đua giành suất vào lớp 10 công lập do đó trở nên căng thẳng. Nhiều trường đóng ở khu đông dân cư có tỷ lệ chọi rất cao, đứng đầu là Nhân Chính (1 chọi 3), THPT Sơn Tây (thị xã Sơn Tây) 1-2,6; Yên Hòa (Cầu Giấy) 1-2,5; Lê Quý Đôn (Hà Đông) 1-2,4.Theo quy chế tuyển sinh, mỗi thí sinh được đăng ký hai nguyện vọng vào trường công lập. Với phương thức kết hợp xét tuyển và thi tuyển, điểm xét tuyển vào lớp 10 sẽ là tổng của điểm THCS (hệ số 1), điểm thi hai môn Toán, Văn (hệ số 2) và điểm cộng thêm. Năm nay, Hà Nội chỉ cộng điểm khuyến khích cho học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở Giáo dục tổ chức.Từ năm 2018-2019, tuyển sinh vào lớp 10 sẽ chỉ bằng hình thức thi tuyển Toán, Văn và một bài tổ hợp Ngoại ngữ - Vật lý - Lịch sử - Giáo dục công dân, hoặc Ngoại ngữ - Địa lý - Hóa học - Sinh học.
Theo tiin.vn
Giang còi và nghề "tay trái" chăn nuôi kiêm bác sĩ thú y ít ai ngờ Biết anh rời phố về làng từ lâu nhưng giờ tôi mới có dịp tới thăm cơ ngơi của người nghệ sĩ có biệt danh "Giang còi". Nói là ở Mê Linh (Hà Nội) nhưng quả thực đường vào nhà anh sâu và xa tít tắp mấy cánh đồng. Con đường dẫn vào nhà nghệ sĩ Lê Hồng Giang. Dừng xe, nhìn ngắm...