Cận cảnh loài rắn mới, mang vẻ ngoài của rắn độc nhưng vô hại
Một loài thuộc chi rắn khuyết được phân bố tại Việt Nam vừa được công nhận là loài rắn mới.
Đây là loài rắn vô hại với con người, nhưng sở hữu vẻ bề ngoài giống rắn độc.
Theo một báo cáo khoa học được xuất bản trên tạp chí Zootaxa, các nhà khoa học và sinh vật học đến từ nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam, Mỹ, Bỉ, Nga, Pháp và Đức đã có những nghiên cứu về dữ liệu hình thái, sinh học và di truyền của loài rắn khuyết khoanh Mã Lai (còn có tên rắn sói sọc Mã Lai, tên khoa học Lycodon subcinctus).
Thạc sĩ Nguyễn Văn Tân, cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), người chịu trách nhiệm chính cho dự án nghiên cứu này, cho biết loài rắn khuyết khoanh Mã Lai đã từng có lịch sử phân loại và danh pháp phức tạp.
Các biến thể hình thái của khuyết khoanh Đông Dương, loài rắn mới được công nhận (Ảnh: Nguyễn Văn Tân).
Dựa vào những mẫu vật thu thập được của rắn khuyết khoanh Mã Lai trên khắp khu vực Đông Nam Á, các nhà khoa học đã công nhận sự hiện diện của một loài rắn mới có tên gọi khuyết khoanh Đông Dương (tên khoa học Lycodon neomaculatus).
Loài rắn khuyết khoanh Đông Dương có những đặc điểm khác biệt so với các loài rắn khuyết khác như khuyết khoanh Mã Lai hay khuyết khoanh sealei ở cấu tạo vảy và các mẫu hoa văn trên da.
Rắn khuyết khoanh Đông Dương được phân bố tại khu vực miền đông nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tại Việt Nam, loài rắn này được phân bố rộng trên khắp cả nước.
Video đang HOT
Bản đồ phân bố của loài rắn khuyết khoanh Đông Dương (Ảnh: Zootaxa).
Loài rắn này sống chủ yếu ở những khu rừng mưa nhiệt đới, rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, các vùng bụi rậm hoặc những khu vực có con người sinh sống như ruộng lúa, đồn điền, nhà bỏ hoang… Loài rắn này thường hoạt động vào ban đêm hoặc sáng sớm. Vào ban ngày, rắn khuyết khoanh Đông Dương thường ẩn náu dưới các hòn đá, gốc cây, mảnh gỗ hoặc ẩn mình trong thảm thực vật.
Rắn khuyết khoanh Đông Dương cũng có khả năng leo trèo giỏi, thường leo lên các cây lớn như cao su, cafe… Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là thằn lằn, chim nhỏ, các loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái…
Do rắn khuyết khoanh Đông Dương là loài thuộc chi rắn khuyết (còn gọi là rắn sói, tên khoa học Lycodon), thuộc họ rắn nước, do vậy đây là loài rắn không sở hữu nọc độc và vô hại với con người.
Tuy nhiên, đặc điểm của các loài thuộc chi rắn khuyết đó là chúng sở hữu cơ thể với các khoanh đen, trắng xen kẽ, điều này khiến các loài rắn khuyết thường bị nhầm lẫn với cạp nong, loài thuộc họ rắn hổ sở hữu nọc độc nguy hiểm chết người.
Rắn khuyết khoanh Đông Dương (trên) có bề ngoài dễ bị nhầm lẫn với loài rắn cạp nia cực độc (dưới) (Ảnh: Nguyễn Văn Tân/ Parinya Herp Pawangkhanant).
Do vậy, các loài rắn khuyết thường bị “chết oan” vì không phải người nào cũng có đủ sự bình tĩnh cũng như kiến thức để nhận dạng và phân biệt giữa rắn khuyết vô hại với cạp nia nguy hiểm.
Nhóm nghiên cứu về loài rắn khuyết Đông Dương bao gồm thạc sĩ Nguyễn Văn Tân (Đại học Duy Tân), Justin Lee (Đại học Michigan, Mỹ), Olivier S. G. Pauwels (Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ), Stevie R. Kennedy-Gold (Đại học Harvard, Mỹ), Nikolay Poyarkov (Đại học Quốc gia Moskva, Nga), Patrick David (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp) và Gernot Vogel (nhà nghiên cứu sinh học độc lập người Đức).
Úc: Phát hiện quái điểu "ác quỷ ngày tận thế", nặng 230 kg
Quái điểu Genyornis newtoni được mô tả như một "con vịt ác quỷ" này đã lang thang ở châu Đại Dương 45.000 năm trước.
Theo Science Alert, các nhà khoa học vừa tìm thấy hộp sọ của một loài chim còn nhiều bí ẩn, đại diện cho nước Úc thời cổ đại đầy những quái điểu khổng lồ.
Nó là Genyornis newtoni, được nhóm nghiên cứu mô tả là "con vịt ác quỷ của ngày tận thế".
Chân dung loài quái điểu được tái hiện dựa trên hộp sọ hóa thạch - Ảnh: ĐẠI HỌC FLINDERS
Đây là hộp sọ thứ hai của loài Genyornis newtoni được ghi nhận, nguyên vẹn, thậm chí có các khớp nối.
Hộp sọ đầu tiên giúp loài này được đặt tên trong hồ sơ cổ sinh vật học được khai quật từ năm 1913 nhưng bị tàn phá nghiêm trọng nên không giúp mô tả đầy đủ chân dung con quái điểu.
Nghiên cứu mới tiết lộ Genyornis newtoni là một loài chim rất oai phong, với chiều cao lên tới 2,25 m và nặng khoảng 230 kg, dù phần đầu - cổ thì trông giống phiên bản ác quỷ của một con vịt hay ngỗng béo mập.
Hóa thạch cho thấy nó có một hộp sọ khổng lồ, hàm lớn và một đỉnh xương hình tam giác được gọi là casque trên hộp sọ, rất khác biệt so với các họ hàng gần.
"Genyornis newtoni có hàm trên cao và di động giống như loài vẹt nhưng có hình dáng giống con ngỗng, há miệng rộng, lực cắn mạnh và khả năng nghiền nát các loại cây và trái cây mềm trên vòm miệng" - đồng tác giả Phoebe McInerney từ Đại học Flinders (Úc) mô tả.
Việc quét 3D để tái tạo chân dung loài quái điểu đồng thời cũng tiết lộ cách mà nó đã tiến hóa để thích nghi với môi trường sống trong khu vực.
Cấu trúc tai của nó phát triển theo cách tự bảo vệ khỏi nước mỗi khi chúi đầu chìm xuống nước. Cấu trúc mỏ mang lại sự bảo vệ tương tự cho cổ họng, trong khi hình dạng mỏ thì phù hợp cho việc nắm giữ và xé đứt thực vật thủy sinh.
Nếu đúng như vậy, các đặc điểm trên có thể giúp giải thích tại sao quái điểu này bị tuyệt chủng: Vào mốc 45.000 năm trước, môi trường nước ngọt đã trở nên mặn, hệ sinh thái đáng kể và sinh vật mất đi nguồn thức ăn thuận lợi.
Các nhà khoa học hy vọng có thể tìm kiếm thêm nhiều hóa thạch của Genyornis newtoni để hiểu hơn về nó.
Bức ảnh kinh ngạc về loài trăn lớn nhất thế giới vừa săn được: 10 ngày "ăn ngủ" trong rừng thiêng Con trăn Anaconda nặng nhất thế giới ẩn chứa một bí mật lớn, làm "khuấy đảo" hiểu biết của con người. Ruồi trâu đậu trên đầu con Anaconda xanh phía Bắc. Ảnh: KARINE AIGNER/NATUREPL.COM Cận cảnh cái đầu to của con trăn. Ảnh của Giáo sư Bryan Fry/Đại học Queensland, Australia Hình ảnh con trăn khổng lồ ở Amazon. Ảnh của Giáo sư...