Cận cảnh hàng loạt dự án bất động sản của Công ty Tân Thuận IPC, đẩy nguyên Tổng giám đốc vào vòng lao lý
Đầu tư thua lỗ, vay tiền ngân hàng để nộp lợi nhuận vào ngân sách báo lời, quản lý lỏng lẻo quỹ đất và vốn nhà nước để xảy ra thất thoát hàng trăm tỷ đồng trong khi lãnh đạo doanh nghiệp đi nước ngoài như “đi chợ”. Đó là kết luận thanh tra toàn diện tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) trước khi chuyển sang cơ quan điều tra.
Ngày 14/5, Công an TPHCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của ông Tề Trí Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) do liên quan đến các sai phạm tại Công ty này. Theo cơ quan công an, ông Tề Trí Dũng bị khởi tố về 2 tội danh: tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Theo kết luận của Thanh tra TPHCM, ông Tề Trí Dũng và dàn “chóp bu” của IPC đã dính đến hàng loạt sai phạm từ những phi vụ “ném tiền qua cửa sổ”… Kết luận của Thanh tra TPHCM cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của IPC có chiều hướng đi xuống thể hiện ở việc doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch năm sau lại thấp hơn năm trước và không đạt so với kế hoạch.
IPC còn được giao khu đất tại Khu A Phú Mỹ Hưng để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của công ty và các đơn vị thành viên. Thế nhưng, ngoài việc sử dụng làm văn phòng của công ty và đơn vị thành viên, IPC còn cho 81 đơn vị khác thuê làm văn phòng và thu về số tiền hơn 295 tỷ đồng, trái với chỉ đạo của cơ quan chủ quản là UBND TPHCM.
Trụ sở của công ty IPC toạ lạc tại một vị trí khá đắc địa ngay trục đại lộ Nguyễn Văn Linh, quận 7.
Trong thực hiện dự án đầu tư, IPC đã “dính chàm” tại hàng loạt dự án như: Nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, dự án khu dân cư Hiệp Phước, dự án khu dân cư Long Hậu – Long An…
Theo kết luận Thanh tra, IPC chưa từng thực hiện dự án nào có yêu cầy kỹ thuật và quy mô vốn đầu tư lớn như tại dự án nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ thế nhưng IPC vẫn tham gia làm chủ đầu tư. Hậu quả của việc làm này là đến nay dự án vẫn chưa xử lý được công trình ngầm, chưa chọn được nhà thầu thi công và dẫn đến chậm tiến độ.
Video đang HOT
Dự án Xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 và Xây dựng hoàn thiện nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ đến nay vẫn còn trên giấy.
Mới đây nhất, UBND TPHCM đã chấp thuận chuyển dự án này từ Công ty IPC sang Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
UBND TPHCM cũng chấp thuận chủ trương chuyển chủ đầu tư dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ việc xây dựng hoàn thiện nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ và cầu Rạch Đỉa (giai đoạn 3) từ Công ty IPC sang Ban Đền bù giải phóng mặt bằng quận 7 (thuộc UBND quận 7).
Ngoài ra, Dự án khu dân cư Hiệp Phước được duyệt với mục tiêu xây nhà ở phục vụ chương trình tái định cư nhưng IPC lại đem đi bán đất nền thương mại.
Hiện trạng dự án khu dân cư Hiệp Phước
Khu đất đầu tư xây dựng dự án khu dân cư Long Hậu, Long An.
Tương tự, tại dự án khu dân cư Long Hậu, IPC hợp tác đầu tư với công ty Hồng Lĩnh thực hiện dự án nhưng bản chất là chuyển nhượng dự án trái phép. Điều tréo ngoe khi IPC là chủ đầu tư nhưng lại phải đi mua nền từ công ty Hồng Lĩnh để thực hiện tái định cư. Đơn giá bán suất tái định cư lại thấp hơn giá mua từ Hồng Lĩnh…
Khu Chế xuất Tân Thuận tại TPHCM.
Khu Cảng Hiệp Phước mà IPC đang đầu tư.
Khu Đô thị Cảng Hiệp Phước, Nhà Bè cũng do IPC làm chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án khu đô thị và cảng lớn nhất TPHCM, với mục tiêu hình thành khu đô thị vệ tinh tại khu Nam TPHCM trong tương lai.
Theo thông tin trên trang web của IPC, đơn vị này còn đang tiếp tục đầu tư các giai đoạn tiếp theo của một số dự án quy mô khá lớn như: Khu đô thị cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) và mạng lưới giao thông kết nối; Khu Chế xuất Tân Thuận (quận 7); Khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè) giai đoạn 1…
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
Đà Nẵng bỏ toàn bộ nhà cao tầng tại 2 dự án ven sông Hàn
Ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết toàn bộ nhà cao tầng trong quy hoạch của 2 dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) và dự án Olalani Riverside Tower. TP Đà Nẵng sẽ xem xét hoán đổi các vị trí đất khác mà thành phố đang quản lý, phù hợp cho việc xây dựng nhà cao tầng cho các nhà đầu tư với nguyên tắc ngang giá.
Ông Trung cho biết, ngày 31-1-2018, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Thông báo 331 - TB/TU "về 7 nhóm công trình, dự án được dư luận quan tâm". Bằng quyết tâm chính trị, tinh thần cầu thị, sửa sai, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã chủ trương rà soát lại các dự án ven sông Hàn, ven biển, bán đảo Sơn Trà, Nam Ô - Xuân Thiều và các dự án ở khu vực trung tâm thành phố.
Trên cơ sở đó, chính quyền thành phố tiến hành đàm phán với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để điều chỉnh quy hoạch dự án theo hướng giảm mật độ xây dựng đơn vị nhà ở, tăng diện tích phục vụ cộng đồng, tăng mật độ cây xanh, tạo thêm công viên, bãi tắm, mở lối xuống biển; phát triển không gian cảnh quan ven sông, ven biển; qua đó, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của cộng đồng, bảo đảm nhu cầu hưởng thụ thiên nhiên, nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Đối với các dự án ven sông Hàn, hiện có 2 dự án đang triển khai là dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) và dự án Olalani Riverside Tower. Từ thực tế phát triển đô thị và những kết quả thực hiện Thông báo số 331 - TB/TU, UBND TP Đà Nẵng chủ động đề xuất với nhà đầu tư các dự án đang trong quá trình triển khai tạm dừng việc thi công để phối hợp các sở, ngành chức năng rà soát tính pháp lý, hỗ trợ các thủ tục liên quan trong đầu tư xây dựng và nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch dự án.
Cụ thể, các sở, ngành chức năng rà soát kỹ hồ sơ pháp lý đối với các dự án đang triển khai ven sông Hàn; làm việc, trao đổi thống nhất với các nhà đầu tư để xem xét phương án điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai theo hướng giảm mật độ xây dựng đơn vị ở, không xây dựng công trình cao tầng, tăng mật độ cây xanh, lối đi công cộng tại khu vực bờ sông phía tây đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, tức khu vực bờ đông sông Hàn.
Trong những ngày qua, Sở Xây dựng đã trực tiếp làm việc với các chủ dự án ven sông Hàn, cụ thể đối với dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai và dự án Olalani Riverside Tower của Công ty CP Mỹ Phúc.
Qua đó, các chủ dự án đã đồng thuận với chủ trương điều chỉnh quy hoạch dự án để tăng không gian công cộng, không gian cây xanh, tạo vệt không gian cảnh quan xuyên suốt từ cầu sông Hàn đến cầu Thuận Phước.
Cụ thể đối với 2 dự án trên, các chủ đầu tư thống nhất dành lại vệt 20m mặt tiền ven bờ sông Hàn để làm lối đi bộ kết hợp công viên công cộng, cụ thể: dành 9m cho lối đi bộ ven sông (rộng bằng lối đi bộ hiện hữu bên đường Bạch Đằng, quận Hải Châu), bố trí 6m làm vệt cây xanh cảnh quan tạo bóng râm và 5m còn lại làm lối đi bộ phía trong, tiếp cận các công trình của dự án.
Các khu quy hoạch làm công trình cao tầng được các chủ đầu tư thống nhất chuyển thành đất quỹ công viên cây xanh, bãi đậu xe phục vụ công cộng (riêng quỹ đất phát triển công trình cao tầng tại dự án Marina Complex có diện tích khoảng 6.800m2, dự án Olalani Riverside Tower có diện tích khoảng 13.000m2).
Ngoài ra, ở dự án Olalani Riverside Tower, chủ dự án thống nhất xóa quy hoạch 3 cầu tàu bến thuyền trên sông Hàn; bỏ quy hoạch tuyến đường giao thông cơ giới ven sông thay bằng tuyến đường đi bộ kết hợp công viên cảnh quan. Đối với dự án Marina Complex, chủ đầu tư cũng thống nhất điều chỉnh lùi các công trình khai thác thấp tầng vào sâu trong đất liền, nhường chỗ cho không gian công viên cảnh quan ra khu vực ven sông.
TP Đà Nẵng sẽ có trách nhiệm đền bù các thiệt hại cho các nhà đầu tư bằng cách hoán đổi các lô đất trống mà thành phố đang quản lý, đủ điều kiện được xây dựng công trình cao tầng, trên nguyên tắc ngang giá. Sau khi có phương án điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, có đầy đủ các số liệu diện tích, Sở Xây dựng sẽ phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính... tham mưu việc hoán đổi đất dự án được thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, đáp ứng sự đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm từ phía chủ đầu tư với chủ trương của thành phố hướng về lợi ích cộng đồng.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
TP.HCM kêu gọi đầu tư gần 54 tỷ USD vào 210 dự án, lộ diện nhiều "ông lớn" bất động sản quan tâm Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội TPHCM sáng 10/5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở ngành phải tìm "đại bàng" mời về thành phố đầu tư các dự án tầm cỡ ở một số ngành và thành phố sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Ông Phong dẫn...