Cận cảnh máy bay tối tân tại triển lãm hàng không Singapore
Triển lãm hàng không Singapore năm nay qui tụ hàng loạt máy bay quân sự tối tân do Mỹ, châu Âu và Nga sản xuất.
Năm nay, dự triển lãm hàng không Singapore, Tập đoàn Lockheed Martin đã “chơi trội” khi mang mô hình kích thước thật máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tới tham dự. Đây là một trong những mặt hàng mà Lockheed đang tích cực chào bán tới Singapore.
Indonesia gần đây rất tích cực đem các sản phẩm quân sự nội địa (có liên kết nước ngoài) tới dự Singapore Air Show nói chung và các triển lãm cấp khu vực nói riêng. Ảnh: Máy bay vận tải quân sự CN-295.
Máy bay vận tải độc đáo MV-22 Osprey của hãng Boeing Mỹ xuất hiện ở triển lãm hàng không Singapore
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor có mặt tại Singapore.
Khách thăm quan đang “sờ mó” chiếc tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ.
Triển lãm Singapore có hơi hướng mở khi người dân được phép sờ tận tay hoặc thậm chí là “chui” vào trong chiêm ngưỡng nội thất các máy bay tối tân nhất thế giới. Ảnh: Khách thăm quan được vào thăm bên trong máy bay vận tải C-17.
Đáng tiếc các hãng Nga năm nay không mang máy bay thật tới dự triển lãm mà chủ yếu là gian hàng trong nhà với vô số mô hình máy bay chiến đấu tinh xảo.
Video đang HOT
Gian trưng bày trong nhà của tập đoàn Boeing.
Đội hình chiến đấu cơ biểu diễn trong ngày khai mạc Singapore Air Show.
Phi đội F-16 của Không quân Singapore trình diễn trên không.
Năm nay, dự triển lãm hàng không Singapore, Tập đoàn Lockheed Martin đã “chơi trội” khi mang mô hình kích thước thật máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tới tham dự. Đây là một trong những mặt hàng mà Lockheed đang tích cực chào bán tới Singapore.
Indonesia gần đây rất tích cực đem các sản phẩm quân sự nội địa (có liên kết nước ngoài) tới dự Singapore Air Show nói chung và các triển lãm cấp khu vực nói riêng. Ảnh: Máy bay vận tải quân sự CN-295.
Máy bay vận tải độc đáo MV-22 Osprey của hãng Boeing Mỹ xuất hiện ở triển lãm hàng không Singapore
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor có mặt tại Singapore.
Khách thăm quan đang “sờ mó” chiếc tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ.
Triển lãm Singapore có hơi hướng mở khi người dân được phép sờ tận tay hoặc thậm chí là “chui” vào trong chiêm ngưỡng nội thất các máy bay tối tân nhất thế giới. Ảnh: Khách thăm quan được vào thăm bên trong máy bay vận tải C-17.
Đáng tiếc các hãng Nga năm nay không mang máy bay thật tới dự triển lãm mà chủ yếu là gian hàng trong nhà với vô số mô hình máy bay chiến đấu tinh xảo.
Gian trưng bày trong nhà của tập đoàn Boeing.
Đội hình chiến đấu cơ biểu diễn trong ngày khai mạc Singapore Air Show.
Phi đội F-16 của Không quân Singapore trình diễn trên không.
TheoTiền phong
Hệ thống phòng không SPYDER Việt Nam mua có phiên bản mới
Rafael vừa giới thiệu tại triển lãm hàng không Singapore Air Show 2016 phiên bản mới của hệ thống phòng không SPYDER mà Việt Nam có mua.
Tại triển lãm Singapore Air Show 2016, công ty Rafael Advanced Defence Systems của Israel đã giới thiệu một khái niệm hệ thống phòng không phản ứng nhanh, nhỏ gọn và cơ động cao để tạo ra khả năng bảo vệ và triển khai, cơ động lực lượng trên các địa hình khác nhau.
Đồ họa khái niệm hệ thống tên lửa phòng không cơ động cao SPYDER trên xe bánh xích của Rafael.
Dựa trên nền tảng hệ thống phòng không tầm thấp/tầm trung cơ động (GBAD) SPYDER, giải pháp cơ động cao (HMS) SPYDER GBAD được dự kiến như một đơn vị phóng tên lửa lấy mạng làm trung tâm (MFU), trong đó bao gồm các bệ phóng (4 tên lửa đánh chặn), một tải trọng giám sát quang điện tử (EO) Tolite, một hệ thống điều khiển và chỉ huy (C2) do Rafael phát triển và một kiến trúc thông tin trên xe BNET được tích hợp vào một nền tảng xe bọc thép bánh xích đơn hoạt động trên mọi địa hình.
Mỗi MFU có thể hoạt động như một đơn vị tên lửa tự động, hoặc như một phần trong một tổ hợp HMS GBAD, với hệ thống thực hiện nhiệm vụ C2 riêng biệt, hoặc hoạt động như tổ hợp C2 cho cấu trúc HMS GBAD.
Ông Yossi Horowitz, Giám đốc tiếp thị tại Rafael Advanced Defence Systems nói với IHS Jane"s rằng: "Khái niệm HMS GBAD cho phép người sử dụng tìm kiếm và di chuyển, tham gia tấn công cả dừng và khi cơ động, sau đó thoát ly an toàn".
"Sự kết hợp của tên lửa I-Derby ER cho phép chúng tôi tăng tầm bắn cho hệ thống SPYDER lên 30 km (từ 20 km với tên lửa Python-5 và I-Derby) và độ cao (không được tiết lộ), và tấn công các mục tiêu bay chậm cũng như trực thăng bay treo. Tên lửa sử dụng đầu dò RF (tần số radio) nói chung không giống như các mục tiêu bay bởi nó không bay với tốc độ cố định.
Tuy nhiên, công nghệ radar cấu hình mềm (SDR) trong đầu dò RF của tên lửa I-Derby sẽ tự điều chỉnh sự chênh lệch giữa tốc độ của tên lửa đánh chặn và mục tiêu để cho phép I-Derby/I-Derby ER xác định đây là một mục tiêu thật.
Công nghệ SDR cho phép đầu dò tên lửa có thể được lập trình lại trong cả vòng đời của nó với phần mềm nâng cấp, bao gồm các bước sóng, chu kỳ nhiệm vụ mới và các kỹ thuật xử lý để nhận dạng các mối đe dọa mới hay các biện pháp đối phó mới".
Theo xác nhận của Rafael Advanced Defence Systems thì nguyên mẫu hệ thống SPYDER cơ động cao trên bánh xích mới đã được họ thử nghiệm trong quá trình phát triển.
Theo SIPRI xác nhận và thông tin từ Quân chủng Phòng không Không quân thì Việt Nam cũng đã đặt mua 3 hệ thống tên lửa phòng không di động tầm ngắn SPYDER-SR kèm theo đó là số lượng đạn tên lửa đánh chặn lên tới 125 quả Derby và 125 quả Python-5 của Israel.
PVD
Theo_Báo Đất Việt
Chiến đấu cơ đắt nhất của Mỹ lộ thêm "tử huyệt" Mỹ sẽ đưa chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 tới "trình làng" tại hai triển lãm hàng không lớn sẽ được tổ chức tại Anh Quốc vào mùa hè tới. Đó là thông tin vừa được Không lực Mỹ đưa ra hôm qua (26/1). Thông báo của Không lực Mỹ cho biết: "Chúng tôi mong đợi trình diễn các tính năng...