Cận cảnh khu rừng có hàng trăm gốc cây bị uốn cong 90 độ một cách khó hiểu
Đến nay bí ẩn xoay quanh hàng trăm cây thông bị uốn cong 90 độ hướng lạ thường vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.
Đó chính là Rừng cây cong vẹo, tên tiếng Anh “ Crooked Forest”, bên ngoài làng Nowe Czarnowo, tỉnh Tây Pomerania, Ba Lan.
Điểm đặc biệt của cây thông trong khu rừng này là phần thân dưới đều uốn cong một góc khoảng 90 độ về hướng Bắc. Tuy nhiên, chỉ 400 gốc cây thông thuộc khoảnh nhỏ trong rừng thông lớn là có hình dáng bí ẩn như vậy.
Rừng thông uốn cong được hình thành từ những năm 1930. Sự phát triển kỳ lạ của chúng khiến rất nhiều du khách tò mò. Nhiều người tìm tới tận nơi để chiêm ngưỡng những thân cây độc đáo.
Đến nay, người địa phương vẫn truyền tai nhau về những câu chuyện lý giải vì sao rừng thông lại trở thành như vậy.
Những gốc cây thông này đều bị bẻ cong 90 độ. (Ảnh: WP)
Một số ý kiến cho rằng, những thân cây vặn xoắn này do sự thay đổi của trọng lực Trái đất hoặc do những trận bão tuyết gây ra. Tuyết lớn đã chôn vùi những cây thông khi chúng đang phát triển, làm chúng có hình dáng như vậy.
Theo cách giải thích khác thì khi những cây thông này còn là cây non, chúng bị xe tăng của quân đội trong thời Thế chiến đè lên khiến phần gốc trở nên vẹo vọ bất thường.
Đến nay giải thích được cho là thuyết phục nhất là những cây thông này bị biến dạng là do sự can thiệp của con người. Một nhóm nông dân nắn các cây sau khi trồng chúng khoảng 7-10 năm kể từ năm 1930. Họ làm như vậy là để có thể sản xuất các món đồ nội thất độc đáo từ gốc cây cong vẹo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước khi cánh rừng được thu hoạch, chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra và người ta lãng quên sự tồn tại của nó.
Dựa theo dáng uốn thân cây rất đẹp, nhiều người nói cây thông được tạo thế để dùng trong sản xuất tàu thuyền và đồ gỗ. Cho tới ngày nay, phương thức cũng như mục đích tạo thế cong cho rừng thông vẫn là một câu hỏi không thể giải đáp.
Dù vậy, bất kể lý do khiến rừng thông uốn cong là gì nó vẫn là một trong những điểm đến tuyệt đẹp của đất nước Ba Lan. Hiện điểm đến này không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là phim trường cho nhiều bộ phim.
Một số hình ảnh về rừng thông bí ẩn:
Nhiều người cho rằng thông bị bẻ cong là do sự thay đổi của trọng lực Trái đất. (Ảnh: WP)
Có người lại nói do bão tuyết gây ra. (Ảnh: WP)
Lại có ý kiến nhận định cây cong do xe tăng chèn qua. (Ảnh: WP)
Giả thuyết được nhiều người hưởng ứng là người dân cố tình bẻ cong gốc cây. (Ảnh: WP)
Nhiều du khách tới đây để chụp ảnh. (Ảnh: WP)
Rừng cây bẻ cong đã trở thành địa điểm thăm quan nổi tiếng. (Ảnh: WP)
Ảnh hiếm về rừng Amazon thế kỷ XIX
Sau hành trình kéo dài 5 tháng ròng rã, nhiếp ảnh gia người Đức Albert Frisch đã thành công ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Amazon nguyên sơ và cuộc sống của các bộ lạc tại khu rừng được ví như lá phổi xanh của Trái đất.
Gần 100 bức ảnh dưới góc máy của nhiếp ảnh gia người Đức từ năm 1867 đến 1868 được trưng bày tại nhà đấu giá Sotheby ở New York (Mỹ). Bộ sưu tập quý hiếm về những hình ảnh đầu tiên của rừng Amazon có giá từ 70.000-100.000 USD.
Để hoàn thành bộ ảnh về Amazon đầy hoang sơ, Albert Frisch phải trải qua hành trình đi bộ và chèo thuyền suốt quãng đường gần 1.600km. Với nhiệm vụ khảo sát khu rừng nhiệt đới, ông đã ghi lại nhiều bức ảnh quý giá về hệ động vật, thực vật, cùng những hình ảnh hiếm về người bản địa Miranha và Ticuna.
Trong hành trình 5 tháng, Albert Frisch sử dụng phương pháp "collodion" - một trong những kỹ thuật phổ biến của nhiếp ảnh giai đoạn đầu. Để lưu lại những bức ảnh chân dung, ông phải chụp riêng nhân vật và bối cảnh nền, trước khi ghép thành tấm ảnh hoàn chỉnh.
Dù với mục đích khảo sát khoa học, những bức ảnh của Albert Frisch vẫn được đánh giá đầy tính nghệ thuật dựa trên bố cục, góc độ và vẻ đẹp của môi trường tự nhiên và những công trình của các bộ tộc bản địa.
Bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức phần nào cho thấy sự khác biệt của rừng Amazon xưa và nay, đặc biệt sau thảm họa cháy nghiêm trọng tại Brazil hồi tháng 8-2019.
Hình ảnh về chiếc thuyền độc mộc Albert Frisch sử dụng trong suốt quá trình khám phá Amazon. Sau 150 năm lưu giữ, bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức lần đầu tiên được công bố rộng rãi tại Mỹ trong tháng 10-2019.
Lộ diện 'quái vật vũ trụ' khổng lồ lớn gấp 30 tỷ lần Mặt Trời Một hố đen - dạng 'quái vật vũ trụ' có khối lượng gấp khoảng 30 tỷ lần khối lượng Mặt trời. Đây là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện. Hố đen được mệnh danh là "quái vật" trong vũ trụ, chúng rất nhanh chóng có thể nghiền nát những vật thể xuất hiện gần đó. Mới đây, các...