Cận cảnh “ngôi nhà”… nguy hiểm nhất Việt Nam
Do không “mảnh đất cắm dùi”, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh đã liều dựng căn nhà nhỏ dưới gầm một cây cầu gỗ để sinh sống. Nhưng hiện tại, cây cầu gỗ này đã mục, người dân qua lại thấp thỏm lo cầu sập, vừa chết mình lại hại cả nhà anh Khanh.
Đến khu vực 9, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) hỏi thăm gia đình anh Khanh, hầu như người dân nơi đây ai cũng biết, bởi nơi ở (căn nhà) của vợ chồng anh Khanh khá đặc biệt và chỉ có những người “cùng đinh” như vợ chồng anh mới đánh liều mạng sống của mình, khi quyết định xây nhà dưới gầm một cây cầu gỗ mục để ở.
Anh Khanh cho biết: “Cách đây 3 năm, có một ông chủ thương cho vợ chồng tui thuê một căn nhà với giá rẻ để ở nhưng rồi người ta lấy nhà lại nhà. Vợ chồng tui không có “mảnh đất cắm dùi”, quanh năm sống bằng nghề làm thuê không có nên mới làm liều dựng cái nhà ở dưới gầm cầu này để ở, sẵn tiền luộc hột vịt lộn mang ra lộ bán, kiếm tiền sinh sống mấy năm qua”.
Nơi vợ chồng anh Khanh đang ở là một căn nhà lá nhỏ, thấp lè tè và nằm lọt thỏm dưới gầm một cây cầu gỗ không tên ở khu vực 9, phường Tân Hưng. Nhà tuy nhỏ nhưng có 2 gian rõ rệt, gian nhà trên (phía trên bờ) anh tận dụng làm nơi nấu ăn, tấm giặt,… Còn gian nhà dưới (phía dưới sông), anh đóng cọc, lót ván và kê 2 chiếc giường, dùng làm nơi ngủ nghỉ. Tuy nhiên, dù ở nhà trên, nhà dưới, khách muốn vào nhà anh Khanh phải cuối gập người mới vào được, vì chiều cao từ nền lên mái nhà chỉ hơn 1m.
Nhưng điều đáng nói hơn, “mái nhà” – toàn thân cây cầu gỗ đã mục hết, đặc biệt là các trụ cầu và thân cầu có 2, 3 cây đã bị gãy được anh Khanh chấp vá lại bằng dây chì. Nhưng theo anh Khanh chẳng biết cây cầu này sẽ “cầm cự” được bao lâu nữa khi hàng ngày cây cầu “đưa đón” hàng trăm bận xe máy, người dân ở tổ 9 qua sông, đi chợ, đi làm.
Anh Nguyễn Văn Bé – có hơn 5 năm chạy xe ôm ở khu vực 9 cho biết, trước đây bên đầu cầu có lò ấp vịt, xe qua lại nồm nộp, bà con ở đây cũng lo cho sự an nguy gia đình anh Khanh nên đến vấn động anh Khanh di dời nhưng vì vợ chồng anh Khanh không có nơi ở, vả lại anh thấy chỗ ở này tuy nguy hiểm nhưng gần quốc lộ 91 làm ăn được (buôn bán hột vịt lộn, khô, ….) nên chưa chịu dọn đi.
Chị Huỳnh Thị Thu Hà – vợ anh Khanh cho biết: “Do nhà cất dưới cầu, xe qua lại có cảm giác như xe chạy trên đầu. Sợ nhất là ban đêm, có mấy đứa thanh niên say xỉn tranh nhau qua cầu một lúc. Lúc đó, cầu rung như người ta sàng gạo, cả nhà phải thức vì sợ cầu sập hoặc chúng nó có văng xuống thì biết đường mà tính!”.
Chị Hà cũng cho biết, thấy nơi ở của gia đình nguy hiểm chính quyền địa phương nhiều lần đến vận động gia đình chị di dời nhưng vì cuộc sống khăn, không có “cục đất chọi chim” nên gia đình chị Hà đành nhắm mắt đánh cược mạng sống cả nhà (4 nhân khẩu), trụ lại dưới gầm cầu này sinh sống hơn 3 năm qua.
Căn nhà lá tạm bợ của vợ chồng anh Khanh nằm gọn dưới gầm cầu gỗ mục
Video đang HOT
Tuy cầu gỗ đã mục nhưng hàng ngày có hàng trăm bận xe máy qua lại cầu
Mặt cầu bằng ván gỗ tạp, nhiều chỗ đã bị mục, tuột đinh, chông chênh như thế này
Ra vào nhà anh Khanh phải cúi gập người
Những chỗ thân cầu bị gãy, tuột đinh, anh Khanh dùng dây chì buộc lại theo kiểu tạm bợ qua ngày
Anh Bé và người dân khu vực chỉ cho PV xem những chỗ gỗ bị mục
Theo Dantri
Lòng bao dung trong vụ bảo mẫu đánh chết trẻ
"Giận thì giận thật nhưng nhìn gia cảnh họ như thế tôi cũng không đành lòng, con tôi dù sao cũng đã mất rồi nên tôi không muốn khơi lại chuyện này nữa, bây giờ tôi chỉ muốn cháu bình an về với Phật".
"Con mình còn nữa đâu mà đón..."
Ngày 25/11, chúng tôi tìm gặp lại anh Đỗ Trọng Đức tại nơi làm thuê, một tiệm sửa chữa điện tử nhỏ tại quận Thủ Đức, để hiểu thêm về tâm tư, nguyện vọng của gia đình anh, một tuần sau ngày con trai 18 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh chết.
Hai vợ chồng anh Đức, chị Huyền vẫn chưa nguôi ngoai được nỗi đau mất con
Sự việc đã xảy ra một tuần, nhưng nỗi đau đớn vẫn còn hằn rõ trên khuôn mặt người cha trẻ tuổi. Biến cố quá lớn khiến con người anh nhiều lúc như nửa mê, nửa tỉnh. Suốt câu chuyện, mỗi khi nhắc đến cháu Đỗ Nhất Long đôi mắt anh lại đỏ hoe, chực khóc.
Anh Đức cho biết, kể từ khi xảy ra sự việc đau lòng anh không còn muốn về nhà vì sợ phải đi qua con đường đó, sợ phải đối mặt với những điều gắn bó khi gia đình còn nguyên vẹn. "Mỗi khi đặt chân vào cửa tôi lại thấy cháu đang chạy nhảy khắp nhà. Sau khi cháu mất tôi phải gom hết đồ chơi của cháu lại mang đi đốt bởi mỗi lần nhìn thấy vợ tôi lại khóc" - Anh Đức tâm sự.
Cũng theo anh, dù cháu Long chỉ mới nói được hai tiếng "Ba! Mẹ!" nhưng suốt ngày ríu rít như muốn trò chuyện mỗi khi thấy người thân. Trong cuộc sống, những lúc bươn chải mưu sinh, gặp phải trắc trở, bực bội nhưng chính đứa trẻ đã giúp gia đình anh hàn gắn, vượt qua tất cả. Khi đó "chỉ cần nó trèo lên người đùa nghịch là thấy khỏe liền, nhưng bây giờ về nhìn căn phòng lạnh ngắt tôi không chịu được...
...Nhiều khi đang ngủ mà tôi giật mình choàng tỉnh bởi nhớ ra chưa đón con, đến khi trấn tĩnh lại mới biết là con mình còn đâu nữa mà đón... lúc đó hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau khóc" - anh Đức đau xót nói.
"Kiện tụng làm chi, để cho cô ta về với con..."
Đau khổ là vậy, thương con là vậy nhưng anh Đức cho biết sẽ không làm đơn kiện Hồ Ngọc Nhờ vì sợ rằng nếu mình gửi đơn thì "bên công an họ sẽ làm mạnh" từ đó Nhờ không còn được về với đứa con nhỏ ở nhà, dù mỗi lần nghĩ lại những gì con mình phải chịu đựng anh vẫn run người vì giận.
Dù rất giận Hồ Ngọc Nhờ nhưng anh Đức vẫn mong Nhờ được về với con nhỏ ở nhà
Hiện tại cháu nhỏ con Hồ Ngọc Nhờ suốt ngày lủi thủi quanh quẩn một mình nghịch đất cát ở con đường vào xóm trọ, trong khi đó bà nội cháu phải đi bán vé số quanh đó để kiếm sống qua ngày, chỉ thỉnh thoảng mới ghé về đưa cho cháu được hộp sữa, cái bánh ăn tạm rồi lại đi.
"Giận thì có giận chứ, chị ta làm như thế với con mình làm sao mà không giận cho được, nhưng nhìn vào gia cảnh họ như vậy tôi không đành lòng, bây giờ nhà họ cũng tan nát hết cả chứ có sung sướng gì. Còn thằng nhỏ nữa (con nghi phạm Nhờ - PV), tội nó lắm. Bây giờ không có ai chăm sóc. Nhiều khi đang chơi nó khóc, đang đêm nó cũng khóc đòi mẹ, nghĩ đi rồi nghĩ lại, mẹ nó làm chứ nó có tội tình gì mà phải chịu khổ như vậy"- anh Đức tiếp tục.
Cũng theo anh thì nhiều người nói anh viết đơn kiện, đề nghị xử nghiêm hành vi của Hồ Ngọc Nhờ, tuy nhiên anh đều gạt đi bởi: "Tôi cũng không nghĩ là cô ta cố tình làm vậy đâu, bây giờ có kiện thì con tôi cũng không sống lại được, thôi kiện tụng làm chi, để cô ta về với con".
Ngay cả chuyện "đền bù" anh cũng không màng tới vì biết rằng gia đình Hồ Ngọc Nhờ rất khó khăn, anh tiếp tục tâm sự: "Nhà họ khổ quá rồi, bây giờ tiền ăn còn không có thì nói gì đến chuyện bồi thường. Họ có bồi thường thì cũng phải đi vay mượn, như vậy tội nghiệp lắm. Thôi coi như con mình có cái số, cái duyên tới đó, bây giờ tôi chỉ muốn cháu bình an về với Phật".
Không những vậy, khi thấy hai bà cháu sống khổ sở, ăn uống không đủ no, chính anh đã nói vợ mang những bịch sữa cháu Long chưa dùng hết sang cho cháu N. (con nghi phạm Nhờ) dùng tiếp...
Theo Nguyễn Cường
Vụ bé 18 tháng bị đánh chết: Tấm lòng cao thượng của người cha "Giận thì giận thật nhưng nhìn gia cảnh họ như thế tôi cũng không đành lòng, con tôi dù sao cũng đã mất rồi nên tôi không muốn khơi lại chuyện này nữa, bây giờ tôi chỉ muốn cháu bình an về với Phật". "Con mình còn nữa đâu mà đón..." Ngày 25/11, chúng tôi tìm gặp lại anh Đỗ Trọng Đức tại...