Cận cảnh nhà máy rượu vang thời Byzantine lớn nhất thế giới ở Israel
Các nhà khảo cổ phát hiện dấu vết về nhà máy sản xuất rượu lớn nhất thế giới từ thời Byzantine ở thị trấn Yavne, Israel, sau quá trình khai quật kéo dài hai năm.
Cận cảnh nhà máy rượu Byzantine lớn nhất thế giới ở Israel
Đế chế Byzantine tồn tại vào khoảng giữa năm 330 và 1453, trở thành một trong những nền văn minh hàng đầu trên thế giới.
Gần đây, các nhà khảo cổ tuyên bố về việc phát hiện nhà máy sản xuất rượu lớn nhất thế giới từ thời Byzantine ở thị trấn Yavne, Israel.
Người xưa đã xây dựng nên khu phức hợp để sản xuất rượu thương mại với số lượng lớn. Các chuyên gia đã tính toán rằng nhà máy sản xuất rượu này đưa ra thị trường khoảng 2 triệu lít mỗi năm.
Khu phức hợp 1.500 năm tuổi tự hào có năm máy sản xuất, bốn nhà kho lớn để ủ rượu và lò nung amphorae bằng đất sét, chum để cất giữ rượu.
Đồ vật bằng gốm phát hiện trong quá trình khai quật
Jon Seligman, người đứng đầu dự án khai quật cho biết: “Điều thực sự thú vị là quy mô cực lớn của nhà máy. Quá trình sản xuất, kiến trúc xây phức tạp gây bất ngờ cho chúng tôi”.
Nhà máy sản xuất rượu lớn nhất này có khoảng 300 nhân viên làm việc 5 ngày một tuần.
Đây có thể là địa điểm sản xuất chính của “rượu Gaza và Ashkelon”, một thương hiệu nổi tiếng của thế giới cổ đại. Từ Gaza và Ashkelon, rượu vang sẽ được phân phối khắp lưu vực Địa Trung Hải.
Jon Seligman cho biết: “Đó là một sản phẩm có uy tín, các tầng lớp quý tộc trong thời kỳ đó ưa chuộng. Chúng ta biết rằng loài rượu này được bảo quản, phục vụ trong lễ đăng quang của Vua Justin II vào năm 566, bình rượu được bày trang trọng trên bàn của vua trong lễ đăng quang. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của thứ rượu này, cả về mặt ẩm thực cũng như đảm bảo nguồn thu kinh tế đối với khu vực”.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng toàn bộ quy trình sản xuất rượu vang thực hiện thủ công. Người thợ nghiền nát nho bằng chân trần trên một sàn tre, nước chảy ra rơi vào các ngăn chứa, rồi ủ để lên men.
Lên men nước ép nho thành rượu vang cũng là một cách sử dụng trong thời cổ đại để tránh bệnh tật nếu nước uống bị ô nhiễm.
Quá trình khai quật diễn ra trong hai năm do Cơ quan quản lý đất đai của Israel đưa ra ý tưởng trước khi thực hiện dự án phát triển thị trấn Yavne.
Các nhà chức trách đang lên kế hoạch bảo tồn khu phức hợp và sẽ mở cửa cho công chúng tham quan một phần.
Cây chà là trồng từ hạt giống 2.000 năm tuổi đã đơm hoa kết trái
Nhiệm vụ hồi sinh cây chà là cổ đại của Israel đã thành công.
Cây chà là trồng từ hạt giống 2.000 năm tuổi đã đơm hoa kết trái
Lần đầu tiên nghĩ đến việc gieo trồng những hạt chà là 2.000 năm tuổi trên Biển Chết, chuyên gia về sinh học tự nhiên 72 tuổi Sarah Sallon không được nhiều người ủng hộ.
"Các nhà khảo cổ học thực vật nói rằng tôi bị điên khi nghĩ về ý tưởng đó và điều này sẽ không bao giờ thành công", Sarah Sallon cho biết.
Tuy nhiên điều đó không làm nản lòng Sarah Sallon vì chuyên gia này tin tưởng rằng môi trường khô hạn độc đáo ở khu vực như Biển Chết sẽ là điều kiện thích hợp cho những hạt giống nghìn năm tuổi phát triển. Thực tế đã chứng minh suy nghĩ của Sarah Sallon là đúng.
Sarah Sallon và cộng sự Elaine Solowey, một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, đã gieo trồng chà là từ hạt giống có từ thời Vương quốc Judah, xuất hiện vào thế kỷ 11 trước Công nguyên.
Vương quốc này từng nổi tiếng về chất lượng và số lượng quả chà là vào thời điểm đó với những quả kích thước lớn, vị ngọt đậm và các đặc tính y học.
Tiến sĩ Sallon cho biết việc đưa giống cây cổ trở lại không chỉ là một dự án mới mà còn mang đến "tia sáng hy vọng" cho một hành tinh đang chống chọi với khủng hoảng khí hậu và tuyệt chủng rất nhiều loài động thực vật.
Trước khi bắt tay vào việc hồi sinh cây chà là, Sarah Sallon đã đọc được câu chuyện về những hạt giống hoa sen 500 năm tuổi đã nảy mầm.
Năm 2004, cô đề nghị Đại học Bar Ilan, Israel cho phép mình tiếp cận với một số hạt chà là tìm thấy vào năm 1960 tại Masada, đồn điền của người Do Thái trên đỉnh núi thời Herod.
Sau nhiều nỗ lực, bà đã có được năm hạt giống và cố gắng để chúng nảy mầm. Cùng với cộng sự, bà đã dành vài tháng để xem xét cách tiếp cận tốt nhất, rồi họ quyết định sử dụng phân bón dựa trên enzyme, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nhân tạo nào.
Trong nhà kính nơi bà trồng rất nhiều loại cây, bà đã cố gắng chăm sóc chúng và kết quả là ba trong số những hạt giống nảy mầm.
Sau đó, vào một ngày tháng 3/2005, một trong những chậu chà là xuất hiện những vết nứt nhỏ mở ra trên đất, đó là một dấu hiệu cho thấy rễ đang bắt đầu bám chặt.
Trong số ba hạt, chỉ một hạt phát triển mạnh, được đặt biệt danh là "Methuselah" theo tên nhân vật trong Kinh thánh nổi tiếng sống thọ. Tuy nhiên Methuselah là cây đực nên không ra quả.
Sau khi chứng minh rằng trồng cây chà là từ hạt giống cổ đại có đem lại hiệu quả, Sallon đã tìm kiếm thêm hạt giống với hy vọng sẽ trồng được một cây cái.
Cuối cùng mọi kế hoạch và nỗ lực của bà đã thành công sau thời gian dài chờ đợi. Năm ngoái, một cây chà là cái, có tên là Hannah, đã phát triển và ra hoa kết quả với khoảng hơn 100 quả chả là. Tháng 8/2021, một vụ thu hoạch bội thu khi cây chà là cho ra 800 quả, màu nâu nhạt, hơi khô nhưng rất ngọt.
Lễ hội xua đuổi tà ma của người Bulgaria Kukeri là lễ hội hóa trang truyền thống ở Bulgaria nơi người dân đeo mặt nạ hình dạng kỳ dị, nhảy múa trên đường và cùng nhau uống rượu vang.