Cận cảnh: Khách Tây khệ nệ mua thớt, rổ tre, gùi ở chợ phiên Tây Bắc
Từ lâu chợ phiên huyện Tam Đường ( Lai Châu) đã được nhiều người biết đến như 1 bức tranh đầy sắc màu, quy tụ những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của bà con dân tộc thiểu số xuống họp chợ vào các ngày Chủ nhật trong tuần. Phiên chợ là nơi trao đổi mua bán các nông sản, sản vật núi rừng tạo nên 1 bầu không khí nhộn nhịp vui tươi nơi núi non trùng điệp.
Chợ phiên huyện Tam Đường là một trong những chợ thu hút rất đông đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản xa xôi về tụ họp vào các ngày Chủ nhật trong tuần. (Ảnh Thái Bình)
Táo mèo được đồng bào dân tộc Mông bày bán rất nhiều tại chợ phiên huyện Tam Đường (Lai Châu).(Ảnh Thái Bình)
Chợ phiên quy tụ đông đảo bà con dân tộc thiểu số Mông, Dao, Thái, Khơ Mú..xuống họp chợ, tạo nên 1 bầu không khí nhộn nhịp vui tươi nơi núi rừng Tây Bắc đại ngàn.(Ảnh Thái Bình)
Đa số các chủ gian hàng đều là người dân tộc thiểu số mang các nông sản và sản vật núi rừng xuống bày bán tại chợ.(Ảnh Thái Bình)
Một góc chợ bán bánh rán luôn tấp nập người ra vào tại chợ phiên.(Ảnh Thái Bình)
Video đang HOT
Phiên chợ vùng cao khác với các khu chợ ở các huyện, thành phố lớn. Nơi đây tập chung chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số như: Mông, Dao, Khơ mú, Thái… xuống họp chợ, tạo nên một bức tranh đặc sắc với đầy đủ sắc màu trong chợ phiên.(Ảnh Thái Bình)
Em bé vùng cao thay bố mẹ xuống chợ mua các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ gia đình.
Những phụ nữ dân tộc Mông khoác lên mình bộ trang phục truyền thống xuống chợ, tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng biệt ở phiên chợ vùng cao.(Ảnh Thái Bình)
Chợ phiên huyện Tam Đường (Lai Châu) họp từ 6h30 phút đến 12h trưa vào các ngày Chủ nhật trong tuần.(Ảnh Thái Bình)
Chợ phiên vùng cao thu hút khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm và khám phá.(Ảnh Thái Bình)
Ở phiên chợ bày bán đầy đủ các mặt hàng nông sản, vật nuôi và các sản vật núi rừng như: rau, lợn, gà, mật ong, nhộng ong, táo mèo, thổ cẩm… Nhờ vậy mà chợ phiên huyện Tam Đường luôn thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm và khám phá. (Ảnh Thái Bình)
Theo Danviet
Sơn La: Xã biên giới đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới
Những con đường bê tông thẳng tắp, những ngôi nhà khang trang, những cách rừng nhãn bát ngát màu xanh ấm no. Đó là những đổi thay ở xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, xã biên giới đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiến đất làm nông thôn mới
Với hơn 20 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Xã gồm 23 bản, gần 2.700 hộ thuộc 4 dân tộc Kinh, Thái, Khơ Mú, Sinh Mun cùng sinh sống. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Khương ai nấy đều nhiệt tham gia bằng nhiều việc làm cụ thể. Nét nổi bật là phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Ông Lò Văn Hỏi, hiến đất làm đường giao thông vào bản
Ông Lò Văn Hỏi, bản Híp (Chiềng Khương), là hộ tình nguyện hiến 385 m2 đất vườn làm đường nông thôn và xây trưởng mầm non, tâm sự : "Bà con trong bản ai cũng muốn có đường bê tông để thay thế đường đất, khi có chủ trương Nhà nước hỗ chợ xi măng làm đường bê tông vào bản, con đường đi qua đất vườn nhà tôi. Tôi đã tình nguyện hiến 70 m2 đất vườn để làm cho đường vào bản to, rộng hơn."
Ông Hỏi còn cho biết thêm, trong bản có một điểm trường mầm non nằm sát đất vườn nhà, thấy sân chơi của các cháu nhỏ, hẹp quá nên ông hiến tiếp 315 m2 đất làm sân chơi cho các cháu nhỏ. Thấy các cháu được học, vui chơi, ông càng thêm vui.
Còn ông Lò Văn Nhiệm, ở bản Búa, hiến 156 m2 đất xây dựng nhà văn hóa bản, chia sẻ: "Trước đây nhà văn hóa bản nhỏ hẹp, xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, hội họp của người dân. Vì mong muốn có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, nơi vui chơi cho các cháu nhỏ. Bà con trong bản đã cùng góp kinh phí để xây dựng nhà văn hóa. Mặt bằng quá hẹp nên tôi quyết định hiến 156 m2 đất vườn làm mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa". Ông nhận thấy mình cần có trách nhiệm xây dựng bản làng. Được đóng góp chút công sức thấy mình vui hơn.
Lễ công bố xã Chiềng Khương đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017
Trao đổi với PV, ông Tòng Văn Phong, Bí thư đảng ủy xã Chiềng Khương chia sẻ: "Ngay khi phát động phong trào đã có hàng trăm hộ nông dân hưởng ứng tham gia, người thì hiến đất, người đống góp ngày công... Nhờ tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng của bà con nông dân, xã Chiềng Khương đạt chuẩn nông thôn mới".
Bừng lên những niềm vui
Đến Chiềng Khương những ngày này, đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi của cán bộ và nhân dân về niềm vui xã vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Đường bê kiên cố, sạch đẹp thuận lợi cho người dân đi lại, trao đổi hàng hóa
Đường bê tông nối dài
Với phương trâm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và "dân biết, dân làm, dân kiểm tra", mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được giải đáp, Nhà nước hỗ trợ còn người dân đóng góp ngày công. Nhờ vậy đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi...
Nhân dân phấn khởi gia sức sản xuất phát triển kinh tế
Sau 5 năm thực hiện, đến nay Chiềng Khương đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trở thành xã biên giới đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới. Theo thống kê, vốn huy động trên 67 tỷ đồng, nhân dân tham gia đóng góp trên 31.000 ngày công, hiến trên 12.000 m2 đất để hoàn thành 156 tuyến đường giao thông đến bản, dài gần 45 km. Tất cả các bản đã xây dựng được nhà văn hóa... 18/23 bản đạt tiêu chuẩn bản văn hóa. Hiện xã đang duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xã có 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 40%, bình quân thu nhập hơn 27 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 5%.
Theo Danviet
Buôn người qua biên giới ngày càng phức tạp Theo ông Vũ Thế Phấn - Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng, từ năm 2011 đến nay, các đơn vị bộ đội biên phòng đã phát hiện, điều tra, xử lý 248 vụ/462 đối tượng phạm tội mua bán người qua biên giới. Tuyên truyền nâng cao ý thức, giải...