Cận cảnh khu đất ‘vàng’ 41,5ha của Đại học Vạn Xuân sắp bị thu hồi
UBND tỉnh Nghệ An vừa qua đã có chủ trương thu hồi 41,5ha đất của Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân (có địa chỉ tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò) với lý do là dự án chậm tiến độ, vi phạm luật đầu tư.
UBND tỉnh Nghệ An ngày 4/8/2022 đã đồng ý chủ trương thu hồi diện tích 41,53ha đất thuộc giai đoạn 2 của dự án Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân. Lý do thu hồi là do dự án chậm tiến độ, vi phạm luật đầu tư. Ảnh: Văn Dũng
UBND tỉnh Nghệ An giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, dự thảo quyết định UBND tỉnh thu hồi giai đoạn 2 của dự án, thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: Văn Dũng
Dự án Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân được cấp giấy chứng đầu tư vào ngày 30/8/2007. Theo đó, mục tiêu của dự án là xây dựng trường đại học tư thục công nghệ đào tạo khoa học công nghệ, khoa học quản lý kinh tế và nghiên cứu khoa học, được xây dựng với tôn chỉ coi trọng chất lượng đào tạo, có mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ảnh: Văn Dũng
Quy mô dự án khoảng 6.500 sinh viên sau 4 năm, từ năm thứ 5 trở đi sẽ duy trì từ 8.000 – 10.000 sinh viên. Diện tích sử dụng đất là 50ha, với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 345 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 của dự án khoảng 54,3 tỷ đồng; giai đoạn 2 hơn 291 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Ảnh: Văn Dũng
Video đang HOT
Khu đất của dự án có chiều rộng 382m bám mặt tiền quốc lộ 46 (Vinh – Cửa Lò) và chiều dài hơn 1.367m bám mặt đường Ven Biển, được bao bọc bởi tường rào vây kín. Ảnh: Văn Dũng
Được biết, vào ngày 2/3/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có văn bản số 311/ĐHKTQD-QTTB gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc tìm kiếm đất làm phân hiệu 2 của trường này. Theo đó, Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhất trí chủ trương lựa chọn tỉnh Nghệ An là địa phương để Trường phát triển và thành lập phân hiệu 2 theo đúng chiến lược phát triển của Trường. Ảnh: Văn Dũng
Để có thêm thông tin làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án cụ thể trình Hội đồng Trường quyết định, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đề nghị UBND tỉnh Nghệ An cung cấp hồ sơ về thửa đất tại Đại học Vạn Xuân, Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An và hướng dẫn Trường này làm các thủ tục cần thiết để UBND tỉnh Nghệ An giao đất theo quy định. Ảnh: Văn Dũng
Đến ngày 10/3/2022, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 1519/UBND-CN về việc địa điểm xây dựng phân hiệu 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long giao Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND thị xã Cửa Lò và các đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại văn bản nêu trên, cung cấp các hồ sơ liên quan, hướng dẫn thực hiện các thủ tục theo quy định, báo cáo tham mưu UBND tỉnh. Ảnh: Văn Dũng
Mặt bằng khu đất của Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân vừa bị UBND tỉnh Nghệ An đồng ý chủ trương thu hồi hầu như đã được đền bù GPMB. Ảnh: Văn Dũng
Bất cập tại 'siêu dự án' trồng cao su ở Nghệ An - Bài cuối: Lời giải bài toán 'đất đai'
"Giao đất, thuê đất" một bước bắt buộc được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Đất đai trước khi tổ chức, cá nhân triển khai dự án.
Tuy nhiên, để sớm triển khai dự án, UBND tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An trồng cao su trước khi hoàn thành các thủ tục về đất đai. Gần 10 năm trôi qua, những cây cao su con nay đã vươn cao và cho thu hoạch nhưng đơn vị này vẫn chưa hoàn thành việc thuê đất. Nhiều nhiều vướng mắc, tồn tại đã xảy ra trong quá trình thực hiện dự án vẫn chưa được giải quyết.
Hàng loạt vấn đề tồn tại
Dự án trồng cao su tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An).
Xuất phát từ nhiều nguyên do, sau nhiều lần được điều chỉnh, bổ sung phần diện tích của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An giảm từ hơn 10.000 ha xuống còn gần 9.000 ha. Tuy nhiên, sau 10 năm đơn vị này chỉ mới sử dụng được hơn 5.400 ha, riêng diện tích trồng mới cao su chỉ hơn 4.300 ha (chưa được 50% quy hoạch).
Theo đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần diện tích còn lại của đơn vị chủ yếu là đất rừng, đang phải thực hiện theo Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng nên không chuyển đổi để trồng cao su được.
Không chỉ chậm tiến độ triển khai dự án mà Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An còn chậm trễ trong việc hoàn thành các thủ tục xin thuê đất. Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, đến nay đơn vị này mới chỉ hoàn thành việc trích đo cho hơn 1.100ha đất tại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, đang trình cơ quan chức năng xin thuê đất. Đây chỉ mới một phần nhỏ trong toàn bộ đất mà đơn vị này thực hiện dự án.
Chưa hết, dự án trồng cao su ở huyện Quế Phong, Anh Sơn, Thanh Chương do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su nghệ An là chủ đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An cấp chứng nhận đầu tư năm 2010 và được điều chỉnh lần thứ nhất năm 2014 với diện tích 10.000 ha. Thế nhưng, dựa trên những quyết định thu hồi, chuyển giao, hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An đã tiếp nhận lên đến hơn 12.500 ha vượt hơn 2.500 ha.
Ngoài ra, trong tổng diện tích đơn vị này tiếp nhận thì chỉ có gần 5.500ha có quyết định thu hồi của UBND tỉnh Nghệ An. Còn lại hơn 7.000 ha mà đơn vị này tiếp nhận không có quyết định thu hồi của UBND tỉnh mà chỉ có các quyết định, chuyển giao sáp nhập. Cụ thể: hơn 480 ha từ Tổng đội TNXP 7-XDKT theo Quyết định 1364/QĐ UBNDĐT ngày 26/4/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về sáp nhập Tổng đội TNXP 7-XDKT Nghệ An vào Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An; hơn 6.100 ha từ Tổng đội TNXP 2-XDKT Nghệ An theo Quyết định số 2953/QĐ-UBND ngày 11/7/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt phương án chuyển giao Tổng đội TNXP 2-XDKT Nghệ An cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An; gần 180 ha tiếp nhận từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Quế Phong (theo Thông báo số 24/TB-UBND ngày 17/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An). Hơn 220 ha tiếp nhận đất có các công trình hạ tầng và đất từ tập thể Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn bàn giao.
Không dừng lại ở đó, quá trình nhận giao đất đai giữa Tổng đội TNXP 2-XDKT, Tổng đội TNXP 7-XDKT, Lâm trường Quế Phong với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An mới thực hiện bàn giao trên hồ sơ, chưa có hồ sơ trích đo và xác định mốc địa giới giữa diện tích đất thuộc Tổng đội Thanh niên xung phong và các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An đã tiến hành sản xuất trên phần diện tích nêu trên.
Riêng, đối với việc mua 1.100 m2 đất từ trụ sở của Chi cục Thuế Anh Sơn, do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An có tỷ lệ vốn nhà nước chiếm 67% vì vậy việc mua đất buộc phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 và Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Tức là phải thực hiện bán đấu giá tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thế nhưng, hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An đã mua và đang sử dụng khu đất và tài sản trên đất không qua đấu giá.
Giải pháp tháo gỡ
Để giải quyết tồn tại của dự án, đầu năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An. Theo đó, dựa trên ý kiến của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đề nghị UBND tỉnh cho phép sử dụng Quyết định số 5990/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 phê duyệt mở rộng quy hoạch trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015 có tính đến năm 2020 kèm theo bản đồ quy hoạch trồng cây cao su để thay Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (không có) trong thành phần hồ sơ thuê đất của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An làm căn cứ để thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Đối với phần diện tích hơn 2.500 ha nằm ngoài phần diện tích được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An không có cơ sở để cho thuê đất. Đề nghị giao Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An rà soát, báo cáo cụ thể về nguồn gốc để trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư làm căn cứ cho thuê đất theo đúng quy định.
Giao Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An hoàn thành việc trích đo diện tích đất trên thực địa Tổng đội TNXP 2-XDKT, Tổng đội TNXP 7- XDKT, Lâm trường Quế Phong (thuộc Công ty lâm nghiệp Nông nghiệp Sông Hiếu) bàn giao hoàn chỉnh cả trên hồ sơ và thực địa.
Đối với phần diện tích Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An tiếp nhận có nguồn gốc đất từ Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ Quế Phong, nhận chuyển giao từ Tổng đội TNXP 2-XDKT, sáp nhập từ Tổng đội TNXP 7-XDKT, Lâm trường Quế Phong (thuộc Công ty lâm nghiệp Nông nghiệp Sông Hiểu) thuộc phạm vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 không thực hiện việc sắp xếp lại và xử lý theo quy định tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 và Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, nằm trong diện tích 10.000 ha được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư. Sau khi thực hiện trích đo các diện tích UBND tỉnh đã bàn giao, thu hồi đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An phối hợp UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan rà soát hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng, tổng hợp diện tích đã thực hiện xong việc bồi thường giải phóng mặt bằng đề nghị UBND các huyện có văn bản xác nhận về diện tích cụ thể đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng làm cơ sở trình UBND tỉnh cho thuê đất theo quy định.
Riêng phần diện tích đất 1.100 m2, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An tiếp nhận có nguồn gốc đất từ Chi cục Thuế huyện Anh Sơn, đề nghị giao Cục thuế Nghệ An thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 và Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo phương án bán đấu giá tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để làm căn cứ thực hiện các bước tiếp theo.
Với những giải pháp đưa ra, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Nghệ An, hy vọng thời gian tới dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An sẽ có bước phát triển như kỳ vọng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Vụ doanh nghiệp kiện Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng: Đất sau thu hồi sẽ làm gì? Trong khi vụ việc doanh nghiệp (DN) du lịch ở Cát Bà khởi kiện Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng vẫn đang chờ được xử lý theo trình tự phúc thẩm thì Thanh tra sở này vẫn tiếp tục ra văn bản cưỡng chế công trình của DN để thu hồi lại đất theo chỉ đạo của UBND TP.Hải Phòng. Vậy, TP.Hải...