Cận cảnh hành trình giành lại sự sống của những trẻ sơ sinh non yếu
Mỗi năm, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận, điều trị cho hàng trăm trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, trong đó có rất nhiều bé có trọng lượng cơ thể khoảng 500 đến 600g.
Mỗi năm, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận, điều trị cho hàng trăm trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, trong đó có rất nhiều bé có trọng lượng cơ thể khoảng 500 đến 600g. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Để có thể nuôi dưỡng, điều trị thành công cho các bé, mỗi y, bác sỹ trong khoa sơ sinh tại bệnh viện đều gắng sức, mang tinh thần và trách nhiệm xứng danh ‘người mẹ thứ hai’ của các bé. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non yếu tại Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Video đang HOT
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non yếu tại Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non yếu tại Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Bà mẹ hốt hoảng khi phát hiện con trai 4 tháng tuổi nằm bất động trong nôi khi cả gia đình đang đi du lịch
Bà mẹ vội báo cho nhân viên khách sạn nhờ gọi giúp bác sĩ, nhưng tiếc là bác sĩ cũng không thể làm được gì để thay đổi sự việc vì đứa trẻ đã tử vong.
Mới đây, một người mẹ 30 tuổi (xin giấu tên) đã phát hiện con trai mình bất động vào buổi sáng cuối cùng ở tại một khách sạn thuộc thị trấn Argyrades, Hy Lạp trong kỳ nghỉ của gia đình. Sự kiện này đã gây chấn động toàn đảo Corfu.
Theo báo cáo của cảnh sát, vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng, một phụ nữ người Anh đã đánh thức con trai (4 tháng tuổi) dậy nhưng đứa trẻ không cử động hay có phản ứng gì. Bà mẹ vội báo cho nhân viên khách sạn nhờ gọi giúp bác sĩ, nhưng tiếc là bác sĩ cũng không thể làm được gì để thay đổi sự việc vì đứa trẻ đã tử vong.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bé trai đã bị đột tử trong khi ngủ (Ảnh minh họa).
Người mẹ cũng kể thêm rằng khoảng 9 giờ tối hôm trước, chị cho bé nằm trong nôi bú bình. Sau khi con bú xong, chị mới bắt đầu đi ngủ. Đến sáng, chị đánh thức con dậy thì thấy con nằm bất động.
Bác sĩ Yiannis Aivatidis đã tiến hành khám nghiệm tử thi, song anh không tìm thấy vết bầm hay thương tích trên thi hài. Đồng thời, anh cũng loại trừ trường hợp đứa trẻ bị sặc trong khi bú và tuyên bố nguyên nhân cái chết là do "hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh".
Vậy hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?
Theo Trung tâm y tế học thuật Mỹ Mayo Clinic, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là cái chết không rõ nguyên nhân, thường diễn ra trong khi ngủ, của một em bé có vẻ khỏe mạnh dưới một tuổi.
Mặc dù nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ, nhưng theo các chuyên gia, SIDS có thể liên quan đến các khiếm khuyết trong phần não của trẻ sơ sinh - nơi kiểm soát hơi thở và kích thích giấc ngủ. Bên cạnh đó, trẻ sinh non, nhẹ cân cũng như bị các bệnh về đường hô hấp cũng dễ bị đột tử trong khi ngủ.
Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ nằm ngửa trong khi ngủ, đồng thời không để gối, chăn, đồ chơi, thú nhồi bông ở xung quanh nơi trẻ ngủ (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, việc cho trẻ nằm sấp, nằm nghiêng, ngủ trên bề mặt mềm như chăn bông, giường nước hoặc ngủ chung giường với cha mẹ cũng làm tăng thêm nguy cơ bị đột tử trong khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
Do đó, các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ nhằm giảm nguy cơ con của bạn bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Đặt trẻ nằm ngửa trong khi ngủ: Các cha mẹ tuyệt đối không đặt con nằm nghiêng hoặc nằm sấp.
- Giữ cho chỗ ngủ của trẻ càng ít đồ càng tốt: Cha mẹ hãy sử dụng một tấm đệm chắc chắn, không mềm hay quá cứng, đặc biệt tránh cho trẻ nằm trên nệm dày và hoặc chăn bông. Đồng thời, không để gối, chăn, đồ chơi, thú nhồi bông ở trong nôi, vì những thứ này có thể cản trở sự hô hấp nếu chẳng may trẻ úp mặt vào chúng.
- Đừng để trẻ bị nóng quá: Để giữ ấm cho con, cha mẹ có thể sử dụng một chiếc bao ngủ hoặc loại quần áo ngủ mà không cần phải dùng thêm chăn. Đặc biệt, không được đội mũ hoặc dùng một thứ gì đó để trùm đầu của trẻ.
- Không ngủ chung giường nhưng phải chung phòng: Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ ngủ chung giường nhưng lại khuyến khích nên cho trẻ ngủ chung phòng. Bạn có thể đặt nôi, cũi của con trong phòng ngủ của mình ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm.
- C ho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu cũng là cách làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Hành trình kỳ diệu điều trị cho bé sinh non chỉ nặng... 600g Cậu bé sinh non chỉ nặng vỏn vẹn 600g. Kết thúc quá trình 72 ngày điều trị, bé hoàn toàn tự thở được và đạt cân nặng 1.700g. Sản phụ Đoàn Thị Trang Nhung (SN 1981, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) hiện cơn chuyển dạ dù mới ở tuần thai thứ 26. Ngày 4/3, em bé được sinh ra tại bệnh viện...