Cận cảnh dự án hồ chứa nước hơn 550 tỷ đồng ở Kon Tum chậm tiến độ
Hồ chứa nước Đăk Pokei được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ phục vụ nước sinh hoạt, tưới tiêu cho hàng nghìn người dân song dự án này lại đang chậm tiến độ thời gian dài.
Dự án hồ chứa nước Đăk Pokei (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho gần 2.000ha hoa màu và nước sinh hoạt cho hàng chục nghìn người dân tại địa phương, song dự án này lại đang chậm tiến độ thời gian dài.
Theo ghi nhận của PV VTC News tại dự án, đơn vị thi công đang triển khai xây dựng các hạng mục như hồ chứa, đập chính, đập phụ, đường tránh ngập lòng hồ…
Dù đã quá thời hạn từ lâu song nhiều hạng mục vẫn ngổn ngang, thi công ì ạch.
Cách khu vực hồ chứa là các phương tiện và máy móc, khu nhà phục vụ cho việc thi công dự án.
Video đang HOT
Vật liệu ngổn ngang quanh khu vực triển khai dự án.
Chị Y Loan (30 tuổi, thôn 12, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) cho biết, gia đình chị đang sử dụng nước từ dự án nước sạch. Tuy nhiên, có những ngày mưa nước bị đục, vàng nên không thể ăn uống được. Để có nước, gia đình chị phải xin của hàng xóm để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Tương tự, chị Y Cleoh (42 tuổi, xã Đăk Ruồng) cho hay, người dân nơi đây nghe về Dự án hồ chứa nước Đăk Pokei đã lâu song sau nhiều năm chờ đợi, đến nay dự án vẫn chưa mang nước sạch về cho người dân. “Để có nước sử dụng gia đình mình phải đào giếng nhưng nước nhiễm phèn nên không thể ăn uống. Những ngày mưa, gia đình chuẩn bị thùng, xô chậu để hứng nước rồi sử dụng dần”, chị Y Cleoh nói.
Ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch UBND xã Đăk Ruồng, cho biết khi dự án hoàn thành, địa bàn xã sẽ có hơn 700 hộ dân hưởng lợi song đến thời điểm hiện tại chưa có hộ dân nào được cấp nước như kỳ vọng. “Bà con nơi đây ngày, đêm trông ngóng dự án nhanh chóng hoàn thành để sớm có nước sinh hoạt, tưới tiêu. Mong muốn đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để người dân mạnh dạn mở rộng diện tích cây trồng, đầu tư phát triển kinh tế”, ông Hải nói.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc BQL Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị đã có kiến nghị xin điều chỉnh chủ trương dự án và đang đợi các cấp chính quyền xem xét. Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ kéo dài từ 2018 – 2025, giai đoạn 2 sẽ là một dự án khác từ năm 2026 trở đi. Nếu được điều chỉnh sẽ phấn đấu cuối năm 2022 đập sẽ bắt đầu phục vụ cho bà con.
Theo tìm hiểu, Dự án hồ chứa nước Đăk Pokei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt năm 2018 với tổng vốn thực hiện là hơn 553 tỷ đồng. Dự án được giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 (từ 2018 – 2020) tập trung đầu tư các hạng mục để đáp ứng được việc cung cấp nước tưới cho 1.600 ha lúa nước, hoa màu,…và nước sinh hoạt cho 15.000 nhân khẩu tại khu vực xã Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy). Giai đoạn 2 triển khai sau năm 2020, sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại để đáp ứng việc cung cấp nước tưới thêm cho 400 ha lúa nước, hoa màu…và nước sinh hoạt cho 20.000 nhân khẩu tại khu vực xã Đăk Bla (TP Kon Tum). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa hoàn thành giai đoạn 1.
Người dân kêu cứu vì bùn đất từ công trình gây tắc cống, ngập đường
Từ đầu mùa mưa đến nay, con đường số 6 thuộc phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM liên tục ngập nặng sau mỗi trận mưa và nước ứ đọng nhiều ngày mới rút hết.
Hàng trăm hộ dân sống trên đoạn đường này bức xúc cho biết, đây là hậu quả của việc thi công dự án chung cư trên địa bàn không tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng.
Thời điểm công trình chưa tạm dừng thi công, mặt tiền nhà của người dân lúc nào cũng giống con sông.
Dù mấy hôm nay thời tiết khô ráo nhưng con đường số 6 đoạn gần giao với Quốc lộ 13 thuộc phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức chi chít những cái "ao" giữa đường, mặt đường gồ ghề, lởm chởm sỏi đá.
Theo người dân sinh sống ở đây, kể từ ngày dự án xây dựng chung cư Green View Garden thi công, đoạn đường này thường xuyên bị ngập sâu sau mỗi trận mưa to và nước ứ đọng nhiều ngày mới rút hết. Nguyên nhân gây ngập được cho là do bùn đất thải từ công trình được xả thẳng ra cống thoát nước hiện hữu, gây nghẹt cống.
Mặt đường cũng bị tàn phá bởi xe tải trọng lớn thường xuyên ra vào công trình.
"Mỗi lần xe tải vào công trường là đất sình bám vào xe, trước khi đi ra đường thì họ xịt nước rửa xe. Cứ làm liên tục như vậy bùn đất sình trôi vào cống. Vì công trường này không có đường cống riêng, mà họ chỉ làm một đường cống nhỏ để chui vào đường cống chính của khu dân cư, kiểu như xài ké đường cống. Thành thử ra đường cống bị nghẹt là do vậy", ông Trần Đại Phước, người dân sống ở khu vực đường số 6 cho biết.
Cống nghẹt, hễ trời mưa là con đường số 6 phía trước công trường xây dựng chung cư trên lại biến thành cái "ao" kéo dài hàng trăm mét. Mặt đường lênh láng nước, khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Một số hộ kinh doanh ở đường này phải đóng cửa do đường bị ngập úng kéo dài. Người đi đường rất bất bình.
Cái "ao" khổng lồ giữa đường số 6, phía trước công trường.
"Ngày xưa buôn bán đông khách, bây giờ đường vắng tanh. Nước ngập ngụa vậy có ai đi đường này đâu. Người ta toàn đi đường 520 bên kia. Từ khi làm chung cư này, cứ mưa lớn là đường ngập, nước tràn vào nhà. Giờ nhà nào cũng phải nâng nền vì không nâng là bị ngập", bà Trần Thị Hiền, chủ cửa hàng đồ gia dụng trên đường số 6, phường Hiệp Bình Phước bức xúc nói.
Tưởng chừng sẽ được "thơm lây" từ những tiện ích mà dự án chung cư đem lại, không ngờ dự án lại kéo theo nhiều hệ lụy đến cuộc sống của người dân nơi đây. Người dân sinh sống tại đường số 6 cho biết, họ đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị vấn đề trên đến chính quyền địa phương.
Theo quan sát, hầu hết các miệng cống trên đường số 6 đều bị lấp đầy bởi bùn đất, khiến nước không thể thoát.
Đại diện UBND phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức xác nhận, có nắm được sự việc trên và đã yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình.
"Vừa rồi phường phối hợp với khu phố đã làm việc với chủ đầu tư. Chủ đầu tư cũng đồng ý tạm ngưng thi công và đang liên hệ UBND TP.Thủ Đức để xin giấy phép xây dựng hệ thống thoát nước cho công trình", ông Huỳnh Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Phước cho hay.
Chủ đầu tư dự án có bố trí máy bơm hút nước mỗi khi mưa lớn, nhưng tình trạng ngập vẫn diễn ra mỗi khi mưa lớn.
Không chỉ gây ngập đường, mà mặt đường cũng bị tàn phá bởi xe tải trọng lớn thường xuyên ra vào công trình. Người dân mong mỏi đơn vị có trách nhiệm sớm có biện pháp khắc phục về lâu dài, để hết cảnh cứ mưa lớn là đường mênh mông nước.
Tăng tốc giải ngân hơn 30.000 tỷ đồng vốn các dự án giao thông Năm 2022, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước tổng số 50.328 tỷ đồng. Theo rà soát của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), 6 tháng đầu năm 2022, ngành Giao thông đã giải ngân các dự án hạ tầng được khoảng 17.200 tỷ đồng, đạt 34,2% kế hoạch, nhưng khối...