Cần cảnh giác với dấu hiệu hay nôn ói sau ăn, liệt dần một bên ở trẻ nhỏ
Các bác sĩ Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhi 2 tuổi bị phình mạch máu não bẩm sinh.
Bệnh nhi là bé N.P.A.N (nữ, sinh năm 2020, ngụ tại Quảng Bình) nhập viện Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ ngày 19/3 trong tình trạng mệt mỏi, yếu liệt một bên, thị lực kém. Người nhà cho biết, bé thường xuyên bị nôn ói và sặc cháo mỗi khi ăn. Tưởng bé bị bệnh về tiêu hóa, gia đình đã đưa bé đi khám tiêu hóa ở một số bệnh viện và uống thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Một năm trở lại đây, bé còn liệt dần một bên người, không thể dùng tay cầm nắm và cũng không tự đi lại được, mắt bên phải nhìn kém.
Bệnh nhi được chỉ định chụp mạch máu não bằng máy MRI 3 Tesla. Kết quả cho thấy có khối túi phình hình dáng phức tạp, nằm ở vị trí động mạch thân nền, nơi có vùng não điều khiển nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Ê kíp do Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường và cộng sự đã tiến hành can thiệp vào nút tắc các túi phình, tránh cho bệnh nhi bị đột quỵ, xuất huyết não. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhi cải thiện rõ rệt, không còn yếu liệt chi, thị lực trở về bình thường.
Tiến sĩ Trần Chí Cường cho biết, động mạch thân nền là nguồn cấp máu cho cầu não – nơi trung khu thần kinh điều khiển các chứng năng sống của con người như vận động tứ chi, tim mạch, hô hấp, cảm giác, nuốt, nói…Tổn thương tắc động mạch thân nền hay vỡ phình động mạch thân nền có nguy cơ tử vong trên 90%. Vấn đề khó nhất trong trường hợp bé A.N. là túi phình hình thoi dài hơn 30mm, kéo hết cả động mạch thân nền, không có cổ, không có cuống làm cho việc điều trị nút mạch vô cùng khó khăn.
Video đang HOT
Thông qua trường hợp này, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Chí Cường cảnh báo các bậc phụ huynh nên lưu ý khi con có các dấu hiệu bất thường như: ăn thường nôn ói, yếu liệt dần một bên…, hãy nghĩ đến tình huống dị dạng mạch máu não để đi kiểm tra và tầm soát càng sớm càng tốt. Thực tế cho thấy, chứng phình động mạch não vẫn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, chứ không phải chỉ ở người trưởng thành như nhiều người lầm tưởng. Nếu không được phát hiện kịp thời, đây sẽ là nguyên nhân gây đột quỵ khiến trẻ tử vong hoặc sống với nhiều di chứng nặng nề. Nếu phát hiện sớm xử lý tốt thì trẻ sẽ bình phục hoàn toàn, có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.
Chứng phình động mạch não có thể do các vấn đề về mạch máu bẩm sinh (xuất hiện khi mới sinh) xảy ra do bệnh mạch máu theo thời gian, do chấn thương hoặc tổn thương mạch máu. Hầu như tất cả các chứng phình động mạch não đều không có triệu chứng cho đến khi chúng tăng kích thước bắt đầu bị rò rỉ máu. Khi túi phình bị rò rỉ máu, nó được coi là nguyên nhân của đột quỵ xuất huyết và đây là một cấp cứu y tế. Các dấu hiệu và triệu chứng phình động mạch não tương tự đột quỵ, đây cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ xuất huyết não. Sự rò rỉ rất chậm từ một túi phình động mạch não có thể gây đau đầu hoặc một túi phình lớn có thể gây mờ mắt, mất thị lực, mặt xệ xuống.
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với các triệu chứng trên và tất cả đều xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước Theo đó, bệnh nhân cảm thấy hoang mang, tê hoặc yếu các chi, các vấn đề về thị lực, khó đi bộ kèm theo chóng mặt, thiếu phối hợp và khó giữ thăng bằng, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, co giật, mất trí nhớ…
Chảy máu cam: Khi nào cảnh báo dấu hiệu nghiêm trọng?
Hỉ mũi vào khăn giấy và phát hiện có máu cam thường sẽ khiến người bệnh bị sốc.
Chảy máu cam có thể xuất hiện bất ngờ mà không rõ nguyên nhân. Nhưng thông thường, tình trạng này không phải là dấu hiệu đáng phải lo.
Chảy máu cam có thể do một số yếu tố như môi trường có độ ẩm thấp, lạm dụng thuốc xịt mũi, kích ứng với các sản phẩm hóa học hoặc ngoáy mũi gây tổn thương bên trong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu bị chảy máu cam trên 20 phút hoặc máu chảy quá nhiều thì cần phải được chăm sóc y tế ngay. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chảy máu cam là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các thống kê cho thấy khoảng 60% dân số sẽ bị chảy máu cam vào một thời điểm nào đó trong đời. Trong đó, trẻ từ 3 đến 10 tuổi đặc biệt dễ bị chảy máu cam vì các bé thường ngoáy mũi.
Bên trong mũi là lớp niêm mạch chứa đầy các mạch máu nhỏ. Ngoáy mũi có thể làm tổn thương các mạch máu này, gây chảy máu cam. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam có thể hết mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.
Chảy máu cam ở mũi trước thường sẽ nhẹ và dễ kiểm soát. Thế nhưng, chảy máu cam ở mũi sau là do tổn thương các mạch máu ở sau mũi và cổ họng. Trường hợp này có thể cần phải được chăm sóc y tế ngay.
Dấu hiệu nhận biết chảy máu cam cần phải được chăm sóc y tế là máu chảy liên tục hơn 20 phút hoặc lượng máu chảy ra quá nhiều. Trong khi đó, nếu người bị chảy máu cam xuất hiện triệu chứng nôn mửa, khó thở, chảy máu tai hoặc trực tràng thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp chảy máu cam không cần can thiệp y tế khẩn cấp nhưng vẫn cần được bác sĩ kiểm tra. Chẳng hạn, đó là những trường hợp chảy máu cam do tác dụng phụ của thuốc. Trẻ dưới 2 tuổi hoặc người lớn bị chảy máu cam thường xuyên kèm theo các triệu chứng của thiếu máu, da dễ bị bầm tím cũng cần đi bác sĩ khám.
Nếu máu chảy mức độ nhẹ, các chuyên gia khuyến cáo người mắc nên ngồi thẳng dậy chứ không nên nằm. Ngoài ra, sử dụng miếng gạc lạnh để cầm máu. Nhiệt độ lạnh của miếng gạch sẽ giúp các mạch máu co lại và cầm máu.
Hãy hỉ mũi nhẹ nhàng để tống các chất dịch tích tụ bên trong ra ngoài. Kẹp chặt bên mũi bị chảy máu trong khoảng 5 đến 15 phút, sau đó dùng khăn để lau sạch mũi, theo Healthline.
Trẻ nhỏ có cần đi khám hậu Covid-19? Hầu hết các trẻ mắc Covid-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu Covid-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). PGS. TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết hậu Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới...