Cận cảnh hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản
Hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản được người Mỹ đặt tên rất hài hước “cậu bé” và “ông mập”, dù chúng có sức mạnh khủng khiếp.
Vào lúc 8h15 phút sáng (giờ Hiroshima), máy bay ném bom B-29 mang tên “Enola Gay” đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima. Đây được xem là vụ ném bom nguyên tử thứ hai trong lịch sử chiến tranh. Ảnh: Mô hình bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Quả bom nguyên tử này được đặt với cái tên rất hài hước “Little Boy” (nghĩa là cậu bé) nằm trong Dự án Manhattan được Mỹ khởi động từ năm 1939, nằm dưới sự điều hành của Công binh Lục quân Mỹ. Đây là dự án qui mô ngốn tới 2 tỷ USD (tương đương 26 tỷ USD thời giá năm 2015), việc nghiên cứu và chế tạo diễn ra ở hơn 30 vị trí khắp lãnh thổ Mỹ, Anh và Canada. Ảnh: “Cậu bé” nằm trong khu vực bảo quản ở căn cứ trên đảo Tinian (thuộc quần đảo Bắc Mariana) trước khi được đưa lên máy bay.
Bom nguyên tử “Little Boy” có chiều dài 3m, đường kính thân 0,7m, nặng 4 tấn. Việc thiết kế dựa trên phương pháp bắn phá uranium-235 để tạo ra phản ứng hạt nhân. Quá trình này hoàn thành bởi việc bắn một miếng uranium vào trong miếng khác nhờ một vụ nổ. Bom Little Boy có khoảng 64 kg uranium, trong đó có 0.7 kg tham gia phản ứng hạt nhân, và chỉ có khoảng 0.6 g trong số này được chuyển thành năng lượng. Ảnh: Khi đầu hình trụ rỗng có uranium được đẩy (bởi một lượng nổ thông thường) vào mục tiêu dạng hình trụ đặc sẽ tạo ra một vụ nổ hạt nhân.
8h15 phút ngày 6/89, quả bom Little Boy được mở bảo hiểm ở độ cao 9.600m phía trên thành phố Hiroshima, vụ nổ xảy ra ở độ cao khoảng 600m. Sức nổ của Little Boy là 16 kiloton tạo ra vụ nổ tương đương 13 đến 16 nghìn tấn TNT. Ảnh: “Cậu bé” đang được đưa vào khoang bom máy bay B-29 Enola Gay.
Tại hiện trường của vụ ném bom nguyên tử “Little Boy” khoảng 70.000 người bị giết chết trực tiếp do vụ nổ gây ra, và khoảng 70.000 người bị thương. Một số lượng lớn bị chết sau đó do ảnh hưởng của khối lượng hạt nhân bị rơi ra và ung thư. Ảnh: Đám mây hình nấm xuất hiện sau khi “cậu bé” phát nổ ở Hiroshima.
Sau chiến tranh, ít nhất 25 quả bom nguyên tử Little Boy đã được lắp ráp vào năm 1947 và sử dụng cho máy bay tuần tra chống ngầm Lockheed P2V. Tất cả số bom này chính thức ra khỏi biên chế và bị phá hủy vào tháng 1/1951.
Video đang HOT
Quả bom nguyên tử thứ 2 được ném xuống Nhật Bản được định danh là “Fat Man” (ông mập) có kích cỡ rất lớn, khác xa so với Little Boy. Sau vụ đánh bom Nhật Bản, hơn 120 quả bom Fat Man được sản xuất từ 1947-1949, tuy nhiên nó đồng loạt cho nghỉ hưu trong năm 1950. Ảnh: Mô hình tương đương kích thước thật bom Fat Man.
Bom nguyên tử Fat Man có chiều dài 3,25m nhưng đường kính thân lên tới 1,52, trọng lượng 4,63 tấn chỉ nhỉnh hơn một chút so với Little Boy. Tuy nhiên, đường kính thân đã khiến cho Fat Man khiến người ta trông như là to gấp đôi Little Boy.
“Fat Man” là vũ khí hạt nhân thuộc loại kép-sử dụng lõi plutonium. Nó có một hình cầu nhỏ bằng plutonium được đặt ở trong tâm của một khối cầu bằng thuốc nổ mạnh rỗng giữa.
Bom nguyên tử Fat Man đang được đưa vào khoang bom máy bay B-29 mang tên “Block’s Car” do thiếu tá Charles Sweeny điều khiển. Quả bom có sức công phá lớn hơn so với Little Boy, 21 kiloton tương đương 21.000 tấn TNT.
Lúc 11h01 phút ngày 9/8/1945, chiếc B-29 “Block’s Car” ném quả bom hạt nhân Fat Man xuống thành phố Nagasaki, quả bom nổ ở độ cao 550m khiến 40.000 người chết ngay tức thì và khoảng 25.000 người bị thương. Hàng nghìn người bị chết sau đó do bị thương, bị nhiễm độc phóng xạ từ các hạt nhân rơi ra sau vụ nổ. Ảnh: Đám mây hình nấm ở Nagasaki.
Không ảnh chụp trước và sau vụ nổ thành phố Nagasaki.
Theo Kiến Thức
Tại sao Nhật Bản không bắn máy bay ném bom nguyên tử?
Trong cả hai cuộc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật bản đều phát hiện được máy bay mang bom nhưng họ đã không đánh chặn.
Video máy bay ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản giờ ra sao?
Cách đây 70 năm trước, ngày 6-9/8/1945, hai máy bay B-29 của Không lực Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng ngay lập tức, để lại vô số di chứng do phóng xạ tới tận ngày hôm nay. Thực tế, không phải là Nhật Bản không phát hiện được các máy bay B-29 khi tiến vào không phận hai thành phố trên, mà họ đã phát hiện từ khi chúng còn cách rất xa. Tuy nhiên, thay vì đánh chặn hay bắn hạ chúng, lực lượng phòng không - không quân Đế quốc Nhật Bản khi đó đã không coi đó là mối đe dọa lớn.
Theo các tài liệu được giải mã sau này, khoảng một tiếng (ném bom xảy ra lúc 8h15 giờ Hiroshima) trước vụ tấn công khủng khiếp, lực lượng quân đội Nhật Bản bằng radar đã phát hiện một số máy bay Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía Nam (gồm cả Hiroshima). Trước 15 phút vụ tấn công, trạm radar ở Hiroshima đã thấy số lượng máy bay gồm 3 chiếc tiến vào.
Tuy nhiên, ở khoảnh khắc sống còn đó, họ đã bỏ lệnh đánh chặn bằng không quân. Hành động này được cho là để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ. Thậm chí họ còn đánh giá đó là cuộc do thám chứ không phải là đột kích bằng không quân.
Rõ ràng, quân đội Đế quốc Nhật Bản đã bỏ qua "thời gian vàng" chặn đánh máy bay ném bom nguyên tử ngay khi nó còn trên mặt biển. Ảnh: Máy bay ném bom B-29 cùng loại chiếc Enola Gay không kích hạt nhân Hiroshima bị bắn hạ năm 1944.
Lúc 8h15 phút giờ Hiroshima, chiếc B-29 "Enola Gay" thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm thành phố Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600m với đương lượng nổ 13 kiloton ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người.
Thành phố Hiroshima trước khi xảy ra vụ không kích hạt nhân khủng khiếp.
Và đây là quang cảnh sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử, hầu như mọi thứ đều bị thổi bay. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
Trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki sáng 9/8/1945, người Nhật đã phát hiện sự xuất hiện của các máy bay ném bom B-29 từ rất sớm. Lúc 7 giờ 50 phút giờ Nhật Bản, báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8 giờ 30 phút. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10h53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa. Và lúc 11h01 phút, chiếc B-29 "Block's Car" ném quả bom hạt nhân Fat Man xuống Nagasaki, giết người ngay lập tức 70.000 người.
Ảnh quả bom nguyên tử "Little Boy" trước khi được ném xuống Hiroshima.
Sĩ quan điều khiển ném bom Thomas Frebee với máy ngắm Norden gắn trên chiếc B-29 "Enola Gay" sau phi vụ ném bom hạt nhân.
Chiếc Enola Gay trở lại căn cứ sau phi vụ ném bom nguyên tử.
Theo Quang Dũng (Tổng Hợp)
Cây bonsai ba trăm tuổi sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử tại Nhật Hầu như không ai biết về câu chuyện đằng sau cây bonsai 390 tuổi này mãi cho đến ngày 8.3.2001, khi 2 người cháu từ Nhật Bản đến bảo tàng thực vật ở bang Washington để thăm cây mà ông nội họ từng gửi gắm. Cây bonsai 390 năm tuổi vẫn tiếp tục đứng vững cho đến ngày nay - Ảnh: WashPost Moses...