Cận cảnh ma cà rồng vũ trụ ‘hút máu’ đồng loại đến phát nổ
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia vừa bắt được khoảnh khắc có 1 không 2, khi một sao lùn trắng ‘ma cà rồng’ ngấu nghiến người hàng xóm khổng lồ đến phát nổ thành siêu tân tinh.
Một nhóm lên đến 130 nhà thiên văn học quốc tế vừa trình làng hình ảnh đồ họa ngoạn mục dựa trên nhóm hình ảnh thực mà họ quan sát được về cái chết dữ dội của một thiên thể được họ đặt biệt danh là ‘ma cà rồng vũ trụ’.
Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, kết hợp dữ liệu bổ sung từ các kính viễn vọng mặt đất đặt ở Chile và đảo Hawaii, nhóm nghiên cứu đã lọc ra hình ảnh của một siêu tân tinh sáng rực rỡ cách chúng ta khoảng 170 triệu năm ánh sáng, tên là SN 2018oh.
Điển kỳ thú nhất chính là giai đoạn cuối trước khi vật thể này hóa thành siêu tân tinh – thuật ngữ dùng để chỉ phút bùng nổ cuối cùng của một ngôi sao trước khi nó chết hẳn. Vật thể này vốn là một ngôi sao lùn trắng già cỗi và là một ‘ma cà rồng’ đáng sợ thuộc về một thiên hà láng giềng với chúng ta.
Cận cảnh ma cà rồng vũ trụ đang ‘hút máu’ ngôi sao khổng lồ bên cạnh – ảnh: NASA
Thông qua hình ảnh phục dựng, nhóm nghiên cứu đã mô tả cách sao lùn trắng này ngấu nghiến một cách không thương tiếc ngôi sao trẻ láng giềng, một vật thể lớn hơn nó nhiều lần. Nó hút máu người láng giềng trẻ y hệt cách ma cà rồng Dracula hút máu các thiếu nữ trẻ.
Tuy nhiên, sau một hồi hút no nê vật chất từ ngôi sao bên cạnh, ma cà rồng vũ trụ đã phát nổ thành một siêu tân tinh. Theo các tính toán, siêu tân tinh này mất tận 3 tuần để đạt được độ sáng cực đại trước khi bước vào giai đoạn tàn lụi.
Theo tiến sĩ Brad Tucker (Đại học Quốc gia Úc), thành viên nhóm nghiên cứu, sự kiện thú vị trên không chỉ để ngắm nhìn. Các siêu tân tinh với ánh sáng mạnh mẽ, có thể quan sát được từ trái đất giúp các nhà thiên văn có thêm dữ liệu để đo đạc khoảng cách đến các thiên hà mẹ nơi sở hữu siêu tân tinh đó, vốn rất quan trọng trong việc đo đạc vũ trụ.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal và Astrophysical Journal Letters.
A. Thư
Theo The Sydney Morning Herald
Phát hiện hoá thạch loài khủng long vây kiếm lâu đời nhất thế giới
Hoá thạch có niên đại khoảng 168 triệu năm tuổi được khai quật bởi các nhà khoa học mới đây.
Các nhà khoa học Anh là những người đã phát hiện ra một loài khủng long vây kiếm hoàn toàn mới.
Hoá thạch hoàn chỉnh của một con khủng long vây kiếm được phục dựng.
Tạo hình con khủng long sau khi được phục dựng có xương hình đĩa độc đáo nhô ra khỏi xương sống. Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh, chúng thuộc một chi mới có niên đại khoảng 168 triệu năm trước vào thời kỳ kỷ Jura giữa.
Trước đó, chỉ có một trong những con khủng long được biết đến nhiều nhất có niên đại từ thời kỳ cuối kỷ Jura, khiến hoá thạch mới được phát hiện trở thành bằng chứng lâu đời nhất được mô tả và giúp tăng hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của nhóm khủng long này, Susannah Maidment, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
Maidment giải thích thêm: "Một điều thú vị đó là có thể có nhiều khủng long vây kiếm hơn để tìm thấy ở những nơi mà cho đến bây giờ vẫn chưa được khai quật".
Khủng long vây kiếm (Stegosaurus) được xác định sống từ thời kỳ hậu Jura ở miền Tây Bắc Mỹ ngày nay. Loài khủng long dài 9m này gây chú ý bởi nó có hai bộ não lớn bằng quả táo. Một ở trên đầu và một nằm ở phần chính của đuôi. Khủng long vây kiếm (Stegosaurus) thường có thói quen sống theo bầy và có lớp vây nhọn như những lưỡi kiếm trên lưng.
Minh Long
Theo Foxnews
Ấn Độ phát triển thành công pin sắt-ion đầu tiên trên thế giới, mong muốn thay thế được pin lithium-ion Chặng đường dài thay thế pin li-ion (và giảm việc khai thác đất hiếm) bắt đầu bằng một thành công nhỏ. Một nhóm các nhà nghiên cứu tới từ Viện Công nghệ Ấn Độ Madras vừa phát triển thành công công nghệ pin sắt-ion đầu tiên trên thế giới. Họ sử dụng thép ít carbon để làm cực dương, vanadium pentoxide (V2O5) để...